Wednesday, 26 April 2017

PHỎNG VẤN VŨ THƯ HIÊN (Nguyễn Thị Từ Huy)




Thứ Hai, 04/17/2017 - 16:15 — nguyenthituhuy

Nguyễn Thị Từ Huy :
- Thưa ông, từ khi còn rất nhỏ, tôi đã có dịp nghe đến cuốn « Đêm giữa ban ngày » của ông, được nhắc tới trong các câu chuyện của ba tôi và bạn bè ông ấy. Giờ đây, thật may mắn cho tôi có dịp được trò chuyện cùng ông. Hy vọng, trong tư cách nhân chứng, ông sẽ giúp mọi người nhìn thấy một số mặt khuất trong lịch sử của chúng ta, cái lịch sử vốn còn rất nhiều điều chưa được rõ ràng. Câu hỏi đầu tiên của tôi liên quan đến vai trò của Hồ Chí Minh trong cấu trúc quyền lực của chính quyền cộng sản Việt Nam. Nhiều sử gia quốc tế chứng minh rằng khoảng từ những năm 1960 Hồ Chí Minh không còn có thực quyền nữa. Quyền lực chuyển vào tay bộ ba Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh. Ông có thể nói gì về điều này ?

Vũ Thư Hiên:
- Trước hết, để mở đầu câu chuyện, tôi muốn bạn ngoái nhìn bối cảnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào năm những năm 1938-1939, khi Mặt trận Bình dân Pháp (liên minh các lực lượng cánh tả gồm Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, SFIO, Chi hội Pháp của Công nhân Lao động Quốc tế) bị đổ. Chính quyền thuộc địa thừa dịp liền mở một cuộc tổng khủng bố tràn lan – tất cả những người có liên quan với phong trào dân chủ Đông Dương, có xu hướng chống chế độ thuộc địa – các đảng viên cộng sản, quốc dân đảng, kể cả những người thuộc diện tình nghi đều bị bắt. Lúc bấy giờ hai ông Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt phải trốn gấp, người đưa hai ông đi trốn là cha tôi, Vũ Đình Huỳnh. Ông Trường Chinh được cha tôi gửi gắm ở nhà ông Trần Văn Vần ở Phúc Yên. Từ Phúc Yên quay về Hà Nội, cha tôi bị Pháp bắt ở ga Hàng Cỏ, đưa vào Hoả Lò. Người duy nhất biết Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt ở đâu bị đưa đi an trí ở nhà tù Sơn La. Mất liên lạc, Trường Chinh ở Phúc Yên cho đến hết năm 1940. Nói thêm: ông Trần Văn Vần không phải đảng viên cộng sản, nhưng đã bảo vệ ông Trường Chinh rất chu đáo.


*
*
Thứ Tư, 04/19/2017 - 18:27 — nguyenthituhuy

Nguyễn Thị Từ Huy :
- Xin ông nói về chủ trương cải cách ruộng đất, theo hiểu biết của ông?

Vũ Thư Hiên:
Khi chủ trương cải cách ruộng đất được đặt ra, ông Hồ có nói với cha tôi: “Chuyện này tôi nghĩ mình chẳng cần phải làm ngay bây giờ, để kháng chiến xong mình làm cũng không muộn. ”Ông Hồ không muốn tiến hành cải cách ruộng đất ngay lập tức, đó là sự thật. Điều cha tôi kể lại cho tôi nghe cũng không phải bịa đặt. Nhưng rồi sau, như ta biết, chính ông Hồ, với tư cách chủ tịch nước, đã ký sắc lệnh cải cách ruộng đất, năm 1953. Theo lời những cán bộ cách mạng lão thành, mà tôi thấy là có lý, thì Trường Chinh mới là người muốn tiến hành cải cách ruộng đất ngay lập tức. Chủ trương này phù hợp với lời dạy của Mao Trạch Đông (cách mạng vô sản phải tiến hành song song hai nhiệm vụ phản phong và phản đế, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực). 


*
*
Thứ Ba, 04/25/2017 - 17:13 — nguyenthituhuy

Nguyễn Thị Từ Huy :
- Như vậy trong việc bổ nhiệm cán bộ sau năm 1946 ông Hồ không thực sự có quyền ?

Vũ Thư Hiên: - Ông Hồ Chí Minh không còn bao nhiêu quyền lực như năm 1946, bắt đầu sớm hơn, nó ít dần từ năm 1947 kia, khi chính phủ rời Hà Nội lên Việt Bắc, theo cha tôi. Chủ tịch phủ thời kháng chiến đóng ở Thác Dẫng huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hầu như rất ít công việc. Tôi có thời gian ở đấy, khoảng độ nửa năm. Tôi và anh Phạm Sĩ Liêm (sau làm phó chủ tịch Hà Nội) cùng làm việc ở đó như một thứ nhân viên văn phòng, làm cả việc chép sách kinh điển mác-xít, cả việc chạy công văn khi hai cậu liên lạc tên Bính và Phoóng, người Tầy, lên cơn sốt rét. Quan sát công việc của Chủ tịch phủ lúc bấy giờ tôi thấy nó giống một cái cơ quan hành chính rỗi việc. Các sắc lệnh do bên đảng quyết, các cán bộ chủ tịch phủ soạn văn bản, ông Hồ Chí Minh ký. 







No comments:

Post a Comment

View My Stats