Nguyễn Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com
- 21/02/2016)
Là
tòa án cao nhất trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ để xét xử những vụ án quan trọng
nhất trong cuộc sống của người Mỹ, đáng lẽ Tối Cao Pháp Viện (TCPV) phải được
điều hành bởi 9 vị chánh thẩm (CT) chí công, vô tư; nhưng thực tế lại không được
như vậy.
Cả 9 vị CT đều chỉ là 9 chính khách đặt lý tưởng chính trị quan trọng hơn nguyên tắc công bằng; TCPV lại cũng sinh hoạt bằng cách bỏ phiếu như hai viện quốc hội, và khối đa số vẫn đè bẹp khối thiểu số, dù phán quyết được thông qua có công bằng hay không.
Từ nhiều chục năm nay TCPV được xây dựng trên tương quan bốn chánh thẩm (CT) Dân Chủ, và năm CT Cộng Hòa; tương quan này đang bị xáo trộn vì một vị CT Cộng Hòa -ông Antonin Scalia- vừa thất lộc, tạo ra tình trạng mất thăng bằng: bốn CT Dân Chủ đối diện với bốn CT Cộng Hòa. Tương quan giữa bốn với bốn, đáng lẽ phải coi là thăng bằng, nhưng lại vấp phải tình trạng vô dụng -vì nếu bốn CT Cộng Hòa bỏ phiếu cấm phụ nữ ngừa thai, và bốn CT Dân Chủ bỏ phiếu tôn trọng quyền ngừa thai của phụ nữ, thì ... huề, vô luật lệ ai muốn làm gì thì làm.
Cả 9 vị CT đều chỉ là 9 chính khách đặt lý tưởng chính trị quan trọng hơn nguyên tắc công bằng; TCPV lại cũng sinh hoạt bằng cách bỏ phiếu như hai viện quốc hội, và khối đa số vẫn đè bẹp khối thiểu số, dù phán quyết được thông qua có công bằng hay không.
Từ nhiều chục năm nay TCPV được xây dựng trên tương quan bốn chánh thẩm (CT) Dân Chủ, và năm CT Cộng Hòa; tương quan này đang bị xáo trộn vì một vị CT Cộng Hòa -ông Antonin Scalia- vừa thất lộc, tạo ra tình trạng mất thăng bằng: bốn CT Dân Chủ đối diện với bốn CT Cộng Hòa. Tương quan giữa bốn với bốn, đáng lẽ phải coi là thăng bằng, nhưng lại vấp phải tình trạng vô dụng -vì nếu bốn CT Cộng Hòa bỏ phiếu cấm phụ nữ ngừa thai, và bốn CT Dân Chủ bỏ phiếu tôn trọng quyền ngừa thai của phụ nữ, thì ... huề, vô luật lệ ai muốn làm gì thì làm.
Bốn
CT bên phải là thành phần Dân Chủ, và năm CT bên trái là Cộng Hòa, CT Kennedy
thỉnh thoảng xé rào bầu Dân Chủ
Người
có bổn phận đề cử một luật gia khác trám vào chỗ trống mới tạo ra, do sự ra đi
của CT Scalia là Tổng Thống Obama; ông coi bổn phận đó là cơ may giúp ông có thể
đề cử một vị chánh án có xu hướng Dân Chủ vào TCPV để thay đổi tương quan cũ 5
CH-4 DC thành 5 DC-4 CH, nghiêng phần đa số về phía quý vị CT Dân Chủ. Ông sốt
sắng muốn làm ngay.
Hôm thứ Ba 2/16, ngay sau khi chấm dứt Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Nam Á -đối phó với việc Trung Cộng đem vào Biển Đông nhiều hỏa tiễn phòng không, và một phi đoàn trực thăng; Tổng Thống Barack Obama đã quay vội trở lại với tình trạng TCPV bế tắc do cái chết của CT Scalia tạo ra. Ông muốn bắt tay ngay vào việc tuyển chọn vị CT thứ 9.
Nhưng tổng thống chỉ có quyền chỉ định một luật gia khác thay vào chỗ trống do chánh thẩm Scalia để lại, quyền tối hậu -tấn phong hay không- nằm trong tay Thượng Viện; và Thượng Viện đang do 54 nghị sĩ Cộng Hòa thao túng. Họ quyết định không cứu xét, cũng không tấn phong ai cả, mà chỉ wait and see, chờ cho đến cuộc bầu cử tháng 11 này, hy vọng một chính khách Cộng Hòa sẽ được bầu lên thay Tổng Thống Obama. Chính khách Cộng Hòa đang dẫn đầu những ứng cử viên khác là ông Donald Trump.
Hôm thứ Ba 2/16, ngay sau khi chấm dứt Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Nam Á -đối phó với việc Trung Cộng đem vào Biển Đông nhiều hỏa tiễn phòng không, và một phi đoàn trực thăng; Tổng Thống Barack Obama đã quay vội trở lại với tình trạng TCPV bế tắc do cái chết của CT Scalia tạo ra. Ông muốn bắt tay ngay vào việc tuyển chọn vị CT thứ 9.
Nhưng tổng thống chỉ có quyền chỉ định một luật gia khác thay vào chỗ trống do chánh thẩm Scalia để lại, quyền tối hậu -tấn phong hay không- nằm trong tay Thượng Viện; và Thượng Viện đang do 54 nghị sĩ Cộng Hòa thao túng. Họ quyết định không cứu xét, cũng không tấn phong ai cả, mà chỉ wait and see, chờ cho đến cuộc bầu cử tháng 11 này, hy vọng một chính khách Cộng Hòa sẽ được bầu lên thay Tổng Thống Obama. Chính khách Cộng Hòa đang dẫn đầu những ứng cử viên khác là ông Donald Trump.
Thiếu vị chánh thẩm thứ 9, Tối Cao Pháp Viện sẽ tê liệt vì không phán quyết được việc gì cả với tỉ số 4 phiếu thuận-4 phiếu chống; nhưng quý vị nghị sĩ Cộng Hòa quyết định thà để tòa án cao nhất nước tê liệt còn hơn chấp nhận một thành phần 5 vị CT Dân Chủ lấn lướt 4 vị CT Cộng Hòa.
Antonin
Scalia
Thành
viên Thượng Viện thi nhau lên tiếng bênh vực viễn ảnh TCPV ngồi chơi, xơi nước.
Nghị Sĩ Rob Portman (CH-Ohio) nói, “giải pháp tốt nhất là để người công dân Hoa Kỳ quyết định xem nhân vật nào sẽ chỉ định vị chánh thẩm có quyền trọn đời ngồi đó xét xử lối sống cho nhiều thế hệ sắp tới.”
Những chữ “để người công dân Hoa Kỳ quyết định” người nào có quyền chỉ định nhân vật thay thế ông Scalia dụng ý nói là để chờ cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Câu nói này trắng trợn phủ nhận việc Tổng Thống Obama cũng đã là người được 65,915,796 cử tri bầu lên năm 2012.
Ông Portman sẽ không nói như vậy, nếu người đang ngồi ghế tổng thống để chỉ định thành viên thứ 9 của TCP V là một chánh khách Cộng Hòa. Nghị Sĩ Pat Toomey (CH-Pa.) đề nghị,“Tôi tin là Thượng Viện không nên cứu xét và tấn phong vị chánh thẩm thay thế chánh thẩm Scalia trước ngày toàn dân bầu lên một vị tân tổng thống.”
Nghị Sĩ Kelly Ayotte (CH-N.H.) cũng phát ngôn tương tự, chống lại hiến quyền của tổng thống Obama -chỉ định vị chánh thẩm thứ 9 để Tối Cao Pháp Viện có đủ túc số cần thiết. Trưởng khối đa số Cộng Hòa Thượng Viện, Nghị Sĩ Mitch McConnell còn khuyên tổng thống Obama không nên nghĩ đến việc đề cử người thay thế CT Scalia, vì Thượng Viện sẽ không tổ chức phiên họp để nghe điều trần và tấn phong.
Trong thế mạnh của Thượng Viện Cộng Hòa có một điểm yếu: nhiều nghị sĩ phải tái tranh cử vào tháng 11 này, và quý vị đó không muốn có thái độ lãng công coi thường cử tri -họ tỏ ra nhân nhượng hơn.
Nữ Nghị Sĩ Lisa Murkowski (CH-Alaska) nói, Thượng Viện cần mở điều trần và nghe nhân vật được hành pháp đề cử vào TCPV. Nghị Sĩ Charles E. Grassley (R-Iowa) trưởng tiểu ban Tư Pháp Thượng Viện, và Nghị Sĩ Thom Tillis (CH-North Carolina) cũng khuyến cáo Thượng Viện nên chờ xem tổng thống đề cử nhân vật nào, trước khi có thái độ tẩy chay.
Tinh thần chia rẽ của Thượng Viện quả đáng nể. Thật ra chia rẽ chỉ là món ăn thường ngày của người Mỹ, nhưng lần này, chia rẽ đạt đến một kỷ lục mới cho Hoa Kỳ -quốc gia đang chiếm nhiều kỷ lục nhất thế giới: quân đội hùng mạnh nhất, kỹ nghệ tối tân nhất, khoa học tiến bộ nhất, và chia rẽ nội bộ cũng khủng khiếp nhất, không nước nào theo kịp.
Trên bình diện công dân, người Mỹ Đen bị liệt vào loại công dân hạng hai, người Mỹ Trắng là công dân hạng nhất, người Mỹ da mầu đứng lưng chừng, giữa hạng nhất và hạng hai; loại chia rẽ này được gọi là chia rẽ theo chiều ngang, chia 319 triệu công dân Mỹ thành ba lớp -lớp trắng trên mặt, lớp đen dưới đáy, và lớp không trắng, không đen nằm giữa.
Trên bình diện chính trị, hai chính đảng thường xuyên và quyết liệt chống đối nhau -lập pháp Cộng Hòa cương quyết chống lại mọi chính sách của hành pháp Dân Chủ, dù chính sách đó chỉ là luật ObamaCare, chủ trương giúp người bệnh có thể đi bác sĩ để được chăm sóc; hoặc luật lương tối thiểu, giúp người công nhân có được đồng lương đủ nuôi sống gia đình. Tình trạng chia rẽ này thể hiện theo chiều dọc, vì hành pháp và lập pháp là hai quyền biệt lập và ngang bằng với nhau.
Không bỏ qua cơ may thay đổi tương quan nhân sự trong thành phần CT của TCPV, tổng thống Obama chắc chắn sẽ nhanh chóng đề cử một vị chánh án điền khuyết vào chỗ trống; mặt khác không chấp nhận tương quan 5DC-4CH, chắc chắn Thượng Viện Cộng Hòa sẽ bác bỏ không tấn phong nhân vật này.
Nghị Sĩ Rob Portman (CH-Ohio) nói, “giải pháp tốt nhất là để người công dân Hoa Kỳ quyết định xem nhân vật nào sẽ chỉ định vị chánh thẩm có quyền trọn đời ngồi đó xét xử lối sống cho nhiều thế hệ sắp tới.”
Những chữ “để người công dân Hoa Kỳ quyết định” người nào có quyền chỉ định nhân vật thay thế ông Scalia dụng ý nói là để chờ cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Câu nói này trắng trợn phủ nhận việc Tổng Thống Obama cũng đã là người được 65,915,796 cử tri bầu lên năm 2012.
Ông Portman sẽ không nói như vậy, nếu người đang ngồi ghế tổng thống để chỉ định thành viên thứ 9 của TCP V là một chánh khách Cộng Hòa. Nghị Sĩ Pat Toomey (CH-Pa.) đề nghị,“Tôi tin là Thượng Viện không nên cứu xét và tấn phong vị chánh thẩm thay thế chánh thẩm Scalia trước ngày toàn dân bầu lên một vị tân tổng thống.”
Nghị Sĩ Kelly Ayotte (CH-N.H.) cũng phát ngôn tương tự, chống lại hiến quyền của tổng thống Obama -chỉ định vị chánh thẩm thứ 9 để Tối Cao Pháp Viện có đủ túc số cần thiết. Trưởng khối đa số Cộng Hòa Thượng Viện, Nghị Sĩ Mitch McConnell còn khuyên tổng thống Obama không nên nghĩ đến việc đề cử người thay thế CT Scalia, vì Thượng Viện sẽ không tổ chức phiên họp để nghe điều trần và tấn phong.
Trong thế mạnh của Thượng Viện Cộng Hòa có một điểm yếu: nhiều nghị sĩ phải tái tranh cử vào tháng 11 này, và quý vị đó không muốn có thái độ lãng công coi thường cử tri -họ tỏ ra nhân nhượng hơn.
Nữ Nghị Sĩ Lisa Murkowski (CH-Alaska) nói, Thượng Viện cần mở điều trần và nghe nhân vật được hành pháp đề cử vào TCPV. Nghị Sĩ Charles E. Grassley (R-Iowa) trưởng tiểu ban Tư Pháp Thượng Viện, và Nghị Sĩ Thom Tillis (CH-North Carolina) cũng khuyến cáo Thượng Viện nên chờ xem tổng thống đề cử nhân vật nào, trước khi có thái độ tẩy chay.
Tinh thần chia rẽ của Thượng Viện quả đáng nể. Thật ra chia rẽ chỉ là món ăn thường ngày của người Mỹ, nhưng lần này, chia rẽ đạt đến một kỷ lục mới cho Hoa Kỳ -quốc gia đang chiếm nhiều kỷ lục nhất thế giới: quân đội hùng mạnh nhất, kỹ nghệ tối tân nhất, khoa học tiến bộ nhất, và chia rẽ nội bộ cũng khủng khiếp nhất, không nước nào theo kịp.
Trên bình diện công dân, người Mỹ Đen bị liệt vào loại công dân hạng hai, người Mỹ Trắng là công dân hạng nhất, người Mỹ da mầu đứng lưng chừng, giữa hạng nhất và hạng hai; loại chia rẽ này được gọi là chia rẽ theo chiều ngang, chia 319 triệu công dân Mỹ thành ba lớp -lớp trắng trên mặt, lớp đen dưới đáy, và lớp không trắng, không đen nằm giữa.
Trên bình diện chính trị, hai chính đảng thường xuyên và quyết liệt chống đối nhau -lập pháp Cộng Hòa cương quyết chống lại mọi chính sách của hành pháp Dân Chủ, dù chính sách đó chỉ là luật ObamaCare, chủ trương giúp người bệnh có thể đi bác sĩ để được chăm sóc; hoặc luật lương tối thiểu, giúp người công nhân có được đồng lương đủ nuôi sống gia đình. Tình trạng chia rẽ này thể hiện theo chiều dọc, vì hành pháp và lập pháp là hai quyền biệt lập và ngang bằng với nhau.
Không bỏ qua cơ may thay đổi tương quan nhân sự trong thành phần CT của TCPV, tổng thống Obama chắc chắn sẽ nhanh chóng đề cử một vị chánh án điền khuyết vào chỗ trống; mặt khác không chấp nhận tương quan 5DC-4CH, chắc chắn Thượng Viện Cộng Hòa sẽ bác bỏ không tấn phong nhân vật này.
Bế tắc kinh niên trên mọi bình diện đã đủ chưa, và có nêu lên câu hỏi, "chính sách lưỡng đảng, mỗi đảng phục vụ một giai cấp kinh tế, có đúng là chính sách tốt nhất cho Hoa Kỳ hay không?"
Các
tin khác
• Job
mới của Dũng (17-02-2016)
• Cảnh
sát viên người Mỹ gốc Á (16-02-2016)
• Nguyễn
Đạt Thịnh: Che dấu (13-02-2016)
• Trò
đùa tai ngược (11-02-2016)
• Bốn
người đánh một (09-02-2016)
• Quả
bóng trên sân Mỹ (07-02-2016)
• Cử
tri bất mãn (03-02-2016)
• Biển
Đông gợn sóng (01-02-2016)
• Nguyễn
Đạt Thịnh: Nổi loạn (30-01-2016)
• Con
đường buôn lụa (27-01-2016)
------------------------------
Kính thưa quý vị độc giả,
Nếu quý vị đánh giá bài báo này là “đọc được,” tác giả trân trọng mời quý vị đọc thêm 73 bài nữa được tuyển chọn và in trên 540 trang giấy vàng lợt, khổ 6x9, trình bày trang nhã, đầy đủ hình ảnh, sách đóng chỉ, bìa cứng, giá $30. Độc giả ngoài Hoa Kỳ xin giúp thêm $10 cước phí (trong tổng số trên $22)
Mua sách xin quý vị gửi chi phiếu về địa chỉ: Nguyễn Đạt Thịnh, 515 Crestwater Ct.
Houston, TX 77082.
Kính thưa quý vị độc giả,
Nếu quý vị đánh giá bài báo này là “đọc được,” tác giả trân trọng mời quý vị đọc thêm 73 bài nữa được tuyển chọn và in trên 540 trang giấy vàng lợt, khổ 6x9, trình bày trang nhã, đầy đủ hình ảnh, sách đóng chỉ, bìa cứng, giá $30. Độc giả ngoài Hoa Kỳ xin giúp thêm $10 cước phí (trong tổng số trên $22)
Mua sách xin quý vị gửi chi phiếu về địa chỉ: Nguyễn Đạt Thịnh, 515 Crestwater Ct.
Houston, TX 77082.
No comments:
Post a Comment