Ngọc
Lan/Người Việt
Wednesday, February 3, 2016 11:29:35 AM
Bài
liên quan
-----------------
WESTMINSTER
(NV) - Ngay sau khi bài báo “Chuyện 'thoát chết' của tài xế taxi bị 3 tù
vượt ngục bắt cóc” xuất hiện trên website Người Việt Online vào tối Thứ Ba,
ngay lập tức một số đài truyền hình của Mỹ đã liên lạc với phóng viên Người Việt
qua email nhờ sắp xếp cho họ có những cuộc phỏng vấn với ông Mã Long vào sáng
Thứ Tư “càng sớm càng tốt.”
Mặc dù chỉ đồng ý hẹn làm cuộc phỏng vấn cho đài số
7 KABC Eyewitness News vào lúc 10 giờ sáng ngay tại tòa soạn nhật báo Người Việt,
và lúc 10:30 sáng với hãng thông tấn AP, thế nhưng chưa đến 10 giờ 30 thì nhiều
đài truyền hình khác như KCAL9 News, KTLA, 4 News, FOX News... cũng đã “ngửi được
tin” nên hối hả mang xe “chuyên dụng” cùng giàn giá đến Người Việt để quay
phim, phỏng vấn nhân vật đặc biệt này.
Các phóng viên đang đặt câu hỏi với ông Mã Long.
(Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
Người
tài xế may mắn trước ống kính truyền hình Mỹ
Ông Mã Long, người tự cho rằng “đã nắm chắc 99% cái
chết trong tay,” lái chiếc xe Honda Civic 2015 màu xám, đây đó nơi cửa sau xe,
nơi nắp cốp xe còn sót lại vài dấu tem màu vàng mà cảnh sát dán vào trong lúc
điều tra những ngày trước đó, đến tòa soạn Người Việt đúng giờ hẹn.
Dù đã 74 tuổi (ông khai sụt lại một tuổi so với cuộc
phỏng vấn ngày hôm trước) và mang nhiều chứng bệnh “tiểu đường, cao mỡ, cao
máu” nhưng ai cũng dễ nhận ra ở ông sự nhanh nhẹn, mau lẹ. Bên cạnh đó, thần sắc
ông cũng tốt hơn rất nhiều so với ngày đầu tiên ông xuất hiện ở Người Việt vào
sáng Thứ Bảy tuần trước để yêu cầu lấy mẫu Rao Vặt của ông ra khỏi tờ báo vì “sợ
bị đồng bọn của những người tù vượt ngục tìm kiếm trả thù.”
Xe của đài truyền hình ABC. (Hình: Khôi Nguyên/Người
Việt)
Toàn bộ cuộc phỏng vấn của các báo đài dòng chính với
ông Long đều có sự thông dịch của nhà báo Đỗ Dzũng, Tổng Thư Ký nhật báo Người
Việt.
Rất nhiều câu hỏi do các phóng viên đặt ra cho ông,
nhằm tìm hiểu thật kỹ vì sao ông có thể sống sót sau bảy ngày trời bị ba tù
nhân bắt cóc, mà phần lớn câu chuyện đã được kể qua bài viết đăng trên báo Người
Việt hôm nay.
Câu hỏi mà hầu hết các phóng viên đặt ra là “Ông đã
sợ hãi như thế nào khi bị những người tù vượt ngục dí súng vào người?”, “Họ dí
súng như thế nào?”, “Từ lúc nào thì ông nhận ra đó là những người tù vượt ngục?”,
“Có lúc nào ông nghĩ đến chuyện tìm cách trốn thoát khỏi bọn chúng không?”,
“Làm sao và từ khi nào ông biết Bắc Dương có ý định cứu ông?”,“Bắc Dương và
Hossein Nayeri đã tranh cãi và đánh nhau ra sao?”. Đặc biệt câu “Ông cảm thấy
mang ơn Bắc Dương như thế nào?” là câu mà tất cả các nhà báo đều nêu lên.
Ông Long tỏ ra rất tự nhiên, bình tĩnh trả lời các
câu hỏi, không hề có sự ngập ngừng, mắc cỡ, hoặc mất bình tĩnh trước các ống
kính và đèn quay. Ông cũng tỏ ra khá hóm hỉnh khi được yêu cầu đứng lên diễn tả
lại cho mọi người xem tù vượt ngục Bắc Dương đã dí súng vào ông như thế nào.
Ông Mã Long diễn tả lại hành động khi tù vượt ngục Bắc
Dương chĩa súng vào người ông. (Hình: Thủy Phan/Người Việt)
Bên cạnh đó, nhiều chi tiết cũng khác cũng được các
đài truyền hình tên tuổi muốn biết, như “Thái độ của những người tù vượt ngục
như thế nào khi họ xem tin tức liên quan đến họ được chiếu trên TV?”, “Họ coi
tin tức bằng đài nào?”, “Họ có hút thuốc, uống bia, rượu không?” “Họ đối xử với
ông như thế nào?”, “Cây súng mà họ dùng dí vào người ông sau cùng ở đâu, vì khi
bắt Hossein Nayeri và Jonathan Tiêu thì chỉ thấy có đạn mà không có súng trên
xe?”, “Ông cảm thấy mình cô đơn ra sao trong suốt những ngày ở cùng những người
tù vượt ngục?”, “Có ai gọi tìm ông trong những ngày đó không?”
Theo ông Long, những người tù coi TV bằng đài KTLA,
mỗi tối họ uống hai thùng bia và một chai rượu Jack Daniel's, họ không tỏ vẻ sợ
hãi hay hoang mang gì trong suốt những ngày ông ở cùng họ.
Người tài xế già mà ít nhất ba lần nghe Hossein
Nayeri nói “Boom, old man! Boom, old man” (Bắn lão già đi! Bắn lão già đi!” cho
rằng cả ba người vượt ngục đều không có sự ngược đãi ông. Do ông không nói được
tiếng Anh, nên Bắc Dương là người duy nhất nói chuyện với ông. Bắc Dương vẫn hỏi
ông “Có cần gì không? Muốn ăn gì không?”
Một phút trầm tư của ông Mã Long khi nhớ lại lúc bị
bắt cóc. (Hình: Nick Út/AP)
“Tôi thường chỉ yêu cầu cho ăn bánh mì và thuốc lá
hút. Do căng thẳng và suy nghĩ nhiều nên những ngày đó tôi hút thuốc nhiều lắm,
mỗi ngày cả hai gói,” ông Long nói trước ống kính.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên đài 4 News về
chuyện “Họ có kể cho ông nghe họ vượt ngục như thế nào không?”, ông Long nói,
“Họ có nói là họ cưa những song sắt bằng quần áo trong 7-8 tháng, họ bện quần
áo lại thành dây để trèo xuống.”
Ông Long trả lời tất cả các câu hỏi được đặt ra, ngoại
trừ câu liên quan đến gia đình, vợ con ông. Một số chi tiết ông Long kể với
phóng viên Người Việt, nhưng lại không muốn nhắc đến trong các cuộc phỏng vấn với
báo chí, truyền hình Mỹ.
Khi được mời ra bên ngoài để quay phim ông bên cạnh
chiếc xe mà những người tù vượt ngục đã “mượn” trong suốt một tuần lễ, ông Long
vẫn rất vui vẻ, tự tin, châm thuốc hút, như ông nói, “Coi như từ cõi chết trở về,
hiện tại, tôi chỉ cảm thấy thật hạnh phúc khi mình còn sống.”
Một bức tượng Phật Di Lạc được đặt ngay trước
vô-lăng trong xe ông cũng là vấn đề được nhiều phóng viên chú ý. “Tôi đặt bức
tượng này ở trong xe lâu rồi, khi bọn chúng lấy xe, rồi cảnh sát giữ xe, đến
khi chiếc xe trở lại với tôi thì bức tượng vẫn ở đó. Tôi nghĩ bức tượng Phật đó
mang lại may mắn cho tôi.”
VIDEO
:
Phóng
viên đài Mỹ nói về người tài xế taxi Mã Long
Là người đầu tiên liên lạc với Người Việt để nhờ giới
thiệu thực hiện cuộc phỏng vấn với ông Mã Long, ông Greg Lee, phóng viên đài 7
ABC Eyewitness News, nói, “Tôi đến đây vì bài viết trên báo Người Việt online của
phóng viên Ngọc Lan. Tôi thấy đây là một câu chuyện thật kinh hoàng. Tội cho
ông Mã phải chứng kiến sự căng thẳng của ba người vượt ngục khi mỗi sáng ngồi
coi TV tường trình về cuộc săn đuổi họ. Tôi cảm nhận được sự căng thẳng của cả
bốn người.”
Phóng viên Greg Lee đài ABC News tường thuật
Live. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
Trước khi bắt đầu chuyện trò với người lái taxi vừa
“trở về từ cõi chết,” phóng viên Zohreen Adamjee của đài Fox 11, cho biết “Tôi
được cấp trên điều động đến đây để phỏng vấn ông Mã. Nhưng trước đó, tôi đã biết
câu chuyện khủng khiếp của ông Mã qua bài báo trên LA Times.”
“Sau khi đọc bài báo của Anh Đỗ trên tờ LA Times,
tôi biết là tôi phải gặp ông Mã. Sau khi nói chuyện với ông Mã xong, tôi thấy
ông là người vô cùng can đảm mới vượt qua bao nhiêu sợ hãi trong mấy ngày,”
phóng viên Vikki Vargas của đài số 4 nói.
Cô cũng thêm rằng, “Ông Mã vô cùng can đảm khi kể lại
câu chuyện này ngay lập tức như vậy.”
Phóng viên Chip Yost của đài KTLA nhận xét, “Tôi
kính nể óc khôi hài của ông. Đối diện với cái chết, với họng súng như vậy mà
ông vẫn còn cười hềnh hệch được thì quả là người có tinh thần vững chãi.”
Trước khi ra về, phóng viên Chris Ercoli của đài CBS
và KCAL bày tỏ, “Đây là câu chuyện cả đời mới được nghe tận tai một lần. Ông Mã
thật là can đảm.”
-----
Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com
Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment