17.02.2016
Trong
năm 2015, Thái Lan đón gần 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong khi Việt
Nam với rừng vàng biển bạc, phong cảnh hữu tình, đường bờ biển tuyệt đẹp chạy
dài từ Bắc chí Nam, lại là điểm đến của không hơn 8 triệu lượt khách. Sự chênh
lệch này đã trở thành đề tài bàn tán dai dẳng từ quán cà phê vỉa hè đến mạng xã
hội Facebook. Nhiều ý kiến cho rằng đó là do cơ chế quản lý phát triển du lịch yếu
kém, những người lãnh đạo không đủ tầm và không có tâm. Đồng ý. Nhưng phần lớn
vẫn là do ý thức dân tộc kém. Theo tôi, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, khi chính bản
thân bạn chưa làm đúng. Và những điều sau đây sẽ chỉ ra vì sao chúng ta đang tự
giết ngành du lịch nước nhà.
1. Giao thông như phim hành động
Nói
tới hệ thống giao thông Việt Nam, phải thừa nhận nó thật sự khiến du khách nước
ngoài ta ngán tới tận cổ khi đặt chân tới nước ta. Đường sá không chỉ
chật hẹp, bụi bặm, quy hoạch thiếu khoa học mà nó còn quá già nua và lạc hậu so
với các nước khác trong khu vực. Điều này khiến việc di chuyển qua lại từ nơi
này đến nơi khác của du khách trở thành nỗi ám ảnh trong những trải nghiệm của
họ khi tới Việt Nam. Bên cạnh hệ thống giao thống yếu kém mang tính hệ thống,
thì ý thức người tham gia giao thông Việt Nam với đặc tính vô trật tự, vô luật
pháp khiến việc tham gia giao thông đối với khách du lịch nước ngoài là nổi sợ
không biết kêu cứu với ai.
2. Quy hoạch du lịch nhàm chán
Chúng
ta không phủ nhận Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với những danh lam thắng cảnh
đẹp mê hồn, nhưng càng nghĩ tới điều đó càng thấy buồn với cách quản lý và sử dụng
những nguồn thu đó của chính quyền và người dân trong ngành nghề du lịch. Cách
tổ chức, quy hoạch không chỉ thiếu khoa học, vô trách nhiệm mà còn là thiếu thẩm
mĩ, thiếu ý tưởng và nhiều khi là ngớ ngẩn tới khó hiểu. Đã thế, hầu như mọi địa
điểm du lịch ở Việt Nam đều thích bắt chước người nước ngoài về ý tưởng. Không
bắt chước Tàu thì bắt chước Tây, Mỹ. Chính điều này khiến ngành du lịch Việt
Nam trở nên không hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài.
3. Cư xử thiếu lịch sự
Từ
lúc vừa đặt chân tới Việt Nam tới khi kết thúc chuyến du lịch, khách hàng sẽ
đón nhận được những cách hành xử hết sức hách dịch và quan liêu, đối xử bất công
của mọi thành phần trong hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam. Từ những
cán bộ nhân viên hải quan sân bay, bến xe, đến những nhân viên du lịch tại các
địa điểm du lịch, và nhân viên cung cấp dịch vụ ăn uống, mua sắm. Hãy nhớ, cách
hành xử chuyên nghiệp thật sự là tạo ra không khí tự do, thoải mái cho khách
hàng, nhưng ở Việt Nam thì điều này rất hiếm xảy ra. Khách du lịch luôn bị đeo
bám từ những người bán hàng rong cho tới các bác tài, từ nhân viên bán hàng cho
tới người cung cấp dịch vụ đi lại.
4. Chặt chém
Tình
trạng chặt chém khách du lịch nước ngoài chính là hệ quả của cái nhìn hạn hẹp
và thiển cận đó. Từ những người cung cấp dịch vụ vận chuyển đến người bán
đồ ăn thức uống, quần áo, giày dép. Cứ thấy khách ngoại quốc là hét giá, hét thật
cao, chặt thật mạnh khiến họ cảm thấy mình đang trở thành kẻ ngu ngốc và ngớ ngẩn
khi đặt chân tới Việt Nam. Nếu bạn đã từng đi du lịch nước ngoài và để ý
quan sát, bạn sẽ thấy giá cả luôn bình đẳng dù bạn là người ngoại quốc hay người
bản địa.
5. Vệ sinh kém
Khi
đặt chân tới các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… bạn sẽ yên tâm khi có
nhu cầu vệ sinh. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở những nước này không chỉ có mặt
ở khắp nơi mà nó còn rất sạch sẽ, và hoàn toàn miễn phí. Còn ở Việt Nam, phải
thừa nhận hệ thống nhà vệ sinh công cộng là một nổi ảm ánh hải hùng. Không chỉ
thiếu nhà vệ sinh mà còn phải mất tiền, đã mất tiền mà còn rất bẩn và đáng sợ.
Phải nói rằng chính những điều nhỏ nhặt như vậy đã khiến khách du lịch nước
ngoài phải do dự rất nhiều khi nghĩ đến chuyện đi du lịch ở Việt Nam.
Bẩn
và bẩn khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trước mặt bạn bè thế giới. Việt
Nam được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển thơ mộng nhưng nó đã bị
làm hoen ố bởi ý thức vệ sinh chung kém cỏi của người dân Việt Nam. Rác vứt bừa
bãi ở mọi nơi, từ bãi biển đến những con đường, rác trở thành người bạn đồng
hành trên mọi lối đi. Rác biến cái đẹp thành xấu, và nguy hiểm vì nó khiến bệnh
tật phát sinh. Người nước ngoài quen với ý thức vệ sinh cao, rác thải được phân
loại rõ ràng sẽ không thể, không thể hài lòng với những địa điểm vui chơi mà
tràn ngập rác thải.
6. Sản phẩm độc hại
Thật
tệ là Việt Nam lại tràn ngập các đồ ăn, thức uống cũng như các loại hàng hoá đầy
chất độc hại trên thị trường. Nếu ngành du lịch Việt Nam muốn hướng tới những công
dân của những nước có nền kinh tế phát triển, thì tình trạng này cần phải chấm
dứt. Với trình độ dân trí cao và luôn có những yêu cầu cao trong các dịch vụ
hàng hoá của khách du lịch nước ngoài, thì thực trạng nền kinh tế Việt Nam như
thế nào sẽ không thể nào thoát khỏi sự hiểu biết của họ. Tôi dám chắc người nước
ngoài họ còn hiểu biết sâu sắc về Việt Nam hơn chính người dân Việt Nam.
7. Một xã hội nguy hiểm
Tệ
nạn trộm cắp, móc túi chính là trải nghiệm khó quên nhất ở Việt Nam của rất nhiều
du khách. Và nó khiến họ nói lời từ biệt Việt Nam, dù rất bị cuốn hút bởi những
vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên Việt Nam. Bên cạnh nạn trộm cắp móc túi, là tệ
nạn côn đồ, trấn lột hoành hành ở các tụ điểm du lịch.
Ở Việt Nam những nơi đáng sợ nhất là bến tàu, bến xe, đồn công an, các tụ điểm vui chơi, và các chuyến xe di chuyển. Nếu bạn đã từng đi du hí ở các nước phát triển, bạn sẽ nhận thấy các địa điểm như bến xe, bến tàu, và đồn công an luôn là nơi an toàn, hầu như không thấy những cách hành xử kiểu “xã hội đen” như ở Việt Nam. Không an toàn và không đảm bảo các tài sản của du khách, đó chính là những trải nghiệm khó mà quên được đối với những du khách quen sống trong môi trường xã hội tự do và có trách nhiệm.
Mặc
dù trong năm 2015, ngành du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng bởi những vụ nổ bom khủng
bố ở thủ đô Bangkok, ngành du lịch của đất nước này vẫn tăng trưởng khá cao so
với năm 2014. Có lẽ du khách vẫn cảm thấy Thái Lan an toàn hơn Việt Nam, và họ
cảm thấy du lịch ở “đất nước của nụ cười” ([1]) vẫn dễ chịu
hơn ở xứ Việt Nam đầy rẫy trải nghiệm kinh dị.
-------------------------------
*Các
bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm
hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment