Sunday 23 June 2024

TỰ DO HỌC THUẬT Ở VIỆT NAM : KHI GIÁO DỤC ĐI LIỀN VỚI CHÍNH TRỊ (BBC News Tiếng Việt)

 



Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

BBC News Tiếng Việt

23 tháng 6 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clkklem4rz9o

 

Việt Nam hiện vẫn nằm trong nhóm có thứ hạng thấp về tự do học thuật, khi giáo dục phải luôn gắn liền với chủ trương, đường lối và lập trường của Đảng Cộng sản.

 

Tự do học thuật không được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Khái niệm này không có trong Hiến pháp năm 2013 lẫn Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

 

Theo đó, giảng viên không có “tự do” mà chỉ có quyền “độc lập về quan điểm”. Tuy nhiên, sự “độc lập” này phải “phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”.

 

Cụ thể, Khoản 7 Điều 55 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định giảng viên được phép “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”.

 

Khi được BBC News Tiếng Việt hỏi về Khoản 7 Điều 55 kể trên, Giáo sư Doyle Srader từ đại học Bushnell, Mỹ đánh giá:

 

“Nếu đó là điều được viết trong luật pháp của Việt Nam thì tôi thấy thật là nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng đó là một công cụ những người quyền lực sử dụng để tiếp tục nắm quyền, bằng cách đàn áp sự bất đồng. Tôi nghĩ về lâu dài, điều này không giúp ích cho bất kỳ ai.”

 

Ông nói rằng ở Mỹ “chẳng có tuần nào trôi qua mà chúng tôi không nói về nó. Tự do học thuật được nhắc đến gần như trong mọi cuộc họp.”

 

“Mọi người luôn nhắc nhau rằng tự do học thuật rất được đề cao và coi trọng,” ông thêm.

Khi được hỏi về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, giảng viên đại học ở TP Hồ Chí Minh, đã nhắc tới báo cáo về tự do học thuật năm 2023 của Đại học Friedrich-Alexander Erlangen-Nürnberg (FAU) của Đức và Viện nghiên cứu V-Dem của Thụy Điển.

 

Theo báo cáo này, Việt Nam thuộc nhóm 20-30% các quốc gia có chỉ số tự do học thuật thấp nhất trong số 179 quốc gia.

 

Cụ thể, trên thang điểm từ 0 đến 1 (từ thấp đến cao), Việt Nam đạt 0,32 điểm.

 

Để so sánh, điểm của một số quốc gia khác như sau: Bắc Hàn (0,01), Trung Quốc (0,07), Campuchia (0,25), Philippines (0,55), Indonesia (0,69), Nhật Bản (0,6), Mỹ (0,69), Canada (0,86), Đức (0,93), Thụy Điển (0,94).

 

Bên cạnh đó, bà cũng lấy ví dụ việc con gái mình được tranh luận và phản biện rất nhiều khi học sử ở Mỹ. Trong khi đó, môn học này ở Việt Nam lại bị “giới hạn góc nhìn theo quan điểm chính thống”.

 

Theo Bách khoa Toàn thư Britannica, tự do học thuật là quyền cơ bản của giảng viên và sinh viên được dạy, học, thực hiện nghiên cứu và theo đuổi tri thức mà không bị can thiệp hay hạn chế một cách bất hợp lý bởi pháp luật, quy định của nhà trường và áp lực từ công chúng.

 

Tính tới cuối năm 2023, có khoảng 72 bản hiến pháp trên thế giới có quy định riêng về quyền tự do học thuật, theo một bài viết của Tiến sĩ Bùi Tiến Đạt trên Vietnamnet.

 

Trong danh sách này có nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia…

 

 

Bất đồng với giáo trình

 

Từng bất đồng về nội dung giáo trình của môn hùng biện (Public Speaking), Giáo sư Srader kể lại trải nghiệm của mình:

 

“Thời điểm đó là khoảng 10 năm đầu khi tôi bắt đầu đi dạy. Tôi dạy ở một trường đại học mà sách giáo khoa sẽ được cả ủy ban cùng chọn.

 

“Khi đó tôi đã muốn bỏ qua một chương trong sách bởi nó có thông tin không chính xác và những lời khuyên mà tôi thấy rất tệ.

 

“Tuy nhiên, những thành viên khác trong ủy ban lại rất thích cuốn sách đó và kiên quyết yêu cầu tôi phải sử dụng nó để giảng dạy, bao gồm cả chương mà tôi vừa nói tới,” ông chia sẻ.

 

Dù đồng ý dạy, Giáo sư Srader không chỉ nói những gì được viết trong sách giáo khoa.

Ông cho biết mỗi khi dạy chương đó, ông thường nói rõ với học sinh:

 

“Đây là những gì tác giả sách giáo khoa đang cố gắng truyền tải. Có thể sẽ có câu hỏi liên quan trong bài kiểm tra vì vậy hãy chắc chắn rằng các bạn hiểu [phần này]."

 

Rồi sau đó ông sẽ bổ sung thêm quan điểm cá nhân: "Tôi nghĩ quan điểm của tác giả sách giáo khoa này hơi ngớ ngẩn và tôi nghĩ các bạn không nên làm theo nó."

 

Bên ngoài Mỹ, ông từng dạy học tại nhiều trường đại học khác nhau ở Nhật Bản. Giáo sư kể rằng các trường đại học đều tin tưởng và để ông tự do soạn giáo trình và bài tập.

 

 

 XEM TIẾP >>>>>   

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats