Phạm Chí Dũng
Sunday,
February 21, 2016 5:35:42 PM
“Chết
cho tàn cuộc nhậu bọn nó!”
Chẳng biết từ bao giờ, cảnh sát giao thông bị xem là hung thần đối với người đi đường. Rất nhiều người dân nói tuột: Ra ngoài đường bây giờ sợ nhất là cướp, thứ đến là công an. Nhưng những người khác còn đội mối nguy hiểm công an lên đầu bảng. Chỉ nội việc phải căng mắt để tìm cảnh sát giao thông “núp lùm” đã khiến người đi đường bị phân tâm cao độ, có thể dẫn đến những vụ tai nạn chết không thể nhắm mắt.
Trong
khi quốc nạn về ăn hối lộ của cảnh sát giao thông vẫn chưa hề được xử lý thích
đáng, cơ chế Bộ Công An cho phép lực lượng này được trưng dụng tài sản, xe cộ của
người đi đường chắc chắn sẽ khiến “một bộ phận không nhỏ” trong lực lượng này lạm
dụng và lợi dụng để tác oai tác quái, kể cả chiếm đoạt tài sản của người dân.
Trong
thực tế, không ít lần người dân đã chứng kiến một số nhân viên cảnh sát giao
thông và cả cảnh sát cơ động rượt đuổi người đi đường, sau đó “bốc” phương tiện
đi lại của người dân mà không có biên bản giấy tờ gì. Có những nhân viên cảnh
sát còn trấn lột phương tiện đi lại của người dân...
Vào
những ngày Tết Nguyên Đán 2016, người dân lại phải chứng kiến nhan nhản cảnh
sát giao thông núp trong những xó xỉnh tối mò ở Sài Gòn để “kiếm ăn.” “Chết cho
tàn cuộc nhậu bọn nó!” - một người chạy xem ôm uất nghẹn. Cảnh những “bò vàng”
đứng đường thập thò nơi tối tăm cứ diễn đi diễn lại từ Tết năm này sang Tết năm
khác, nhưng Bộ Công An vẫn như không thấy, không nghe và cũng chẳng biết, dù đã
quá nhiều lần hứa hẹn trước Quốc Hội và báo chí về “sẽ làm trong sạch hóa đội
ngũ cảnh sát giao thông.”
“Núp lùm” bể mánh
“Phải thế chứ! Đâu còn thời buổi công an muốn thu gì thì thu, muốn làm gì thì làm!” - một tài xế taxi Sài Gòn và cũng là nạn nhân của vô số vụ “núp lùm” thở ra khoái trá.
Còn
một thày giáo dạy sử thì văn hơn: “Năm bảy lăm triệu người vui cũng triệu người
buồn. Nhưng cái thứ thông tư trấn lột bị thiên hạ la ó ấy thì chỉ có một nhúm kẻ
buồn thôi, chứ cả chục triệu người đi đường được thoát nạn đầu gấu.”
Trước
và sau Tết Nguyên Đán 2016, một lần nữa Bộ Công An lại phải gánh thất bại nặng
nề trong cung cách “làm luật.” Thông tư về “Cảnh sát giao thông được trưng dụng
tài sản của dân” đã gặp phải cơn sóng phản ứng quá rộng và quá bức xúc, không
chỉ từ người dân, giới phản biện độc lập và mạng xã hội, mà ngay cả giới báo
chí nhà nước vốn quen thúc thủ cũng phải kêu trời.
Sau
vài lần “thanh minh” mà thực chất là bao biện, một quan chức có trách nhiệm của
Bộ Công An đã phải chính thức thừa nhận việc cảnh sát giao thông chỉ được trưng
dụng tài sản người dân khi có quyết định của bộ trưởng công an.
Tuyệt
đối không phải một cấp nào khác.
Với
thuộc tính “công an trị,” lâu nay các cục “làm luật” của Bộ Công An vẫn mang nặng
thói quen dự thảo và ban hành những văn bản có tác động rộng và mạnh đến xã hội
mà không cần biết đến phản ứng của người dân. Chỉ từ năm 2013 đến nay, khi xã hội
dân sự ở Việt Nam dần phát triển và làn sóng phản biện cũng dần dâng cao, một số
văn bản của Bộ Công An mới vấp phải thất bại cay đắng.
Cái chết của dự luật “tự chết”
Hãy nhìn lại để chứng quả. Vào Tháng Chín, 2015, sau hơn một năm căng thẳng tranh cãi về việc có cần thiết hay không khi đưa “quyền điều tra của công an xã” vào dự án luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Bộ Công An - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật này - đã phải lui vào bóng tối.
Bởi
ngay sau khi dự luật trên được công bố, một bất ngờ đã xảy đến với Bộ Công An:
Dư luận xã hội, báo chí nhà nước và ngay cả giới luật sư Việt Nam đồng loạt lên
tiếng phản ứng mạnh mẽ.
Một
khi phong trào phản biện xã hội sôi trào ở Việt Nam, không phải ngành công an,
tòa án hay viện kiểm sát, mà chính dư luận đã phát giác ra hàng trăm vụ “tự chết,”
“tự treo cổ”... trong đồn công an, với tỉ lệ đa số thuộc về phần hành của giới
công an xã. Nạn bạo hành, bắt người tùy tiện, tra tấn, ép cung, điều tra trái
luật... biến tấu nhan nhản cùng tàn nhẫn ở rất nhiều địa phương.
Vụ
năm điều tra viên thuộc công an thành phố Tuy Hòa dùng nhục hình gây ra cái chết
của ông Ngô Thanh Kiều là một bằng chứng quá bản chất về “biện pháp nghiệp vụ”
- thủ pháp vẫn thường trưng ra để bao biện và cả ngụy biện - của ngành công an
Việt Nam.
Nếu
ngay cả công an cấp quận huyện và thành phố loại 2,3 còn không thuần thục về
nghiệp vụ điều tra, một số công an phường xã hoàn toàn có triển vọng trở thành
lớp kiêu binh “đánh người thiếu chuyên nghiệp” mà sẽ tiếp biến hàng loạt vụ “tự
chết” của dân.
Nhân
tất có quả. Không chỉ tham nhũng, mà đã từ lâu thói công an trị trở thành mầm mống
cùng triệu chứng “tự chết” cho chế độ. Nếu trước đây chính phủ và giới đảng trị
đã thường bịt mắt che tai trước những cỗ quan tài được người dân kéo lê phản đối
ở những đường phố như Vĩnh Yên, vài năm gần đây hình như một số quan chức cao cấp
đã bắt đầu ý thức rằng nếu không thể làm giảm bớt đôi chút thực tồn quá khốn quẫn
ấy, “tự sát chính trị” sẽ là hậu quả tất yếu mà dân chúng dành cho những kẻ cầm
quyền.
Tháng
Tám, 2015, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam đã phải gần như chính thức quay
lưng với thứ quyền điều tra của công an xã không biết sẽ để lại hậu quả ghê gớm
đến thế nào nếu được luật hóa.
Hết thời độc chiều
Tháng Tám, 2014, Bộ Công An suýt chút nữa đã thành công bằng văn bản có tên gọi “Thông tư 28,” cho phép điều tra viên được ghi âm, ghi hình luật sư. Ngay sau khi dự thảo của thông tư này được công bố, Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam và báo giới đã phản ứng quyết liệt, nêu ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy hành vi ghi âm, ghi hình như thế là một cách đắc dụng nhằm xâm phạm quyền hành nghề của luật sư, mà thực chất là vi phạm nhân quyền. Cuối cùng, Bộ Công An đã phải ban hành quyết định hủy bỏ hành vi dự kiến đầy độc đoán và áp chế này.
Một
sự việc khác, nhưng ẩn dụ hơn hẳn. Trong buổi thảo luận của Ủy Ban Thường Vụ Quốc
Hội Việt Nam về dự án “Luật an toàn thông tin mạng” chiều 12 Tháng Tám, 2015, lần
đầu tiên một quan chức Việt Nam là Phó Chủ Tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn tiết lộ
chuyện nghe lén của các “cơ quan đặc biệt”: “Ta trước đây chuyện này cũng nhiều,
tôi được biết như thế. Nghe không sót ông nào. Cái nghe này rất nguy hiểm, mình
nói dài dòng văn tự từ đầu đến cuối, nhưng họ trích cái đoạn nói khác ý của
mình là chết, ảnh hưởng tới sinh mạng chính trị. Tôi rất băn khoăn ở chỗ đó,
nói thật với các đồng chí như thế.”
Một
khi chính “các đồng chí” phải lật lưng nhau cho người đời xem, hẳn ung nhọt đã
chờ chực xì phát đến mức nào.
Vào
thời mà không khí phản biện không còn độc chiều, thất bại của những cơ quan độc
trị như Bộ Công An không còn quá hiếm hoi.
Chỉ
trong vài năm, cách “làm luật” bất kể ảnh hưởng tiêu cực với xã hội của Bộ Công
An đã liên tiếp thất bại. Thất bại một cách có hệ thống.
Xem
xét vấn đề một cách có hệ thống trong chính trường xung đột tung tóe hiện nay,
liệu dàn lãnh đạo mới của Bộ Công An có rút ra được kinh nghiệm đáng giá nào để
tiếp diễn dự thảo luật lệ cho một xã hội có đến 50% người dân truy cập Internet
và mạng xã hội đóng vai trò “thẩm phán” cho Đại Hội 12, trong lúc một loại luật
cực kỳ thiết yếu đến quyền dân là Luật Biểu Tình vẫn bị bộ này “ngâm tôm” suốt
từ năm 2011 đến tận bây giờ?
No comments:
Post a Comment