Di
sản của cựu Tổng Thống Jimmy Carter
Lê Hoành Sơn
Published 09/01/2025 By VQ0
Cựu Tổng
Thống 39 Hoa Kỳ Jimmy Carter qua đời ngày 29/12/2024
Cựu
Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 39 – Jimmy Carter vừa tạ thế ngày 29/12/2024, hưởng đại
thọ 100 tuổi (1924-2024). Ông mệnh danh là vị tổng thống của “Human Right”.
Sau thất bại tái tranh cử năm 1980 trước Tổng Thống đảng Cộng Hoà Ronald
Reagan, ông Carter trở về tiểu bang Georgia tích cực tham gia Trung Tâm Carter
(The Carter Center: Waging Peace – Fighting Disease – Building Hope) nơi tập
trung ba mục tiêu cao cả: Tiến Hành Hòa Bình – Chống Lại Bệnh Tật – Xây Dựng Hy
Vọng (1). Ông Carter và các thành viên của Trung Tâm thường tham gia các cuộc
giám sát bầu cử khắp thế giới để hỗ trợ các cuộc bầu cử được công bằng. Họ đã đến
Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latin với tư cách quan sát viên bầu cử. Hình dưới
đây chụp vào năm 1996, lúc ông Jimmy Carter 72 tuổi đến Palestine để mở khóa kiểm
soát thùng phiếu bầu cử.
Ngày
20 tháng 1 năm 1996: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter kiểm tra thùng phiếu tại
trại tị nạn Daheisha ở Bờ Tây Palestine. Ông Carter đang dẫn đầu một phái đoàn
quốc tế để quan sát cuộc bầu cử của Palestine. (Ảnh: Yoav Lemmer/AFP qua Getty
Images)
Cựu
Tổng Thống Jimmy Carter và vợ là bà Rosalynn được tiếng tốt qua sự cộng tác của
họ với Tổ Chức Hỗ Trợ Gia Cư Habitat (Habitat for Humanity), đó là tổ chức xây
dựng nhà ở cho người nghèo. Jimmy Carter và vợ ông mỗi năm dành một tuần lễ làm
việc với các thiện nguyện viên của Habitat đi khắp nơi xây dựng nhà ở cho dân
nghèo. Hình dưới đây chụp vào năm 2010, lúc ông đã 86 tuổi cùng vợ đến
Baltimore, tiểu bang Maryland phụ giúp xây nhà cho dân nghèo.
Cựu
Tổng thống Jimmy Carter và vợ Rosalynn đang xây một cửa sổ trong cho cdân nghèo
tại Baltimore tiểu bang Maryland năm 2010 (Ảnh: Michael Reynolds/EPA, qua
Shutterstock)
Ông
Jimmy Carter là đảng viên đảng Dân Chủ, ông xuất thân từ trường Sĩ Quan Hải
Quân của Hoa Kỳ năm 1946, phục vụ tại các đội tàu ngầm thuộc Hạm Đội Thái Bình
Dương và Hạm Đội Đại Tây Dương. Năm 1953 ông giải ngũ với cấp bậc Trung Úy trở
về quê ở tiểu bang Georgia làm nông trại và hoạt động chính trị .
Ông là một tín hữu Cơ Đốc Giáo sùng đạo, đến nhà thờ hằng tuần vào ngày Chúa Nhật
để giảng kinh thánh trên cương vị một Giáo viên Trường Chúa Nhật suốt cuộc đời
chính trị của ông. Một ngày ông bỏ thì giờ cầu nguyện vài lần và nhận Chúa
Jesus là động lực chủ đạo trong cuộc đời của ông.
Di
sản đạo đức:
Đối
vời người tị nạn Việt Nam, khi ông vào Tòa Bạch Ốc năm 1977 là lúc làn sóng người
Việt Nam vượt biên tìm tự do bắt đầu nở rộ, cũng là những năm mà của “cột đèn ở
Việt Nam nếu biết đi thì vẫn đi tìm tự do”.
Hàng triệu người chạy trốn khỏi sự áp bức của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam
(CSVN) bằng đường biển và đường rừng, nhiều người đã chết dưới lòng đại dương
hay phơi xác trong rừng sâu trên hành trình tìm tự do.
Tổng Thống Carter đã ra lệnh cho các tàu chiến Hạm Đội 7 Hoa Kỳ tìm vớt những
người tị nạn chạy trốn bằng đường biển. Tờ The New York Times số rà ngày
29/7/1979 có đưa tin: “Tuần trước, ông Carter tuyên bố ông đã đặt Hạm đội
7 vào tình trạng báo động đặc biệt để tìm kiếm thuyền nhân chạy trốn khỏi Việt
Nam” (2) Cuộc di cư trở nên dữ dội hơn theo thời gian, Jimmy Carter có
lập trường quyết liệt cho phép nhận người tị nạn Đông Nam Á vào Mỹ tăng gấp đôi
(3).
Vào thời điểm đó, mặc dù cuộc thăm dò của đài CBS và The New York Times có đến
62% dân Mỹ không đồng ý đón tiếp người tị nạn Đông Nam Á (4) nhưng cựu tổng thống
Jimmy Carter cương quyết với chính sách mới đầy nhân bản : “chúng tôi sẵn
sàng hành động với lòng trắc ẩn vốn là đặc điểm truyền thống của Hoa Kỳ khi đối
mặt với những tình huống khủng hoảng con người như vậy” – “Hàng nghìn sinh mạng
con người đang bị đe dọa” . Trong thời gian 1977-1980 nhờ vào
“lòng dũng cảm chính trị” của ông Carter, hàng triệu thuyền nhân người Việt đến
định cư tại Hoa Kỳ để có đời sống tự do.
Ông Jimmy Carter còn ký một “Đạo Luật Người Tị Nạn Năm 1980” để giúp những người
chạy trốn có những trại tạm trú tị nạn trước khi được Hoa Kỳ hay một nước thứ
ba chấp cho nhận định cư. Đạo Luật này còn chấp nhận cho những chương trình ra
định cư hợp lệ (legal Immigration) do thân nhân bảo lãnh cho người thân ở Việt
Nam qua Mỹ…
Những việc làm của ông, đi ngược ý muốn số đông người Mỹ, có thể nói “lòng dũng
cảm chính trị” của ông Carter đã cứu giúp bao nhiêu triệu người ao ước đến bờ tự
do.
Đứng về mặt lương tâm mà phán xét thì cựu tổng thống Jimmy Carter “là một nhà
lãnh đạo đầy lòng nhân đạo” như Ông từng tuyên bố rằng: “Chúng ta giúp
những người nghèo đang chạy trốn khỏi chủ nghĩa cộng sản. Họ muốn có một cuộc sống
tốt đẹp hơn và chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì có thể để hỗ trợ họ”.
Cựu Tổng
Thống Jimmy Carter xứng đáng đoạt giải Nobel Hoà Bình năm 2002.
Di
sản chính trị:
Vì
ông giàu lòng nhân đức nên cách hành xử của ông nghiêng về rung động trái tim
nhiều hơn suy tính lý trí. Điều này phù hợp với một người tu hành hơn một chính
trị gia. Trong khi trên lãnh vực đạo đức, cựu TT Carter đã để lại nhiều điều
quá tốt đẹp muốn hoà bình và công bằng cho mọi người trên thế giới và mở vòng
tay đón chào những người khốn khổ chạy trốn tìm tự do. Thì tại Hoa Kỳ ông có những
chính sách đối nội yếu kém mà nhiều người Mỹ lên tiếng đả kích cho rằng ông đã
để lại một di sản tồi tệ cho xã hội Hoa Kỳ thời ông làm Tổng Thống
Vừa
mới lên nhậm chức “chân ướt,chân ráo” vào ngày 20 tháng 1 năm 1977 ông đã có
tuyên bố 4483: “Lệnh ân xá cho những người không thi hành quân dịch trong chiến
tranh Việt Nam”; Ông bị dân chúng Mỹ cho rằng: “quá khoan dung đối với
những người đàn ông đã trốn tránh trách nhiệm trong thời chiến”.
Về Kinh tế, nhiệm kỳ của cự TT Carter kinh tế bị đình trệ khủng khiếp chưa tổng
thống nào có, lạm phát trung bình trong 4 năm tăng lên 9.9%, nạn thất nghiệp đạt
đỉnh 21.9% (5) và cơn khủng hoảng năng lượng thê thảm…. nó đã thành di sản tồi
tệ dưới thời Jimmy Carter, đến nỗi ông Stuart Eizenstat, Cố Vấn Chính Sách
của Carter cho biết: “Đó là một thời kỳ kinh hoàng. Giống như việc phải
tiếp nhận một chế độ ăn uống, hàng ngày toàn tin xấu và Toà Bạch Ốc cố gắng giải
quyết nó”(6)
Về
ngoại giao vì tính nhân đạo, cựu TT Jimmy Carter có những chính sách đối ngoại
bị thế giới qua mặt:
– Ngày 4 / 11/1979, Iran bắt giữ hơn 50 nhân viên ngoại giao Mỹ làm con tin,
trong 444 ngày TT Carter không có giải pháp thích hợp để lấy con tin. Phải đợi
đến ngày Ronald Reagan nhậm chức 20/01/1981 thì tất cả đều đợc thả tự do về Mỹ.
–
Thiết lập quan hệ ngoại giao hoàn toàn với Trung Cộng… Trung Cộng lớn mạnh ngày
này phải biết ơn Jimmy Carter thay đại diện Trung Hoa bằng Bắc Kinh thay thề
Đài Loan.
–
Hiệp ước Hòa bình Trại David giữa Israel và Ai Cập,
–
Hiệp ước SALT II giữa Hoa Kỳ và Liên Xô,
–
Hiệp ước Kênh đào Panama bàn giao cho Panama làm chủ, ngày nay Donald Trump đòi
lấy lại.
Tất
cả các ngoại giao trên hình như quyền lợi nước Mỹ đều bị chèn ép vì cựu Tổng Thống
Jimmy Carter quá hiếu hoà và đặc biệt ông hoàn toàn thiếu chiến đấu tính.
Ngày
29 tháng 12 năm 2024, Trung tâm Carter thông báo Tổng thống Carter đã tạ thế tại
nhà riêng ở Plains, Georgia, Hoa Kỳ, tang lễ của ông gồm quốc tang đến địa
phương và cuối cùng gia đình hậu sự:
– Sáng thứ Năm ngày 9/01/2025 10:00 AM (EST)
Lễ Quốc Tang tại Nhà Thờ Quốc Gia ở Washington DC.
– Sau đó máy bay sẽ đưa linh cửu của ông về nhà thờ Baptist Maranatha ở Plains,
Georgia vào lúc 3:45 PM (EST) để làm lễ tang tại nhà thờ
– Cuối cùng gia đình sẽ chuyển linh cửu ông về nhà riêng ở Plains, Georgia, Hoa
Kỳ để chôn cất lúc 5:20 (EST).
Thế
là xong một kiếp người ra đi về miền miên viễn! Sự ra đi của ông Jimmy Carter để
lại ân tình với những người Việt tị nạn tìm tự do. Xin một nén hương lòng cầu
nguyện cho ông Carter sớm về cõi vĩnh hằng.
Texas
ngày 9 tháng 1 năm 2024
Lê Hoành Sơn
Chú
thích:
(1)
https://www.cartercenter.org/
(4)
https://amp.cnn.com/cnn/2024/12/30/politics/jimmy-carter-refugees-legacy-cec
(5)
https://www.investopedia.com/us-inflation-rate-by-president-8546447#toc-jimmy-carter-19771981
(6)
https://www.marketplace.org/2024/12/30/the-economic-legacy-of-jimmy-carter/
No comments:
Post a Comment