Dạ Ngân
10/05/2015
ăm
1987, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Chỉ thấy mừng duy nhất một điều:
nhà văn tỉnh lẻ, từ giờ mấy ông Tuyên giáo tỉnh muốn ăn hiếp hay chụp mũ dù sao
cũng có hội đoàn và đồng nghiệp bênh.
Năm
1989 lần đầu đi dự Đại hội Nhà văn Việt Nam. Một may mắn trọn vẹn. Mười ngày
“rung chuyển thế giới” theo cách nói của ông Trần Trọng Tân khi ấy. Mười ngày
làm nên lịch sử. “Phe vui tươi” cảm thấy sức nặng của nhà văn với bản lề thời đại,
“phái hầm hầm” thì lui vào phòng ngự để tìm cách phản công. Mười ngày hai bên cấp
tiến và xu phụ vật nhau sôi động như nghị viện. Và rồi, chính số nhà văn “vui
là chính” đã làm lệch cán cân. Đại hội kết thúc trong “vui là chính” như mong
muốn của những ai bỏ tiền ra cho nó.
Hậu
Đại hội IV ám như có ma. Những ai tham luận gay gắt, những ai vỗ tay và đứng
lên ngồi xuống tán thưởng với Tâm thư của nhà văn Trần Độ gửi đại hội đều bị
làm phiền. Dư luận rót từ thủ đô xuống tận địa phương, Dương Thu Hương là con
đàn bà thế nọ thế kia, Trần Độ là tay chân của Trần Xuân Bách. Bỗng tới tai gia
tộc: Dạ Ngân là nhân vật phò đa nguyên! Thế là trong một bữa cơm đích thân một
vị tướng Quân khu 9 đặc cách nhà văn nữ trẻ, ông không nói chính trị, chỉ đến
khi tiễn nhà văn ra cổng, ông mới thân tình: “Ê cháu, đời sống có gì khó khăn
nói mấy chú giúp chớ đừng có đa nguyên nghen!”.
Đại
hội lần thứ V vào 1993 (tháng mấy không nhớ nữa), mờ nhạt như lãnh đạo mong muốn.
Cũng là năm từ giã tỉnh lẻ để ra với thủ đô ngàn năm. Tốt nghiệp Trường Viết
văn Nguyễn Du, năm 1998 được Tổng thư ký Nguyễn Khoa Điềm nhận về Hội Nhà văn,
trong lúc chưa được ấn vào đâu thì nhà văn Anh Đức đánh tiếng với nhà thơ Hữu
Thỉnh: “Có cô đó ngồi ở văn phòng tôi không ra họp đâu đấy!”. Bị thù chắc vì lỡ
thân với Nguyễn Quang Sáng và không chịu làm thân với Anh Đức chăng? Thật là
rùng rợn bởi những người từng được cho là “tinh hoa” của văn đàn!
Cái
ơn việc làm của Tổng thư ký Nguyễn Khoa Điềm lấn cấn mãi trong lòng khi chính
nhà thơ này lúc làm Trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương đã đối xử với Chuyện
kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn ra sao ai cũng biết. Một con người
khác bên trong mình bắt đầu hình thành, có lẽ từ đó. Im lặng, chọn cách im lặng
vì cái này và cái kia cứ xoắn vào nhau như dây xích, không tháo ra được.
Đại
hội VI cuối xuân năm 2000 đã phải nhóm họp những tiểu đại hội để gạch tên nhau.
Khi ấy đã về làm ở báo Văn Nghệ, dưới trướng của sếp Hữu Thỉnh. Đám
cưới con trai diễn ra cũng trong dịp ấy. Cầm lá đơn xin vắng, sếp Thỉnh hỏi
ngay: “Đám cưới con quan trọng hay Đại hội Nhà văn quan trọng?”. Có thể nào buột
ra một câu hỏi ấy cho một người mẹ luôn phải cách xa con mình gần 2000 cây số?
Dĩ nhiên lần ấy ban tổ chức tiểu đại hội không đưa đơn báo vắng, coi như đương
sự tự ý vắng mặt và có lẽ, cũng để cho danh sách được bầu gọn đi để các nhà văn
gạch tên nhau cho nhanh.
Vì
làm ở báo Văn Nghệ nên cưới cho con xong, ra đúng vào lúc đại
hội khai mạc, được sếp cử đi viết bài. Bạn bè miền Tây, bạn bè Sài Gòn, bạn bè
khắp nơi thấy đeo biển “phục vụ” chứ không được đeo biển đại biểu không khỏi ái
ngại: Bà này tư cách có vấn đề gì mà không được bầu đi dự đại hội vậy ta? Con
người im lặng lại nhắc, nói gì, không nên nói gì cả, đồng nghiệp mà nhìn vào biển
đại biểu chính thức hay không là chính thức để đánh giá nhau thì mình lên tiếng
làm gì.
Tháng
8 năm ấy, cái năm 2000 nóng rẫy ấy, nhà văn Trần Độ qua đời. Sếp Thỉnh nhăn nhó
bảo Khổ quá khổ quá, cứ phải xin ý kiến cấp trên mãi về việc cáo phó ông Độ
trên báo Văn Nghệ. Một người như nhà văn Trần Độ mà không có được
“một bao diêm” cáo phó trên tờ báo của Hội Nhà văn Việt Nam ư? Thật không tin
vào mắt mình, quả đúng như thế, không có dòng nào về cái chết của một người như
Tướng Trần Độ cả.
Lòng
hội viên xa dần. Có người xa sớm hơn. Và có những người chập chờn với ân tình
và lên tiếng. Im lặng là hèn nhưng im lặng cũng là thượng sách. Đại hội VII năm
2005, Hồ Anh Thái và Phan Thị Vàng Anh là hai gương mặt để các hội viên không
“vui là chính” kỳ vọng. Nhưng đâu chừng hơn nửa nhiệm kỳ thì hai vị ấy “cáo
quan”, cũng coi im lặng là thượng sách.
Từ
Đại hội 2010 đã không còn xem Hội là Hội nghề nghiệp nữa. Mặc hết. Ai là “thùng
phiếu di động”, mặc! Nhiều hội viên “nghĩ vậy mà không phải vậy” cũng chọn im lặng
là thượng sách, ở cái xó Việt Nam này phương châm ấy có nghĩa là tồn tại và
cũng là sống sót. Đại hội không “vui là chính” sao được khi cấp trên đã nặn ra
được một con người ở đâu và với ai cũng “tuyệt vời, tuyệt vời”. Thật tuyệt vời
khi hội chính trị nghề nghiệp của nhà văn được dẫn dắt bằng một mánh khóe bình
dân như vậy.
Cũng
đã không bao giờ hồi đáp với những công văn từ Hội kiểu tự kê khai để xét giải
thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước. Lần trước 2010 và lần mới đây. Ai
điện thoại xin phiếu thì lập tức phải nghe: Đồng nghiệp ơi, đừng bao giờ
xin phiếu nhà này, nhá! Không gì có thể làm ấm lên quan hệ của mình và
cái Hội nhiều ân oán với những nhà văn và những tác phẩm khi có sóng gió. Có
còn là Hội nghề nghiệp không hay đã hoàn toàn biến thành Hội Vui Là
Chính rồi?
Nợ
dân và nợ nước. Các nhà văn nghiêm khắc với chính mình muốn một Hội ái hữu thực
sự, là nơi đỡ đầu cho văn chương đích thực và cũng là nơi chốn đi về của những
nhà văn trong nước và hải ngoại. Đúng là độc lập và ái hữu, những người làm việc
không công và những đồng nhỏ đóng góp từ tiền túi của chính mình. Vui một cách
sâu sắc và cảm thấy sự sang trọng trong lẽ sống và lẽ viết của hội đoàn mà ai
là thành viên đều mơ một ngày sẽ được Nhà nước cho phép ra đời.
Nhưng
sóng to và gió cả ngày một lớn. Năm ba người với những lý do khác nhau rút lui
khỏi Ban vận động thành lập Văn Đoàn. Có người tuyên bố và có người chọn cách
nhẹ nhàng, im lặng. Mình tuân thủ triết lý không tuyên bố. Nhiều câu hỏi, dĩ
nhiên. Chỉ chia sẻ với những ai thân tình, rằng có vào thì ắt có ra, rằng đơn
giản như đang giỡn thói thường của cái xứ tao tác này, rằng trong nhà hai người
thì nên chỉ có một người đạp sóng, và rằng… điều này thật sâu xa, rằng có khi
chỉ vì nước mắt của đứa con: Đời tư mẹ làm con khổ, đừng làm tương lai con chật
vật mẹ ơi!
Tương
lai của những đứa con thế hệ sau 1975 đó ư? Chao ơi, đang nghĩ và sẽ còn nghĩ
mãi. Nhà văn lầm lũi bước và ngày mỗi ngạc nhiên sao đờm bãi nhiều hơn, rác rưởi
tanh tưởi hơn và con người khủng bố nhau bằng dao, bằng xăng, bằng búa, bằng
dây thừng nhiều hơn, mỗi ngày? Hội viên Hội Nhà văn có thể chỉ là một chiếc áo,
cởi ra khó gì nhưng cả cuộc đời ta, tim óc ta là một quá khứ nặng như đá tảng.
Chắc
gì cái chết đã giải thoát được gánh nặng này. Mỗi ngày, nuốt nước mắt vào trong
và cân nhắc, lựa chọn. Cả đời rồi cứ phải cân nhắc và lựa chọn. Nhưng không người
mẹ nào cầm lòng được khi con mình khóc dù đứa con ấy không còn trẻ nữa.
Chúng
ta đã làm gì chính ta và con cái ta và đất nước này?
2h
sáng ngày 8/05/2015
D.N
Được
đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:53
----------------------------
TIN LIÊN QUAN :
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2015-05-09
.
Nguyễn Xuân Diện-Blog Thứ
Bảy, ngày 09 tháng 5 năm 2015
.
Võ Thị
Hảo trò chuyện với BTV Dân Luận - 08/05/2015
.
Ngô Thị
Kim Cúc - Văn Việt 7/5/2015
.
BBC -
6 tháng 5 2015
.
No comments:
Post a Comment