Tú Anh - RFI ĐIỂM
TIN
Đăng
ngày 10-04-2015
Barack
Obama và Raoul Castro cùng tham dự Thượng đỉnh Châu Mỹ khai mạc ngày 10/04/2015
tại Panama. Báo chí Pháp tiên liệu, quan hệ giữa hai kẻ thù « truyền kiếp
» hệ lụy của chiến tranh lạnh sẽ được hâm nóng vì lợi ích của mỗi bên
và của toàn vùng.
Tin
tặc : vũ khí mới của thánh chiến Hồi giáo , nỗ lực hòa giải Mỹ-Cuba, Trung Quốc
phô trương sức mạnh kinh tế, tâm lý kỳ thị màu da tại Pháp là những chủ đề chiếm
trang nhất các tờ báo lớn trong ngày.
Với
tựa Obama và Raoul Castro sẽ « ghi dấu ấn » hòa giải lịch
sử, Le Monde dành một trang để thuật lại từng bước thăng trầm trong tiến trình
từ thăm dò, tiếp cận cho đến thương thuyết mật giữa một vài nhân vật tin cậy và
được chọn lọc thật kỹ. Theo Le Monde, trước và sau cú bắt tay lịch sử khi tổng
thống Mỹ Barack Obama đến chào lãnh đạo Cuba Raoul Castro hôm tang lễ cố tổng
thống Nam Phi Nelson Mandala ngày 15/12/2013, đối thoại ngầm giữa hai chính phủ
không bao giờ gián đoạn. Hiểm nguy lớn nhất đe dọa tiến trình hòa giải mà mỗi
bên đều lo sợ không phải là bẫy ngầm lật lọng của đối thủ mà chính là kẻ thù
bên trong.
Lịch
sử cũng là nhận định của Le Figaro về sự hiện diện của hai lãnh đạo Mỹ và Cuba
tại cùng một hội nghị thượng đỉnh. Nhật báo cánh hữu lưu ý là cho đến lúc này
(lúc bài báo lên khuôn) chương trình không dự trù hai ông Obama và Raoul Castro
gặp nhau nhưng Washington cho biết « sẽ có cơ hội trao đổi ».
Khả
năng Hoa Kỳ rút tên Cuba ra khỏi danh sách các nước ủng hộ khủng bố chắc chắn sẽ
được thực hiện theo đòi hỏi của La Habana như là điều kiện để mở lại sứ quán Mỹ
tại hải đảo.
Chính
quyền Cuba vẫn e dè chưa muốn mở cửa kinh tế và chính trị vì sợ mất quyền lực.
Phía Mỹ, áp lực chống đối của cộng đồng người Mỹ gốc Cuba không muốn La Habana
thêm dưỡng khí để kéo dài chế độ áp bức.
Tuy
nhiên, theo phân tích của Le Fagaro, một khi quan hệ hai bên được hâm nóng cho
dù có giới hạn thì Hoa Kỳ mới là kẻ được phần lớn nhất, bình thường hóa quan hệ
toàn diện với châu Mỹ la tinh. Tình hình kinh tế của nhiều nước trong khu vực rất
bấp bênh do đồng đô la mạnh, do nguyên liệu mất giá và thiếu thị trường xuất khẩu.
Đây là thời cơ để Washington tái chính phục thị phần đang bị Bắc Kinh gậm nhấm.
Cũng
theo Le Figaro, bầu không khí hòa hợp tại thượng đỉnh Panama có thể bị cản trở
vì quan hệ vẫn còn căng thẳng giữa Mỹ và Venezuela do Hoa Kỳ ban hành những biện
pháp mới trừng phạt Caracas. Mỹ đã gửi một sứ giả đến Venezuela nhưng không rõ
kết quả. Tổng thống Nicolas Maduro dọa là sẽ vận động 35 nước thành viên ký
kháng thư lên án « đế quốc».
Tuy
nhiên, sau cú điện thoại của tổng thống Brazil Dilma Roussseff, lãnh đạo
Venezuela có vẽ đã hạ hỏa.
Washington
đánh cược vào sự thành công của xu hướng cởi mở vì quyền lợi của Cuba, của khu
vực sẽ mạnh hơn thái độ đối đầu của Venezuela. Chính sách « thái quá » của
chính quyền Caracas cũng được một nhà ngoại giao của chính Venezuela, nguyên là
đại sứ tại Liên Hiệp Quốc phê phán là động lực gây căng thẳng tại châu Mỹ La
Tinh. Milos Alcalay dự báo là tình trạng một đảng cầm quyền quá lâu, với quá
nhiều sai lầm chính trị, kinh tế đã làm cho cử tri phe tả tại Venezuela mệt
mõi. Tình trạng này không phải là đặc thù của Venezuela mà của nhiều nước trong
vùng từ Brazil cho đến Achentina.
Tin
tặc nhân danh đấng Tiên tri
Sự
kiện chương trình truyền hình của đài Pháp ngữ TV5Monde bị Nhà nước Hồi giáo
đánh sập và phải gần một ngày sau đó mới phục hồi gây chấn động trong công luận.
Nhật báo Công giáo La Croix gọi đây là một vụ tấn công mới mà nạn nhân là nước
Pháp. Tin tặc kềm chế TV5 « từ xa », và đưa lên khẩu hiệu vinh danh
các đợt khủng bố tại Paris hồi tháng Giêng, tấn công tuần báo trào phúng
Charlie Hebdo và kêu gọi binh sĩ Pháp đào ngũ. Đối với La Croix, vụ tin tặc phá
hoại đài truyền hình TV5, phương tiện phổ biến văn hóa, thông tin chính yếu của
khối Pháp ngữ, là hành động có mục tiêu xâm phạm các quyền tự do thông tin và
ngôn luận.
Nhật
báo Le Figaro, với tựa trong ngoặc kép « giáo triều tin tặc » nhận
định : những quả bom « khôn » của Tây phương không đủ sức tiêu
diệt « thành phần tội ác quốc tế » vì họ « sử dụng vũ
khí phục vụ xã hội thông thoáng để đánh xã hội thông thoáng ». Chiến lược
được gọi là « ba cuộc chiến » của Nhà nước Hồi giáo gồm : khủng
bố, quảng bá khủng bố bạo lực bằng internet để tuyên truyền và mũi tên thứ ba
là tin tặc tấn công vào truyền thông Tây phương. Le Figaro cảnh báo : nếu tây
phương không cảnh giác, chấn chỉnh các nhược điểm trong hệ thống điện toán quản
lý các lãnh vực nhạy cảm như hệ thống giao thông đường sắt, hàng không, trung
tâm hạt nhân, an ninh quốc phòng thì không ai dám tưởng tượng tương lai sẽ như
thế nào nếu….tin tặc Hồi giáo ra tay.
Gây
thiệt hại dây chuyền cho cộng đồng Hồi giáo
Hành
động bạo lực cắt đầu hãm hiếp những người không cùng tôn giáo hay hệ phái của
Nhà nước Hồi giáo đã làm cho tín đồ đạo Hồi phải trả giá bằng sự nghi kỵ của
các cộng đồng khác. Nhật báo cánh tả độc lập Libération dành 5 trang để tường
thuật, phân tích và phỏng vấn về nạn « kỳ thị chủng tộc » tại
Pháp. Với tựa « không phải người Pháp nào cũng da trắng ».
Libération kêu gọi phải « nói không » với nạn kỳ thị vì các kết
quả thăm dò ý kiến cho thấy « nước Pháp quá bao dung với kỳ thị » :
7 trên 10 người cho rằng nước Pháp đón nhận quá nhiều di dân. Nếu 67% dân chúng
cho rằng cần phải cho tín đồ đạo Hồi được quyền tự do sinh hoạt thì đến 93% cảm
thấy y phục trùm đầu, che mặt gây khó chịu. Người dân du mục Rom còn bị kỳ thị
nặng nề hơn do tai tiếng trộm cắp (76%) do không muốn hội nhập (77%) theo một kết
quả thăm dò.
Câu
hỏi đặt ra là có một mẫu người kỳ thị chủng tộc hay không ? Nhà nghiên cứu xã hội
Vincent Tiberj phác họa chân dung : không hẵn là người già nhưng là kẻ ít học,
cực đoan khi…cánh tả cầm quyền và trở về tâm lý bao dung hơn đối với người khác
màu da khi cánh hữu cai trị.
Trung
Quốc đại trị , thiên hạ đại loạn ?
Trong
khi thế giới đang phải đối đầu với nhiều vấn nạn thì dường như có một mình
Trung Quốc là vẫn hấp dẫn. Trên đây là tin tức trên nhiều tờ báo Pháp, ít ra là
trên các tựa. Nhật báo kinh tế Les Echos khẳng định là nhiều đại công ty Pháp,
từ ngân hàng BNP Paribas, tập đoàn hóa học Arkema, nông phẩm chế biến Bongrain
cho đến công ty sữa chua Danone chiêu dụ các sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp từ
đại học Pháp để đưa về hoạt động tại Hoa lục.
Một
cách sâu xa hơn, mục thời sự trong ngày của Le Monde « Trong khi đó thì
Trung Quốc … », tác giả Alain Frachon nhận định : trong khi Trung Đông tự
tiêu diệt, Châu Âu chật vật tìm tăng trưởng, Hoa Kỳ hoài nghi khả năng phục hồi
kinh tế có bền vững hay không, còn Nga thì dậm chân tại tại chỗ, thì một mình
Trung Quốc có thể tỏ lòng tội nghiệp cho các nước « dã man ». Tập Cận
Bình và Lý Khắc Cường tỏ bề ngoài rất tự tín tại hội nghị kinh tế thường niên
Bác Ngao ở Hải Nam.
Một
dấu hiệu cho thấy một bộ phận xã hội trung lưu đang lớn mạnh và có khẩu vị thưởng
thức là mức nhập khẩu rượu vang Pháp trong năm 214 lên đến 18 triệu chai.
Tuy
nhiên nhà chính trị Robert Dujarric cho rằng tương lai thế giới tùy thuộc vào
châu Á Thái Bình Dương. Hoa Kỳ biết rõ điều này và dùng hiệp ước hợp tác thương
mại xuyên Thái Bình dương TPP, không có Trung Quốc, để phản công ảnh hưởng
Trung Quốc. Đối với Mỹ, Trung Quốc chưa mở cửa lãnh vực công cho quốc tế đầu tư,
chưa tuân thủ các biện pháp bảo vệ tác quyền, quyền lợi công nhân, an sinh xã hội.
Theo
chuyên gia kinh tế Tây phương giảng dạy tại đại học Tokyo, thì chế độ Trung Quốc
hiện nay không có khả năng cải cách sâu rộng. Cái gọi là kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của Bắc Kinh là nền tảng của một chế độ mà ADN, tức cội
nguồn lẽ sống của nó, không phù hợp với bất cứ học thuyết kinh tế nào từ cổ chí
kim, từ Adam Smith cho đến dân chủ xã hội và kể cả học thuyết kinh tế thị trường
xã hội.
No comments:
Post a Comment