Sunday 30 May 2021

TẠI SAO LÝ THUYẾT NGUỒN CỦA COVID 'TỪ PHÒNG THÍ NGHIỆM' XÔN XAO TRỞ LẠI (Stephen Buranyi - The Guardian)

 



Tại sao lý thuyết nguồn của Covid ‘từ phòng thí nghiệm’ xôn xao trở lại

Stephen Buranyi  (The Guardian)

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON MAY 30, 2021   

https://dcvonline.net/2021/05/30/tai-sao-ly-thuyet-nguon-cua-covid-tu-phong-thi-nghiem-xon-xao-tro-lai/

 

Cả hai bên trong cuộc tranh luận nguồn ‘tự nhiên so với nhân tạo’ vẫn bế tắc khi việc tìm kiếm nguồn gốc của Sars-CoV-2 tiếp tục diễn ra

 

https://i.guim.co.uk/img/media/680d744896e4c7737262e76df652e2437e8bd128/0_234_3500_2100/master/3500.jpg?width=445&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=0e14959ead6311282288fded101f2803

‘Viện Virology Vũ Hán (WIV), gần nơi dịch bùng phát đầu tiên được ghi nhận, là cơ quan thu thập virus dơi trong thiên nhiên hàng đầu thế giới.’ Ảnh: Thomas Peter / Reuters

 

Joe Biden muốn biết liệu đại dịch coronavirus có bắt nguồn từ phòng thí nghiệm hay không. Hôm thứ Năm, tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ “tăng gấp đôi” nỗ lực để tìm ra chính xác thời điểm và cách mà virus này xâm nhập vào con người, và hai kịch bản mà ông đưa ra là từ một con vật bị nhiễm bệnh, hoặc từ một tai nạn trong phòng thí nghiệm. Mới năm ngoái, câu thứ hai đó đã khiến người nói bị loại bỏ như một kẻ xấu tính và một kẻ âm mưu; nhưng ngày càng nhiều các nhân vật dòng chính, từ những người trong giới báo chí đến các nhà khoa học có ảnh hưởng và các viên chức chính phủ như cố vấn y tế trưởng của Hoa Kỳ, Anthony Fauci, ít nhất cũng cởi mở với ý nghĩ cho rằng đại dịch có thể bắt đầu do một thất bại trong việc ngăn chặn ở Trung Hoa, hoặc một thí nghiệm virus đã đổ bể.

 

Nếu mới theo dõi, mắt mờ và tự hỏi tại sao mà một điều đã được cho là không thể xảy ra lại sắp trở thành hiện thực, thì bạn không đơn độc.

 

Nhưng có một cách đơn giản để xem những chuyện có thể xẩy ra là gì, các nhà khoa học hiện đang nghĩ gì và thông tin nào có thể giải quyết tranh chấp một lần và mãi mãi.

 

Đầu tiên, trong những ngày đầu của đại dịch, gần như mọi nhà khoa học và nhân vật truyền thông thuộc bất kỳ cơ sở nào đều bảo đảm với thế giới rằng đại dịch có nguồn gốc tự nhiên. Một loại coronavirus gây nhiễm tự nhiên cho dơi có khả năng lây nhiễm sang người qua quá trình tiến hóa bình thường trong môi trường hoang dã hoặc nuôi nhốt ở nông trại. Điều này đã có tiền lệ lịch sử: cả virus Sars ban đầu vào năm 2003 và đợt bùng phát Mers vào năm 2012 đều phát sinh theo cách này. Và bộ gen của virus, được các nhà khoa học Trung Hoa sớm chia sẻ trong đại dịch, và kể từ khi được giải mã trên khắp thế giới hàng nghìn lần, không cho thấy bất kỳ dấu hiệu thao túng rõ ràng nào: nó không sử dụng bất kỳ loại virus nổi tiếng nào làm khung cơ bản, hoặc có sự tương đương về mặt di truyền của lỗ khoan và vết cắt.

 

Tất cả những điều này đều là những lập luận đàng hoàng, nhưng không áp đảo. Vấn đề ít chú ý thấp ở đỉnh của làn sóng đầu tiên trong đại dịch, sự tôn trọng tổng thể đối với thẩm quyền và sự cảnh giác chung về các lý thuyết nghe có vẻ âm mưu, đã khiến trường hợp lây lan từ động vật được trình bày và lặp lại với sự chắc chắn. Và lý thuyết này đã để ngỏ, dễ bị tấn công.

 

Một điều đáng lẽ phải được mọi người thừa nhận vào thời đó là các nhà khoa học nghiên cứu virus, thường làm cả việc thay đổi chúng để trở nên hiệu quả hơn hoặc lây nhiễm sang các loài khác – thậm chí cả con người. Lý do cho điều này là để tìm hiểu về phản ứng của virus và theo dõi cách một mối đe dọa đại dịch có thể xẩy ra. Đây được gọi là nghiên cứu “Gain-of -funtion” – Nghiên cứu chức năng đạt được (GoFR) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu y tế nào làm thay đổi sinh vật hoặc bệnh tật theo cách làm tăng khả năng sinh bệnh, khả năng lây truyền hoặc phạm vi vật chủ (các loại vật chủ [host] mà vi sinh vật có thể lây nhiễm). Nghiên cứu này nhằm tiết lộ các mục tiêu để dự đoán tốt hơn các bệnh truyền nhiễm mới nổi và chế tạo thuốc chủng ngừa và phương pháp điều trị. Và nhiều người cho rằng đó là một việc không nên làm.

 

Điều chắc chắn cũng được biết đến là Viện Virology Vũ Hán (WIV), gần các ổ dịch đầu tiên được ghi nhận, là nơi thu thập hàng đầu thế giới về coronavirus từ dơi trong thiên nhiên, đã nuôi cấy chúng trong các phòng thí nghiệm của họ trước đây và có chuyên môn để thực hiện những thí nghiệm về GoFR. Nếu muốn tạo ra một loại coronavirus gây đại dịch trong phòng thí nghiệm, thì WIV sẽ là một địa điểm tuyệt vời để làm điều đó. Và do đó, hiện nay có một số giả thuyết về chủng virus gây ra đại dịch phát xuất từ WIV, từ một trong những coronavirus tự nhiên đang nghiên cứu oqr Viện đã lây nhiễm cho một thành viên phòng thí nghiệm; thí nghiệm GoFR không nên với một chủng virus cũng gây ra hiệu hậu quả như vậy; hoặc một chủng virus co mục đích làm vũ khí sinh học nhắm mục tiêu vào con người một cách vô tình hoặc cố ý thoát ra ngoài. Với khả năng của phòng thí nghiệm Vũ Hán, tất cả là một loạt những chuyện có thể xảy ra: bất cẩn, liều lĩnh hoặc hoàn toàn xấu xa.

 

Điều này có nghĩa là một số lý thuyết về virus thoát ra từ phòng thí nghiệm luôn hợp lý về mặt hoàn cảnh và khoa học. Mỗi lý thuyết cũng hấp dẫn một cách gọn gàng đối với một loại người nhất định, cái mà bạn có thể gọi là phần rìa của cả hai bên. Nếu bạn là người hoàn toàn đáng tin cậy, lý huyết nguồn gốc tự nhiênvủa virus phù hợp hơn. Các chuyên gia cho rằng một đại dịch virus đang nổi lên tự nhiên là một tiến trình phức tạp mà các chuyên gia cho rằng có khả năng xảy ra. Đó là cách mà mọi thứ đã xảy ra trước đây. Những người ở vị trí có thẩm quyền – ví dụ, điều hành một phòng thí nghiệm nguy hiểm sinh học – là những người có năng lực cao và có thể đáng tin cậy. Bí ẩn được giải quyết bằng uy tín liên hệ.

 

Tuy nhiên, nếu bạn nghiêng về tính dự phòng và âm mưu, thì lý thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm là điều khả tín. Một sự kiện riêng lẻ, rời rạc, do một cá nhân gây ra, và sau đó – nếu đúng – chắc chắn bị che đậy. Cho dù bạn nghĩ rằng đó là một tai nạn hay một vũ khí của ngày tận thế, việc có thể ra vào phòng thí nghiệm cho thêm ngờ vực, khói ở đâu thì lửa phải ở gần đó, và nếu bạn có thể điều tra.

 

Với những gì chúng ta biết, lý luận cả hai bên đều đang gặp bế tắc. WIV có thứ mà các thám tử ngồi ghế bành gọi là động cơ, phương pháp và cơ hội, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Sars-CoV-2 đã từng ở trong phòng thí nghiệm. Về mặt suy diễn, cái hố sẽ sâu như ý bạn muốn – mọi người đã đào sâu vào những điểm bất thường trong danh mục virus của Viện, có một “phúc trình tình báo nặc danh” về việc các thành viên WIV bị bệnh giống như viêm phổi vào tháng 11 năm 2019. Hãy tự nghiên cứu, như người ta thường nói. Nhưng việc ngồi xa lông phân tích âm mưu kiểu chiến tranh lạnh hiếm khi làm cho vấn đề sáng tỏ được hơn.

 

Khi nói đến khoa học, không có quả đấm để hạ gục. Virus có nhiều con đường tiến hóa phía trước, từ đột biến đơn giản đến hoán đổi toàn bộ vùng di truyền với các tác nhân gây bệnh có liên quan chặt chẽ. Một số trong số này có thể được chế tạo xung quanh hoặc hoàn nguyên trong phòng thí nghiệm và để lại ít dấu vết. Do những thay đổi lớn mà Sars-CoV-2 có được để trở thành sẵn sàng gây ra đại dịch không phản ảnh những thay đổi trong bất kỳ loại coronavirus có liên quan chặt chẽ nào, sự xuất hiện của nó hoặc là một sự kiện hiếm thấy – hoặc chúng ta chỉ đơn giản là không biết nhiều về coronavirus trong thiên nhiên. Điều đầu tiên là có thể và điều thứ hai chắc chắn là đúng.

 

Đồng thời, nếu nó được tạo ra trong phòng thí nghiệm, những người sáng tạo đã đi theo một lộ trình loanh quanh, không sử dụng các chủng hoặc cấu trúc đã biết và không phải lúc nào cũng tối ưu hóa virus theo những cách rõ ràng. Phản ảnh điều này, các lập luận khoa học hiện đang nằm sâu trong cỏ dại, tranh cãi về khả năng một chuỗi RNA này hay chuỗi RNA khác phát sinh bằng các phương tiện tự nhiên hay nhân tạo. Cho đến nay họ chỉ giữ cho cửa sổ mở ở cả hai bên tranh luận.

 

Vậy virus thực sự gây ra đại dịch đến từ đâu? Về phía virus xuất hiện tự nhiên, việc tìm thấy một loại coronavirus ở dơi hoặc động vật trung gian tương tự về mặt di truyền với Sars-Cov-2 hơn so với những con hiện đang được ghi nhận sẽ chứng minh một con đường tiến hóa rõ ràng, hợp lý. Càng gần càng tốt và điểm thưởng nếu nó cũng có đường dẫn đến ổ dịch. Điều này sẽ không bao giờ là một trường hợp chắc chắn bất khả tranh luận – có nghĩa là một số phiên bản về việc virus thoát ra từ phòng thí nghiệm sẽ luôn ở với chúng ta như một lý thuyết ngoài lề – nhưng nó sẽ xoa dịu phần lớn giới khoa học. Những nỗ lực đang được tiến hành, nhưng có thể mất nhiều năm.

 

Đối với bên theo lý thuyết vius thoát ra từ phóng thí nghiệm, tất cả là vấn đề nguồn gốc. Có quyền truy cập vào kho lưu trữ chủng WIV, sổ ghi chép phòng thí nghiệm, hồ sơ quy định, có liên hệ với các nhà nghiên cứu. Một lần nữa, nếu những thứ này được chưng minh là vô can thì sẽ luôn có một phần rìa cho thấy có sự che đậy. Nhưng nếu đó là một trường hợp nghiên cứu sai lầm, có lẽ sẽ có bằng chứng trong Viện. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn là quyền đi vào WIV để điều tra không có thể xảy ra sớm. Các nhà khoa học, chính phủ Hoa Kỳ và WHO đã yêu cầu sự cởi mở và hợp tác từ nhà nước Trung Hoa, và đã được dự đoán trước họ sẽ lừng khừng, kéo dài thời gian.

 

Và vì vậy, giống như nhiều lần khác trong năm qua, chúng ta lại bị mắc kẹt mà không có câu trả lời rõ ràng. Vấn đề đã được đưa ra là, về mặt dịch tễ học, không có vấn đề nào trong số này thực sự quan trọng. Virus có thoát ra từ phòng thí nghiệm hay không, đại dịch đã xảy ra và vẫn đang tiếp diễn. Nhưng việc tìm ra nguồn gốc của nó sẽ rất quan trọng. Nguồn gốc tự nhiên sẽ giải thoát cho bất kỳ ai, nhưng xác nhận thêm rằng thế giới bao quanh thiên nhiên của chúng ta đang ủ bệnh đại dịch với tốc độ chưa từng có. Một vụ virus thoát ra từ phòng thí nghiệm sẽ làm hoen ố công việc nghiên cứu khoa học trong suốt đời  người và chứng minh một số người tồi tệ nhất trong cuộc chiến văn hóa – một phần – đúng. Tôi nghĩ tôi muốn thấy trường hợp đầu tiên đúng hơn, nhưng hơn thế nữa, tôi muốn biết sự thật.

 

*

Tác giả | Stephen Buranyi là nhà báo chuyên viết về khoa học và môi trường

 

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Why the ‘lab-leak’ theory of Covid’s origins has gained prominence again | Stephen Buranyi | The Guardian | May 29, 2021.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats