Thursday 13 April 2017

TRANG ĐIỆN TỬ “NHẬT BÁO BA SÀM” TUYÊN BỐ CHÍNH THỨC NGƯNG HOẠT ĐỘNG KỂ TỪ 20/4/2017






Nguyễn Xuân Vinh
Posted by adminbasam on 13/04/2017

Tôi đã xem bài “Lời chia tay” của Ngọc Thu trên trang Ba Sàm ngày hôm nay 13/4/2017. Rất đáng tiếc. Tuy nhiên tôi rất thông cảm với chị. Chúc Ngọc Thu hạnh phúc và mọi điều may mắn, tốt đẹp.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Ảnh: internet

Ngày hôm qua, tôi được xem trên Blog của Kim Dung/ Kỳ Duyên, bài của nhà văn Châu Diên, tức Phạm Toàn giới thiệu tiểu thuyết “Ngõ nghèo” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Nhà văn Phạm Toàn giới thiệu: Trong khoảng gần ba chục năm trở lại đây, đầu tiên là cuốn “Miền hoang tưởng” in chui, đến nay Nguyễn Xuân Khánh đã cho ra đời 3 cuốn tiểu thuyết chắc nịch: Hồ Quý Ly (2000), mẫu Thượng Ngàn (2008), Đội gạo lên chùa (2011).

Mẫu Thượng Ngàn đã được giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội. Riêng cuốn tiểu thuyết cực hay “Chuyện ngõ nghèo” có một số phận khác. Nó ra đời từ những năm 1980 nhưng đến nay mới được trình diện. Sau khi giới thiệu về cuốn tiểu thuyết này, nhà văn Phạm Toàn đặt câu hỏi: “Thế nào là người trí thức?” Rồi ông viết: Đó là khi đã rơi xuống tận đáy cuộc đời tầm thường, người trí thức hành xử ra sao?

Nguyễn Xuân Khánh hình như có gửi cho bạn đọc, nhắn rằng sứ mệnh của người trí thức là luôn luôn vật vã thoát ra sự vô cảm. Người trí thức không được vô cảm vì họ luôn luôn bắt gặp những vấn đề của lịch sử đã đặt ra, hay vẫn còn đang đặt ra.

Nguyễn Xuân Khánh nguyên là sinh viên Đông Dương học xá Hà Nội trước năm 1954. Anh xếp bút nghiên, rời Hà Nội, tìm đường ra khu kháng chiến để vào bộ đội. Năm 1958, tôi và Nguyễn Xuân Khánh cùng ở một đơn vị. Khi đó Nguyễn Xuân Khánh là giảng viên khoa học, bổ túc toán cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam khóa 10 ở sân bay Bạch Mai, Hà Nội. Khánh được nhận giải của báo Văn Nghệ Quân đội thưởng cho nhà văn nghiệp dư, với bài “Một đêm”.

Sau khóa 10, Khánh chính thức bước vào văn đàn chuyên nghiệp. Khánh có một hành trình viết văn rất vất vả. Nhưng anh đã may mắn về cuối đời, được nhìn thấy những đứa con tinh thần của mình chào đời, kể về những chuyện mà anh và bạn bè anh, những người đương thời của anh đã và đang trải nghiệm.

Cuối bài giới thiệu cuốn tiểu thuyết “Ngõ nghèo”, nhà văn Phạm Toàn viết: Tôi (tức Phạm Toàn) tin chắc Nguyễn Xuân Khánh không cần thành công. Anh chỉ cần hiện tồn. Hiện tồn với tư cách NGƯỜI – Con người tự do và trách nhiệm. Trách nhiệm vì TA là con người trong không gian và trong cả thời gian.

Viết đến đây, tôi cảm giác thấy có gì đó giống nhau giữa Ngọc Thu và Nguyễn Xuân Khánh: Trong trang lịch sử hiện đại của Việt Nam, cả 2 người này đều là những người trí thức hiện tồn với cùng một tâm hồn có đặc điểm là sự yêu thương hết mực mảnh đất Việt Nam này.

____

Ngọc Thu: Cháu cảm ơn và trân trọng lời khen tặng của bác Nguyễn Xuân Vinh, một tác giả thường xuyên gửi bài đóng góp cho trang Ba Sàm với các bút danh khác. Nhưng mà cháu không dám nhận sự so sánh này, dù chỉ là tình yêu dành cho quê hương.

Nhà văn lão thành Nguyễn Xuân Khánh là một tên tuổi lớn trong văn học Việt Nam, cùng thời với nhà văn Nguyên Ngọc, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng… Ông đã cho ra đời những cuốn tiểu thuyết lịch sử qua những kinh nghiệm sống dày dặn của ông, những tác phẩm văn học để đời như Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn hay Đội Gạo Lên Chùa, mà nhiều độc giả “chưa già” như cháu, mê lịch sử và thích văn hóa Việt Nam, yêu thích.


----------------------------------

Ngọc Thu
Posted by adminbasam on 13/04/2017

Kính thưa quý độc giả trang Ba Sàm,

Dù không muốn nhưng không thể khác nên tôi đành viết thư này, tạm biệt quý vị. Thư có thể làm nhiều người thất vọng nhưng xin đại xá.

Năm 2009, khi Ba Sàm gần 2 tuổi, anh Trần Hoàng đã ngưng cộng tác với anh Vinh, một mình anh Vinh không thể kham nổi công việc, “xin đi nhà trẻ”, tôi đã nhận lời phụ với anh Vinh một tay.

Tôi chưa bao giờ làm loại việc nào giống như công việc với trang Ba Sàm, từ Biên tập viên đến kỹ thuật. Kể từ tháng 6 năm 2011 đến nay, trung bình mỗi ngày làm hơn 10 tiếng, mỗi tuần đủ bảy ngày, mỗi tháng đủ 30 ngày, không ngưng nghỉ, không thù lao, ròng rã như thế cũng đã gần sáu năm.


Yếu tố duy nhất neo giữ tôi đeo đuổi công việc là độc giả: Mỗi tháng vài triệu lượt truy cập. Con số đó là mơ ước của bộ phận điều hành nhiều trang web, riêng với tôi, nó thể hiện tình cảm, sự tin cậy của nhiều người dành cho công việc mình làm và đó là lý do duy nhất khiến tôi không đành buông bỏ, dù đã có hàng chục lần bảo với lòng, hứa với gia đình, sẽ dứt áo ra đi.

Số lượng truy cập Ba Sàm năm 2016: 56.686.822 lượt. Trung bình gần 6 triệu lượt/tháng.

Ba Sàm đã gần mười tuổi. Trong gần 10 năm đó, có gần 8 năm tôi đã cố gắng góp một phần công sức, thời gian, giữ cho Ba Sàm sống sót, trái với mong muốn và nỗ lực của một số người. Tuy nhiên, sức người có hạn. Ngoài nghĩa vụ với quê hương của mình, tôi còn phải chu toàn nghĩa vụ với nhiều người thân khác.

Một lần nữa xin những độc giả đã dành sự yêu mến, tin cậy cho Ba Sàm đại xá. Xin hãy nhớ rằng, mãi mãi tôi không bao giờ quên những email, message, những lời động viên, những chia sẻ âm thầm qua việc lặng lẽ gửi thông tin, hình ảnh, góp ý, giúp chọn bài, dịch bài…

Tôi đã sắp xếp mọi việc để chính thức chia tay, ngưng cập nhật Ba Sàm vào ngày 20 tháng 4 năm 2017. Tôi biết rằng sau thư này, sẽ rất khó để có thể đọc – trả lời tất cả email, message của quý độc giả, nên mở lại mục bình luận dưới thư này như một kênh tiếp nhận – lưu giữ những kỷ niệm về một giai đoạn tuy hết sức cực nhọc, nhưng rất đẹp.

Trân trọng
Đinh Ngọc Thu
____

Bổ sung lúc 11h38′:

13-4-2017
Sad news indeed. Until now, Đinh Ngọc Thu has kept Ba Sàm going at great personal cost. We owe her our thanks for her heroic efforts.
Rather than lose Ba Sàm, isn’t there some way we can all help fund its continued publication?

For those who read English more easily than Vietnamese, here’s my translation of Thu’s farewell letter:

April 13, 2017
Dear readers of Ba Sàm,

Against my wish but unavoidably, I’ve written this letter to take leave of you. Many of you will be disappointed; I ask your pardon.

In 2009, when the Ba Sàm blog was two years old, . . . [Nguyễn Hưu] Vinh could not manage all the work himself and so, as a complete novice, I agreed to assist him.

Neither as an editor nor as an online publisher had I ever done any work like my work for Ba Sàm. From June 2011 until now it has been on average a 10+ hour responsibility, seven days every week, thirty days a month, never resting or receiving any compensation. Nearly eight years have passed.

It is uniquely you, Ba Sàm’s readers, who have inspired me to keep up this work. Several million hits every month! That’s just a dream for most people who venture to blog. Those hits have shown me that Ba Sàm has so many devoted readers, and that’s the particular reason why, although I told myself dozens of times and promised my family that I’d tear myself away, I didn’t give it up.

For eight of Ba Sàm’s nearly ten years, I’ve devoted my time and effort to Ba Sàm’s survival, despite the opposition of certain people. However, there’s a limit to one’s strength. In addition to my duty to my native land, I also have obligations to many others I hold dear.
Once again, I ask readers who have given Ba Sàm their love and loyalty to pardon me. Please remember that I will never forget your many e-mails and messages, your words of encouragement and tacit confidence, the news items, photos and comments you’ve sent, the help you’ve given me in choosing and translating articles. . . .

I have made arrangements to discontinue publishing Ba Sàm on April 20, 2017. I know this will prompt a lot of e-mail — more than I can answer — so I’m opening a column for comment, as a way to keep in touch and to store reminders of labor that’s been hard but also beautiful.

Sincerely,
Đinh Ngọc Thu









No comments:

Post a Comment

View My Stats