(Theo
Los Angeles Times)
Thẩm
phán Toà Án Tối Cao Mỹ Antonin Scalia đã qua đời ở tuổi 79 và bà Jacqueline
Nguyen (gốc Việt) là một trong những ứng viên tiềm năng có thể được xem xét,
theo Reuters.
Chánh án toà án tối cao Mỹ John Roberts ngày 13.2
thông báo thẩm phán Antonin Scalia đã qua đời ở tuổi 79, theo Reuters ngày
13.2. Ông Roberts mô tả thẩm phán Scalia là một luật gia phi thường.
Tờ San Antonio News-Express là báo đầu tiên thông
báo cái chết của ông Scalia. Báo này cho rằng ông qua đời vì nguyên nhân tự
nhiên khi đang ghé thăm một khu nghỉ mát ở tây Texas.
Ông Scalia được tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm
vào vị trí thẩm phán toà tối cao Mỹ năm 1986. Ông được biết đến với quan điểm bảo
thủ mạnh mẽ và sự tinh tế trong phòng xử án.
CNN dẫn nguồn tin cho rằng Tổng thống Obama dự định
sẽ đề cử người thay thế ông Scalia. Hành động được cho sẽ vấp phải sự phản đối
từ nhiều nghị sĩ Cộng hoà bao gồm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện là ông
Mitch McConnell và chủ tịch uỷ ban tư pháp Thượng viện Chuck Grassley.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell nói rằng các vị trí ứng
viên chưa nên được bầu ra chừng nào nước Mỹ có tổng thống mới. Việc đợi đến kỳ
tổng thống sau mới bổ nhiệm thẩm phán mới sẽ khiến vị trí của ông Scalia bị bỏ
trống ít nhất 11 tháng, một điều chưa từng có tiền lệ trong nhiều thập niên qua
tại Mỹ.
Ông Obama từng bổ nhiệm 2 người vào vị trí thẩm phán
toà tối cao vào năm 2009 và 2010 và cả 2 đều trải qua phiên điều trần suôn sẻ tại
Thượng viện vốn do phe Dân chủ kiểm soát khi đó. Tuy nhiên lần này sẽ là thử
thách khi phe Cộng hoà đang kiểm soát Thượng viện Mỹ. Ông Obama có thể sẽ buộc
phải chọn một ứng cử viên ôn hoà.
Một yếu tố khác cần được chú ý là Nhà Trắng có thể sẽ
cân nhắc một phụ nữ hoặc một thành viên phe thiểu số, hoặc một người phù hợp với
2 điều kiện trên.
Reuters nêu lên một số ứng cử viên tiềm năng hợp với các yêu cầu này, trong đó có bà Jacqueline Nguyễn là người gốc Việt. Bà Jacqueline là thẩm phán toà phúc thẩm khu vực 9 trụ sở tại San Francisco từ tháng 5.2012. Hệ thống Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ được chia thành 15 khu vực. Tòa phúc thẩm khu vực 9 chịu trách nhiệm xử lý tất cả các vụ kháng án tại những bang: Alaska, Arizona, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, Washington, lãnh thổ Guam và quần đảo Northern Mariana.
Chân dung bà
Jacqueline Nguyễn
Bà Jacqueline Nguyễn là phụ nữ gốc Việt đầu tiên trở
thành thẩm phán toà án liên bang tại Mỹ. Năm 1995, bà làm việc tại văn phòng
chưởng lý Mỹ ở quận trung tâm California. Bà còn là công tố viên liên bang và
là thành viên văn phòng Lực lượng triệt phá các tổ chức tội phạm từ năm
1999-2000. Bà Jacqueline được bổ nhiệm làm thẩm phán toà tối cao Los Angeles
năm 2002. Năm 2009, Tổng thống Obama bổ nhiệm bà lên vị trí thẩm phán liên
bang, theo Los Angeles Times.
Bảo Vinh/Thanh Niên
—————–
—————–
Tiểu sử bà Jacqueline
Nguyễn
Jacqueline Nguyen, tên Tiếng Việt là Nguyễn Hồng Ngọc
(sinh năm 1965-) là một vị thẩm phán người Mỹ gốc Việt. Bà là vị thẩm phán gốc
Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ được bổ nhiệm chủ tọa Tòa án cấp Liên bang
bao gồm một phần tiểu bang California. Đây là khu vực với 17 triệu dân gồm các
quận Los Angeles, Orange, San Bernardino, Riverside, Ventura, Santa Barbara và
San Luis Obispo.
Từ tháng 5 năm 2012, bà là thẩm phán Tòa Phúc thẩm
Liên bang Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Federal Court of Appeals; là định chế
tư pháp ngay dưới Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ) khu vực số 9 bao gồm toàn bộ miền
Tây nước Mỹ với 9 tiểu bang, trong đó có California, và hai vùng lãnh thổ Guam
và Northern Mariana. Bà là người nữ gốc châu Á đầu tiên phục vụ trong vị trí
này tại Hoa Kỳ.
Nguyễn Hồng Ngọc sinh ra ở Đà Lạt, Việt Nam. Ông
thân sinh của bà là thiếu tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong những ngày
hấp hối Tháng Tư năm 1975 khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, bà lúc đó 10
tuổi cùng gia đình được bốc bằng trực thăng đưa sang tỵ nạn ở Mỹ, tạm cư ở Trại
Pendleton, rồi sau định cư ở La Crescenta, California.
Với học bổng bốn năm Nguyễn Hồng Ngọc tốt nghiệp đại
học Occidental College năm 1987 môn Anh văn và tiếp theo đó theo học Trường Đại
học Luật thuộc Viện Đại học UCLA. Bà ra trường năm 1991 với văn bằng tiến sĩ luật
khoa. Sau bốn năm làm việc ở văn phòng tư, bà chuyển sang làm công tố viên cho
tòa án liên bang Hoa.
Bà được thống đốc tiểu bang California Gray Davis bổ
nhiệm làm chánh án Tòa Thượng thẩm Quận Los Angeles (Los Angeles County
Superior Court), tiểu bang California năm 2002. Năm 2009 bà được đề cử làm thẩm
phán Tòa án Liên bang và Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ 97 phiếu thuận, 0
phiếu chống.
Ngày 13 Tháng 5 năm 2011 bà được thị trưởng thành phố
Los Angeles Antonio Villaraigosa tuyên dương nhân dịp “Tháng Di sản Văn hóa người
Mỹ gốc châu Á Thái Bình Dương”.
Ngày 22 tháng 9 năm 2011, Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama đề cử bà làm Thẩm phán tòa kháng án (phúc thẩm) liên bang khu vực số 9.
Bà là thẩm phán hạt Hoa Kỳ đầu tiên được bổ nhiệm bởi Tổng thống Obama, sau đó
cũng chính ông đề cử bà là thẩm phán cao cấp liên bang, bà cũng là người Mỹ gốc
Việt đầu tiên làm thẩm phán liên bang trong lịch sử của Hoa Kỳ, và là thẩm phán
cao cấp đầu tiên từ Châu Á-Thái Bình Dương trong lịch sử California. Ngày 7
tháng 5 năm 2012, Thượng viện Hoa kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận sự bổ nhiệm này, với
91 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Bà cũng được dự đoán là ứng cử viên Tòa án
Tối cao Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống Obama.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (cũng được gọi là Tòa án Tối
cao Hoa Kỳ; tiếng Anh: Supreme Court of the United States, đôi khi viết tắt
SCOTUS hay USSC) là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu
trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ, và có tiếng nói quyết định trong các
tranh tụng về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền
tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang,
hoặc các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến).
Là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp
trong Chính quyền Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là tòa án duy nhất được thiết lập bởi
Hiến pháp. Tất cả tòa án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán
tòa tối cao (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và
được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn để trở nên
Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án (Chief Justice).
Theo
Wikipedia
--------------------------------------
It
would be ridiculous for Republicans to oppose these perfectly qualified
candidates.
FEB. 13 2016 10:57 PM
Long before anybody is ready to think about it,
names are already being floated for President Obama’s shortlist for the Supreme
Court seat that is vacant following the death of Justice Antonin Scalia this
weekend.
As more than one court-watcher has already noted,
this assumes that Obama could get anyone confirmed before a
new president is elected and sworn into office, which is in grievous doubt.
Republicans made it known, even before the rumors of Scalia’s death were
confirmed, thatthey would block any candidateput forward by the
president, regardless of who that may be.
The White House has already pledged to nominate a replacement. “I plan
to fulfill my constitutional responsibilities to nominate a successor in due
time,” Obama said in a statement on Saturday following news of Scalia’s death.
“There will be plenty of time for me to do so and for the Senate to fulfill its
responsibility to give that person a fair hearing and timely vote.” Not
surprisingly, names of potential nominees are already being bandied about. As
Jeffrey Toobin noted in a 2014 New Yorker survey of thegrowing farm team of Obama-appointed judicial talent,
the list of his previous appointees on lower courts who have already made a
name for themselves on those courts is impressive.
Here’s a rundown of some of the top contenders for a
potential nomination (if not an actual confirmation by the Republican-held
Senate):
Sri
Srinivasan (District of Columbia Circuit Court of Appeals): Age: 48. A strong candidate. The son of immigrants from India, he
clerked for conservative appeals court judge J. Harvie Wilkinson III—himself a
former shortlister for a Supreme Court seat—and Sandra Day O’Connor. He served
as chief deputy to the U.S. solicitor general. He also won confirmation to the
D.C. Circuit in 2013 by a staggering vote of 97–0. Srinivasan is a respected
judge and a D.C. insider. Blocking him after that confirmation vote might look
awful.
Patricia
Ann Millett (D.C. Circuit Court of Appeals): Age:
52.* Millett is a legend in Supreme Court advocacy, having argued 32 cases at
the high court. She is a consummate SCOTUS insider, in the vein of John
Roberts. She is also married to a military reservist and has been a strong
supporter of military families. Millett is nobody’s bomb thrower.
Paul
Watford (9th U.S. Circuit Court of Appeals): Age: 48. Watford is a black American who clerked for conservative
icon Alex Kozinski as well as for Justice Ruth Bader Ginsburg. He has served as
a federal prosecutor and was confirmed in 2012 by a vote of 61–34.
Merrick
Garland (D.C. Circuit Court of Appeals): Age: 63.
Garland, the chief judge of the D.C. Circuit Court of Appeals, was a Bill
Clinton nominee and has long been seen as a judicial moderate who might be
confirmable in a contentious political climate. His age may prove
disqualifying, but he is a centrist and well-liked.
Goodwin
Liu (California Supreme Court): Age: 45. The
son of Taiwanese immigrants, Liu was an Obama pick for a seat on the 9thCircuit
in 2010 but was blocked by Republicans. He has distinguished himself as a
left-leaning moderate on California’s high court. Given his prior confirmation
battles, this would be an especially heavy lift.
David
Barron (1st U.S. Circuit Court of Appeals): Age: 48. Barron served as acting assistant attorney general in the
Obama administration. He controversially authored secret memos on the legality
of killing American citizens with drone strikes. His confirmation to the 1st Circuit
was controversial, and he would face a steeper climb to the high court if
nominated by Obama.
Loretta
Lynch (attorney general of the United States): Age: 56. Lynch is the first black woman to hold the AG’s office.
She has also served asUnited States attorney for the Eastern District of New York.
During the five long months of her confirmation battle, even Rudy Giuliani
called her “overqualified” for the job. Lynch has an undergraduate and a law
degree from Harvard University. Given how polarizing she has been as AG, this
may be a tough fight for the President.
Jane
Kelly (8th U.S. Circuit Court of Appeals): Age: 51. Kelly was a career public defender who had the support of Iowa
Republican Chuck Grassley, head of the Senate Judiciary Committee. (Grassley
has already called for delaying any nomination.) Kelly was confirmed 96–0 for
her seat on the 8th Circuit. Again, it's hard to imagine why
anyone would object to her now.
Kamala
Harris (attorney general of California): Age: 51. She is the first female and the first black AG
of her state. She also has run for elected office. We have not seen a justice
with such political experience since Sandra Day O’Connor. Harris has the
advantage of being a politician. She also has the disadvantage of being a
politician.
Jacqueline Nguyen (9th U.S.
Circuit Court of Appeals): Age: 51. She was born in Vietnam and moved to the United States
when she was 10. She has served as an assistant U.S. attorney in the Central
District of California and in the U.S. attorney's office. She was confirmed to
the district court in 2009 with a 97–0 vote.
Robert
L. Wilkins (D.C. Circuit Court of Appeals): Age:
53. Wilkins, a black American who was raised by a single mom, has a law degree
from Harvard Law School and served as special litigation chief for the D.C.
Public Defender Service. Wilkins gained attention for civil rights battles he
has waged, including a precedent-setting fight against police racial profiling
in Maryland, and for his work on the National Museum of African American History
and Culture.
There are heaps more perfectly qualified options of
course. (I will think of them as soon as this piece is published.) Pam Karlan,
Nina Pillard, Deval Patrick, Steve Bright … At this point, everyone on this
list may be a long shot, but all would also be worth fighting for. Antonin
Scalia was a conservative legend. Many of the folks listed here would be the
same kind of legend on the left. And, yes, there are a lot of extraordinary
women and minorities on this list. And, yes, there should be.
Of course, Twitter is a-flutter with all kinds of
great ideas for out-of-the-box candidates that Obama might put forth, ranging
from Ted Cruz to Joe Biden to, well, Obama himself. One suspects that in light
of the current impulse to block anyone Obama may appoint, that latter idea is
not going to have a lot of traction.
*Correction,
Feb. 14, 2016: This post originally misstated
Patricia Ann Millett’s age as 63.
----------------------
Associated
Press Published on Feb 13, 2016
CBS News Published on Feb 13, 2016
Lại là một người đàn bá của cờ vàng sao, người đàn bà của chế độ cũ, rồi sẽ ra sao khi mà đám con cháu của cờ vàng sẽ dần vào bộ máy chế độ của Mỹ đây, rồi sẽ những kẻ chống cộng cực đoan sẽ chống lại đất nước, sẽ rất nhiều những kẻ chống lại sự hội nhập của đất nước
ReplyDelete