Nhà văn Nhã Ca
Jan 12, 2016
Đúng
vậy. Hàng ngàn người chết oan. Họ bị chôn sống tới ba lần. Lần thứ nhất chôn
trong đất Huế. Lần thứ hai chôn ngay tại Hoa Kỳ. Và lần thứ ba, đang tiếp tục bị
chôn tại Việt Nam. Những người chết oan nhắc tôi phải nói vậy.
Họ
đã bị chôn sống lần thứ nhất tại Huế Tết Mậu Thân.
Bị chôn ở Thành Nội, ở Gia Hội, ở Bãi Dâu, ở Phú Thứ,
ở khe Đá Mài… Không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất
nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà…Trong số những người bị chôn có
(Tâm Tuý,) cô bạn trường Đồng Khánh của tôi. Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc
dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như
nhiều nạn nhân khác. Họ bị chôn ra sao, chôn bằng cách nào?
Chỉ riêng 4 khu tại Gia Hội cộng lại đã là 473 người.
Chính con cháu những người bị chôn -gồm toàn các thiếu niên 14, 15, 16 tuổi, học
trò trường Nguyễn Du- bị buộc phải đào hố.
Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính nhau xếp
hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố
đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc.
Rồi báng súng AK và lưỡi lê buộc các thiếu niên phải
lấp đất chôn sống cha anh chúng. Mười mấy em trong toán thiếu niên sau đó bị giết
hết, chỉ ba em chạy thoát.
Một trong ba thiếu niên, nay là ông Tuấn, 56 tuổi,
đang sống ở Úc.
Sau 40 năm câm nín, mới đây ông Tuấn đã bật khóc khi kể về những người chết oan: Dòi bọ trong hốc mắt. Dòi trong lỗ tai. Dòi trong mũi. Và ông vừa khóc vừa la là hôm nay tụi khốn nạn cầm quyền nó ăn mừng đại thắng Mậu Thân, tôi không chịu nổi nữa. Không chịu nổi nữa…
Sau 40 năm câm nín, mới đây ông Tuấn đã bật khóc khi kể về những người chết oan: Dòi bọ trong hốc mắt. Dòi trong lỗ tai. Dòi trong mũi. Và ông vừa khóc vừa la là hôm nay tụi khốn nạn cầm quyền nó ăn mừng đại thắng Mậu Thân, tôi không chịu nổi nữa. Không chịu nổi nữa…
Đúng là ông Tuấn không thể chịu nổi, khi những người
chết oan tiếp tục bị chôn sống bằng nhiều hình thức khác.
Huế
Tết Mậu Thân bị chôn sống lần thứ hai.
Không ở đâu xa, mà ngay trên đất Hoa Kỳ này. Họ bị
chôn không phải bằng cuốc, bằng xẻng mà bằng sự im lặng đồng loã của giới truyền
thông Mỹ.
Vào thời điểm ấy, truyền thông khuynh tả tại Mỹ đang
cổ võ phong trào phản chiến trong dân chúng, để buộc chính phủ Hoa Kỳ phải rút
quân, tháo chạy khỏi Việt Nam. Trận chiến Mậu Thân, cộng quân thảm bại, báo chí
truyền hình Mỹ vẫn ca lên mây xanh. Tấm hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một đặc
công cộng sản giữa trận địa liên tục bị phóng lớn để bôi bẩn, xoá nhoà mọi chiến
thắng của quân dân miền Nam. Trong khi ấy, mọi tin tức hình ảnh cuộc thảm sát tại
Huế Tết Mậu Thân bị cố ý dẹp bỏ. Truyền thông Mỹ tiếp tay, chôn sống vụ thảm
sát.
Dân Mỹ bị che mắt. Kết quả là kẻ ác không đáng thắng
đã thắng.
Và rồi,..
Và rồi,..
Huế
Tết Mậu Thân đang bị chôn sống lần thứ ba.
Những ngày trước tết, nhà nước cộng sản đã tổ chức đủ
kiểu lễ mừng “chiến công”. Mít tinh, diễn binh ở Saigon. Rồi tổ chức ngay tại
Huế cái gọi là “Hội Thảo Khoa Học về cuộc tổng tấn công – tổng nổi dậy Tết Mậu
Thân”
Khoa học kiểu gì vậy?
Khoa học kiểu gì vậy?
Chỉ là thứ khoa học “khủng bố đào hố chôn người”
đang được “đổi mới” để tái diễn. Mục đích là bằng mọi giá, phải đánh tráo hồ sơ
thảm sát Huế Tết Mậu Thân bằng cái hồ sơ khoa học giả tưởng về chiến công Tết Mậu
Thân của họ. Nói gọn là ngụy tạo một chiến công giả để lấp liếm một tội ác
thật.
Tại Huế hiện nay đang có những con đường được đặt
tên là đường Mậu Thân, đường 68 để mừng chiến thắng;
Đài tưởng niệm nạn nhân tết Mậu Thân thời trước 75
đã bị phá bỏ. Những gia đình có thân nhân chết oan đều bị công an gọi lên, hoặc
cho người đến tận nhà, ra lệnh “muốn sống yên thì im miệng.” Gia đình nào có
người liên quan xa gần tới sách Giải Khăn Sô Cho Huế và Nhã Ca còn được thêm lệnh
phải nói là họ bị xuyên tạc. Nhiều nhân vật cộng sản từng thú nhận là có giết
oan ở Huế thời Mậu Thân đều bị bịt miệng..
Ngoài nước, đặc biệt là tại Mỹ, sách vở báo chí phim
ảnh cộng sản tuyên truyền về chiến công tết Mậu Thân sẽ từng bước xâm nhập các
thư viện, trường học, nhà sách, truyền hình…
Bốn mươi năm. Hai thế hệ rồi.
Chỉ ít năm nữa thôi, còn ai nhớ chuyện cũ.
Chỉ ít năm nữa thôi, còn ai nhớ chuyện cũ.
Nhà nước cộng sản tính vậy, và đang mở chiến dịch
“chôn sống vĩnh viễn hồ sơ thảm sát Tết Mậu Thân.”
Thưa quí vị, thưa các bạn,
Hôm nay tại đây, chúng ta đang cùng nhau trân trọng
tưởng niệm.
Hồn thiêng những nạn nhân bị tàn sát, đang ở cùng chúng ta.
Hồn thiêng những nạn nhân bị tàn sát, đang ở cùng chúng ta.
Là một người sống sót sau trận tàn sát Tết Mậu Thân,
như nhiều người Huế sống sót khác, tôi luôn cảm thấy như con mắt của những người
chết oan đang nhìn theo mình, tiếng kêu lấp trong đất của người bị chôn sống vẫn
âm ỉ, nhắc nhở.
Với chúng tôi, điều được nhắc nhở lúc này là không
cho phép lịch sử tiếp tục bị đánh tráo. Không để con em chúng ta phải học, phải
đọc những điều gian dối về cha anh của họ. Không thể để tương lai tiếp tục bị
phỉnh gạt.
Muốn vậy, ngay năm nay, năm thứ 40 sau biến cố Mậu
Thân, phải làm sao cùng nhau tổ chức tới nơi tới chốn việc sưu tập mọi tài liệu,
hình ảnh liên quan tới hồ sơ Tết Mậu Thân, kêu gọi những nhân chứng Mậu Thân
còn sống kể ra từng chi tiết sự việc, ghi chép bằng âm thanh, hình ảnh, chữ
nghĩa, thành lập một thư khố về vụ thảm sát Mậu Thân. Sau đó là tổng hợp,
nghiên cứu mọi yếu tố lịch sử, pháp lý, thực hiện công trình phiên dịch, biên tập
và ấn loát đúng mức. Công trình ấy sẽ thành những cuốn sách đủ tầm vóc, Việt ngữ,
Anh ngữ và dành lại vị trí xứng đáng cho sự thật lịch sử.
Để làm được những việc trên đây, cần mời gọi mọi người
tâm huyết ngồi lại với nhau, cùng bàn bạc, hoạch định, cần góp công góp của.
Chính vì mục đích này, sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế hôm nay đang trình diện
quí vị tại đây. Toàn bộ số tác quyền thu được từ sách sẽ được góp vào quĩ khởi
đầu cho dự án kể trên.
Cách đây 40 năm, cũng từ những nhắc nhở của Huế Tết
Mậu Thân, tôi đã cầm bút viết. Và sách “Giải Khăn Sô Cho Huế” được in lần đầu tại
Việt Nam năm 1969. Toàn bộ tác quyền từ sách này được góp vào việc trùng tu thư
viện trường Đồng Khánh và lập giải thưởng hàng năm “Luận án Tiến Sỹ Y Khoa xuất
sắc nhất” tại Đại Học Y Khoa Huế.
Ngay sau ngày Saigon bị đổi tên đổi đời, cuốn “Giải
Khăn Sô Cho Huế” đã được treo trong cái gọi là “Nhà Trưng Bầy Tội Ác Mỹ Nguỵ”.
Bản thân tác giả cùng ông chồng và các bạn nhà văn Saigon thì đi tù, nhà cửa bị
tịch thu, con thơ bị đuổi nhà, đuổi trường…
Số phận mỉa mai của cuốn sách sang được tới Mỹ vẫn
chưa yên, mà còn bị “cắm cờ oan khiên.” Hồi tháng Năm năm 2007 vừa qua, phim “Đất
Khổ” cuốn phim đặc biệt về Huế Mậu Thân, dựng theo một phần “Giải Khăn Sô Cho
Huế” và do chính Nhã Ca viết đối thoại, lại được công ty sản xuất phim Mỹ ra
DVD mang bán cho dân Hoa Kỳ với bao phim có nền (cờ) đỏ sao vàng. Sách mới “Giải
Khăn Sô Ra Mắt” và báo xuân Việt Báo năm nay có lên tiếng than phiền vụ “cắm cờ
oan khiên” này. Điều an ủi là sau khi vấn đề được nêu lên, hãng Mỹ đã nhanh
chóng dẹp bỏ cái bao bìa có hình là cờ máu, để thay bằng bao bìa mới có hình cờ
vàng và bản đồ Việt Nam. Có bạn bảo tôi, dù sao tư bản Mỹ sửa sai cũng nhanh
hơn Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi dự án dành lại sự thật vụ thảm sát Huế Tết Mậu
Thân tiến hành, chúng ta sẽ tiếp tục đòi họ sửa sai.
Sách mới “Giải Khăn Sô Cho Huế” đang được trình diện
quí vị hôm nay không chỉ là một cuốn bút ký như cũ mà là cả ba cuốn sách gom lại
làm một, gồm tất cả chữ nghĩa Nhã Ca viết về Huế Tết Mậu Thân gồm nhiều bút ký,
truyện ngắn và thêm truyện dài Tình Ca Trong Lửa Đỏ.
Dự án này sẽ được khởi sự bàn luận chính thức trong
tuần lễ triển lãm Tưởng Niệm 40 Năm Huế Tết Mậu Thân, khai mạc tại Việt Báo
Gallery tại Little Saigon, vào lúc 2 giờ trưa, Chủ Nhật 24 tháng 3 sắp tới.
Bài phát biểu của nhà văn Nhã Ca Huế Tết Mậu
Thân Chết Oan: 40 năm, 3 lần bị chôn sống tại
Lễ tưởng niệm 40 năm các nạn nhân bị thảm sát trong tết Mậu Thân, tổ chức tại
Houston ngày 24 tháng 2 năm 2008.
No comments:
Post a Comment