Thứ Ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt chân đến Hoa Kỳ để
dự hội nghị cấp cao đặc biệt giữa Asean và Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 15
tháng 1 năm 2016.
Trước chuyến đi này của ông Dũng, nhiều nguồn tin đã loan báo ông Dũng sẽ không đi, thay thế vào đó là ông Phạm Bình Minh bộ trưởng ngoại giao.
Hãng thông tấn BBC loan một bản tin tương như vậy, vài giờ sau trang tin này đưa một bản tin tiêu đề khá ngộ nghĩnh.
Thủ tướng Dũng đổi ý giờ chót gặp Obama.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160212_pm_dung_sunnylands_summit
Mọi lý giải đều cho rằng ĐCSVN không muốn ông Dũng đi, nhưng vì đòi hỏi của Hoa Kỳ nên bắt buộc phải để ông Dũng đi trên tư cách đứng đầu phái đoàn Việt Nam.
Với chế độ như cộng sản Việt Nam, việc ông Dũng đi hay không đi đều có thể xảy ra. Dự một hội nghị quan trọng như vậy tại Hoa Kỳ, các uỷ viên BCT nào của Việt Nam cũng thèm muốn được ra mắt trong vai trò đứng đầu. Trong khi ông Dũng đã không còn giữ chức gì trong đảng CS sau đại hội 12 vừa qua. Nhưng thông lệ của hội nghị, các phái đoàn đến phải là nguyên thủ quốc gia như tổng thống, thủ tướng mới tương xứng với tầm quan trọng của hội nghị. Thế nên việc ông Dũng đi sang Mỹ dự hội nghị này là phù hợp với thông lệ.
Nhân dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, các bộ phận ngoại giao Việt Nam tại Hoa Kỳ đi chúc Tết một số kiều bào, các cán bộ ngoại giao ở đây đã nhắc nhở một số kiều bào không nên tiếp xúc với thủ tướng khi ông Dũng đến Hoa Kỳ dự hội nghị này.
Như vậy, việc ông Dũng đi đến Hoa Kỳ lần này đã có trong một kế hoạch dự phòng định trước. Việc không công bố và tung những tin hoả mù của chế độ để nhằm mục đích là, nếu buộc phải để Dũng đi, thì tin như vậy sẽ ngăn cản những kiều bào vốn thường xuyên có quan hệ tốt với chế độ CS không tiếp xúc với thủ tướng, qua đó khiến cho uy tín của thủ tướng giảm đi trong mắt dư luận. Việc này càng rõ hơn khi đến chiều ngày 15 tháng 2 khi mà Nguyễn Tấn Dũng đã đến Hoa Kỳ một ngày. Nhiều tờ báo lớn trong nước không đưa tin hoặc đưa tin rất sơ sài ở mục nhỏ. Duy nhất có tờ Dân Trí đưa tin lấy lại từ Thông Tấn Xã Việt Nam, những tấm hình cho thấy chỉ hai người Việt ra đón thủ tướng trong đó một người là phiên dịch và một phụ nữ ôm bó hoa như đi chợ. Một cảnh đón tiếp nhạt nhẽo nhất từ trước đến nay của của kiều bào Hoa Kỳ với thủ tướng Dũng.
Trước chuyến đi này của ông Dũng, nhiều nguồn tin đã loan báo ông Dũng sẽ không đi, thay thế vào đó là ông Phạm Bình Minh bộ trưởng ngoại giao.
Hãng thông tấn BBC loan một bản tin tương như vậy, vài giờ sau trang tin này đưa một bản tin tiêu đề khá ngộ nghĩnh.
Thủ tướng Dũng đổi ý giờ chót gặp Obama.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160212_pm_dung_sunnylands_summit
Mọi lý giải đều cho rằng ĐCSVN không muốn ông Dũng đi, nhưng vì đòi hỏi của Hoa Kỳ nên bắt buộc phải để ông Dũng đi trên tư cách đứng đầu phái đoàn Việt Nam.
Với chế độ như cộng sản Việt Nam, việc ông Dũng đi hay không đi đều có thể xảy ra. Dự một hội nghị quan trọng như vậy tại Hoa Kỳ, các uỷ viên BCT nào của Việt Nam cũng thèm muốn được ra mắt trong vai trò đứng đầu. Trong khi ông Dũng đã không còn giữ chức gì trong đảng CS sau đại hội 12 vừa qua. Nhưng thông lệ của hội nghị, các phái đoàn đến phải là nguyên thủ quốc gia như tổng thống, thủ tướng mới tương xứng với tầm quan trọng của hội nghị. Thế nên việc ông Dũng đi sang Mỹ dự hội nghị này là phù hợp với thông lệ.
Nhân dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, các bộ phận ngoại giao Việt Nam tại Hoa Kỳ đi chúc Tết một số kiều bào, các cán bộ ngoại giao ở đây đã nhắc nhở một số kiều bào không nên tiếp xúc với thủ tướng khi ông Dũng đến Hoa Kỳ dự hội nghị này.
Như vậy, việc ông Dũng đi đến Hoa Kỳ lần này đã có trong một kế hoạch dự phòng định trước. Việc không công bố và tung những tin hoả mù của chế độ để nhằm mục đích là, nếu buộc phải để Dũng đi, thì tin như vậy sẽ ngăn cản những kiều bào vốn thường xuyên có quan hệ tốt với chế độ CS không tiếp xúc với thủ tướng, qua đó khiến cho uy tín của thủ tướng giảm đi trong mắt dư luận. Việc này càng rõ hơn khi đến chiều ngày 15 tháng 2 khi mà Nguyễn Tấn Dũng đã đến Hoa Kỳ một ngày. Nhiều tờ báo lớn trong nước không đưa tin hoặc đưa tin rất sơ sài ở mục nhỏ. Duy nhất có tờ Dân Trí đưa tin lấy lại từ Thông Tấn Xã Việt Nam, những tấm hình cho thấy chỉ hai người Việt ra đón thủ tướng trong đó một người là phiên dịch và một phụ nữ ôm bó hoa như đi chợ. Một cảnh đón tiếp nhạt nhẽo nhất từ trước đến nay của của kiều bào Hoa Kỳ với thủ tướng Dũng.
Điều khác lạ hơn là những người an ninh bảo vệ Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến đi này đều từ Việt Nam sang cùng. Thông thường khi Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹ sẽ có đội an ninh lấy từ đại sứ quán, lãnh sự quán đến phối hợp để bảo vệ an ninh. Bởi mỗi khi ông Dũng đến Hoa Kỳ làm việc với chính phủ sở tại hay các tổ chức thương mại, quốc tế đóng tại đây, ông đều có những cuộc gặp gỡ bên ngoài với các cộng đồng người Việt. Việc tham gia của đội ngũ an ninh Việt Nam ở Hoà Kỳ sẽ giúp thủ tướng lựa chọn được những địa điểm, những con người người phù hợp để ông tiếp xúc, nói chuyện. Nhưng có thể lần này không cần thiết đến các an ninh Việt Nam tại Hoà Kỳ, bởi ông Dũng không được phép tiếp xúc tự do bên ngoài hội nghị như mọi lần trước nữa.
Ở hội nghị cấp cao này, Hoa Kỳ muốn tác động thắt chặt quan hệ với các nước Asean để ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc. Bởi vậy trước hội nghị này, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã phải trực tiếp vận động những nước trong khối Asean có lập trường nghiêng về phía Trung Quốc như Lào, Cam Pố thay đổi thái độ bấy lâu. Qua những động thái như vậy của Hoa Kỳ , dễ nhận thấy Hoa Kỳ rất coi trọng tầm vóc của hội nghị này và sốt sắng muốn nhanh chóng đạt được những thoả thuận đồng nhất giữa các nước Asean với Hoa Kỳ về kinh tế và an ninh hàng hải, an ninh khu vực.
Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm tiếng nói ủng hộ mình trong vấn đề biển Đông cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ phát triển kinh tế. Lẽ ra với những mục tiêu hứa hẹn tốt đẹp như vậy, báo chí Việt Nam phải hăng hái đưa tin cổ vũ, ca ngợi.
Thế nhưng sự lạnh nhạt của truyền thông Việt Nam cho thấy, phải chăng chế độ Việt Nam không mặn mà gì với hội nghị này. Nguyên nhân đó chỉ là muốn giảm uy tín của cá nhân Nguyễn Tấn Dũng.? Nếu thế thật tai hại, không thể vì muốn giảm uy tín một cá nhân mà không thông tin cung cấp cho người dân biết về những cơ hội phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền của đất nước.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhAwENBpGORGftDJBYg7MDYnWQFahXH9ub2jyFEuIG3dcSg_fWisfAVeSek2XtovSlY81Hq4PMm52N6YkbnRC6xD7s6Iw0xh6Tuz2JeDu1TD6FVic8TeQVu80izwf6Txva-Q-bGUOC8obU/s320/thu-tuong1-1455499886.jpg
Hay còn có nguyên nhân khác, là Việt Nam e ngại Trung Quốc nên không muốn nhắc nhở nhiều đến chuyến đi này. Nếu thế là quá nguy hại, chứng tỏ Việt Nam chưa thể thoát được sự điều khiển của Trung Quốc. Như vậy thì kết quả mà đoàn Việt Nam đến Hoa Kỳ lần này sẽ chẳng có tiến triển gì trong cái gọi là tăng cường đấu tranh ngoại giao để bảo vệ chủ quyền như họ vẫn nói.
Dù ông Dũng không còn là gì đi nữa trong Đảng CSVN. Nhưng hôm nay ông đến Hoa Kỳ trong vai trò là một nguyên thủ Việt Nam, để làm về những việc quan trong gắn với sự phát triển và bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh, thông tin mà Thông Tấn Xã Việt Nam cung cấp cho bạn đọc về cuộc đón tiếp ông Dũng tại Hoa Kỳ thật sơ sài, thiếu lửa nếu như không nói là tệ hại. Đến lúc này thì hình ảnh của ông Dũng có mặt tại hội nghị cấp cao Asean - Hoa Kỳ là hình ảnh đất nước. Không nên vì những hẹp hòi cá nhân mà chỉ đạo báo chí đưa tin, ảnh thiếu sinh khí như vậy về chuyến đi của ông Dũng.
Còn nếu như vì sợ Trung Quốc mà đưa tin như vậy, thật chẳng còn gì để nói về cái đảng cộng sản Việt Nam.
Được đăng bởi Thanhhieu
Hieubui vào lúc 06:19
No comments:
Post a Comment