Ngọc Thu
Posted by adminbasam on
14/02/2016
Bài báo Quân Đội Nhân Dân, số 6345, ngày 15
tháng 2 năm 1979 có tựa đề: “Bị vong lục của Bộ Ngoại giao ta về việc nhà cầm
quyền Trung Quốc tăng cường những hoạt động vũ trang ở biên giới Việt Nam và
ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam“. Trong văn bản này, Bộ Ngoại
giao CSVN đã lên án Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Xin
được đánh máy và chụp lại toàn bộ nội dung văn bản ngoại giao này để độc giả có
thêm thông tin về những gì đã diễn ra trên đất nước ta 37 năm trước:
“Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được
hoạch định trong các Công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà
Thanh (Trung Quốc) trong những năm 1887, 1895 và đã được chính thức cắm mốc.
Xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống giữa nhân
dân hai nước, trong những năm 1957-1958, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã
thỏa thuận với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ nguyên trạng đường biên
giới do lịch sử để lại, coi việt giải quyết mọi vấn đề về biên giới và lãnh thổ
là thuộc thẩm quyền của Chính phủ hai nước, và chủ trương giải quyết mọi tranh
chấp có thể xảy ra bằng thương lượng.
Theo tinh thần của sự thỏa thuận đó, đại diện chính
quyền các cấp ở vùng biên giới hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành nhiều
cuộc hội đàm về các vấn đề liên quan đến biên giới trong phạm vi quyền hạn của
địa phương. Đại diện Chính phủ hai nước cũng đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc
và đàm phán về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Từ trước đến nay, phía Việt Nam luôn luôn giữ đúng sự
thỏa thuận giữa Trung ương hai Đảng, cố gắng hết sức mình góp phần làm cho đường
biên giới Việt- Trung trở thành một đường biên giới hữu nghị.
Song, do những ý đồ đen tối, từ lâu nhà cầm quyền
Trung Quốc đã vi phạm sự thỏa thuận năm 1957-1958 giữa Trung ương hai Đảng, từng
bước gây ra những sự kiện biên giới ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.
Từ năm 1957 đến năm 1977, bằng nhiều thủ đoạn xấu
xa, họ đã lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở hơn 50 điểm trên toàn tuyến biên giới gồm
6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên SƠn, Hà Tuyên và Lai Châu.
Đó là chưa kể những vùng đất mà từ trước 1957 họ đã quản lý vượt quá đường biên
giới lịch sử.
No comments:
Post a Comment