Wednesday, 5 April 2017

CÓ NÊN NGHE LỎM ĐỂ THĂNG TIẾN TRONG NGHỀ ? (Alina Dizik - BBC Capital)




Alina Dizik  -  BBC Capital
5 Tháng 4, 2017

Ở những văn phòng có chỗ ngồi chung và ồn ào thì tình cờ nghe thấy những lời đàm luận là một phần cuộc sống. Nhưng có sự khác biệt giữa nghe được tình cờ và nghe lỏm, Alina Dizik viết:

Với môi trường văn phòng ngồi chung thì việc phớt lờ những câu chuyện người khác trao đổi là khó . GETTY IMAGES

Bàn làm việc của Varun Mathure (ở London, trưởng ban tiếp thị) ở gần nhà bếp nên ông biết được những tất cả mọi thứ được bàn bạc trao đổi ở đấy.

Nhưng có lẽ các đồng nghiệp của ông không biết. Không thể trách họ được. Với headphone ở tai, nhưng không phải luôn nghe nhạc, Mathure nhìn vào màn hình máy tính không ai nghĩ rằng ông có thể đang nghe lỏm. Nhưng ông nghe. Ở những lúc khác thì ông không thể không nghe lỏm được câu chuyện vì họ nói to. Ông có thể bị sao lãng nhất là khi ông có việc gấp. Nhưng cũng có những cái lợi của việc vô tình nghe thấy, ông nói.

Thay vì bỏ qua những ý vặt vãnh trao đổi như là những lời đàm tiếu không liên quan, ông nói rằng những thông tin này giúp ông lập mối quan hệ tốt một cách không ngờ với đồng nghiệp. Mathure nhớ cả những chủ đề nói chuyện vô tư nhất và nhắc tới chúng một cách tình cờ ở những lần gặp gỡ thích ứng sau đó.

Nói chuyện với ai đó về sở thích phim ảnh, về các chuyến du lịch sắp tới và về kế hoạch cho cuối tuần dễ tạo quan hệ thân thuộc hơn khi ta làm việc với nhau, ông nói. "Ta dễ kết giao." Nhưng ông biết điểm dừng và có một điều ông tránh xác nhận tình cờ nghe thấy, đó là chuyện gì đó mà quá riêng tư.

Mathure không phải là người duy nhất tận dụng những điều nghe thấy ở văn phòng. Tất cả chúng ta đều vậy.

Nghe tin đàm tiếu

Với văn phòng rộng có chỗ ngồi chung thì nay ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện mà đáng ra nó được nói ở nơi kín. Nhưng có được cái lợi từ bất kỳ mẩu tin hay ho nào mà bạn nghe lỏm được cơ thể sẽ là khó khăn. Nghe lỏm thấy điều gì hoặc sẵn sàng để lắng nghe đôi khi có thể giúp bạn nhanh chóng gắn bó với đồng nghiệp, hiểu rõ hơn quan điểm của sếp, hoặc hiểu được ý định thực sự phía sau của một công bố nào đó của công ty. Nhưng nếu dùng mánh lới để làm việc này thì công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng xấu và bạn dễ bị coi là người không đáng tin cậy.

Vậy bí quyết gì để kiểm soát những điều bạn nghe được ở cơ quan và giúp bạn có được lợi thế? Đó là dùng thông tin như thế nào và khi nào, Andrew Challenger, phó chủ tịch của một hãng huấn luyện tìm việc và thực hiện công việc ở Chicago, nói.

"Nghe lỏm thì thường chỉ biết được một phần và không đầy đủ," Challenger nói. Nhưng mặt khác, "ta lại thấy được người ta tương tác với nhau như thế nào và tương tác với khách hàng như thế nào, và đó là một phần điều ta cần học về văn hoá riêng biệt ở văn phòng."

Có sự khác biệt rõ rệt giữa tình cơ nghe thấy và nghe lỏm. GETTY IMAGES

Nghe thấy tình cờ hay nghe lỏm?

Điều cốt yếu là ta phân biệt được nghe lỏm (ảnh hưởng đến uy tín bạn) với việc bỏ thời gian để lắng nghe những mạn đàm trao đổi mà nó giúp ta tiến bộ. Nghe lỏm là cố tính vượt ra khỏi nhiệm vụ của mình để nắm bắt các thông tin không dành cho mình. Nhưng tình cờ nghe lại là kết quả không ác ý của xu thế cùng chia sẻ văn phòng rộng mở. "Nếu bạn bất giác nghe thấy thì điều này lại là khác," Mathure nói.

Ở một mức độ tâm lý thì nghe lỏm là phản xạ không chủ tâm và ví như cái gọi là "tác động buổi tiệc cocktail," khi ta tự động bị phân tâm vì các cuộc trò chuyện ở xung quanh ngoài cuộc trò chuyện đang có với người trước mặt (hoặc với công việc đang làm), Lauren Emberson, giáo sư tâm lý của đại học Princeton, nói.

Nhưng nghe lỏm nghĩa là ta cố tình chuyển sự chú ý vào điều khác với điều đang ở trước mặt và nếu bị phát hiện thì có thể bị coi là không tốt, bà nói. "Ta cố tỏ ra không quan tâm nghe các đồng nghiệp ở gần đó nói, nhưng về cơ bản là quan tâm," bà nói. "Não ta luôn theo dõi môi trường xung quanh về các vấn đề đoán trước được và không đoán trước được. Khi thấy có điều gì lạ là não ta tự động hướng vào đó."

Thẩm thấu âm thanh

Văn phòng ngồi chung làm mờ ranh giới giữa những các cuộc đàm luận công và tư, Joshua Juneau, một nhà quản lý của cơ quan bất động sản TripleMint ở New York, nói.

Sau khi than phiền với một người đồng nghiệp ngồi gần ông về một khách hàng đã từ bỏ không mua một trong những bất động sản của mình thì một cộng tác viên ngồi chéo đầu kia của phòng lần tới nói rằng ông ta có một người khách tuyệt vời để mua nhà này. (Đối với những vấn đề thực sự riêng tư thì Juno sử dụng chương trình nhắn tin tức thời thay vì nói thầm với đồng nghiệp, ông nói thêm.) "Đặc biệt trong bất động sản, không bao giờ là thực sự nghe lén," ông nói. "Tất cả chúng tôi đều học qua thẩm thấu."

Không phải tất cả việc nghe lỏm đều nhất thiết là xấu. Những người đề xuất, kể cả Morgan Friedman (người đồng sáng lập blog nghe lỏm ở New York), nói rằng cố tình lắng nghe là một phần của một xu thế lớn hơn; Friedman nói phần lớn người biết rằng họ đang được lắng nghe trong điều kiện văn phòng rộng mở như ngày nay và có những thông tin cốt yếu có thể nhận được qua kiểu thẩm thấu âm thanh này. Nếu bạn ở đầu nhận, thì được người ta nghe tại văn phòng có thể giúp bạn xây dựng một cách tinh tế thương hiệu bản thân vì người ta quan tâm đến điều bạn nói và học tập được nhiều hơn ở bạn. "Chúng ta đang tiến tới một nền văn hóa mà mọi người cố tình chia sẻ mọi thứ và những người khác đang nghe," ông nói. "Nếu bạn xuất phát từ giả thuyết đó, giả thuyết là mọi điều bạn nói sẽ được mọi người lắng nghe," thì việc nói thoải mái sẽ dễ dàng hơn.

Nghe một cách dè dặt

Về mặt nghề nghiệp, bị phát hiện nghe lén hoặc thậm chí nói lại những điều bạn đã nghe được khi đi qua, có thể sẽ bất lợi cho bạn, Challenger nói, ông là người cảnh báo các nhân viên nên nghĩ chín chắn trước khi dùng chiến lược để thăng tiến nghề nghiệp. Bạn không muốn rêu rao nói với người ta rằng bạn đang nghe những chuyên trao đổi của họ," ông nói. "Điều cần thiết là những người cộng tác thấy bạn là người đáng tin cậy."

Và ngay cả về phương diện cá nhân, chuyển sự chú trọng vào câu chuyện của người khác có thể làm ta bị xao nhãng chút ít, buộc phải liên tục di chuyển giữa công việc trước mặt và công việc nghe người khác trong văn phòng, Emberson nói vậy trong nghiên cứu của bà. Kết quả là ta làm chậm công việc của mình, bà nói thêm. "Một khi ta chia sẻ sự chú ý, ta làm việc kém đi," bà nói.

Đối với những người đang cố làm chủ nghệ thuật nghe lén vô tư, thì ít lại là tốt hơn, Hillary Anger Elfenbein, một giáo sư về cách cư xử trong tổ chức của Washington University ở St. Louis, Mỹ, nói. Trong khi sẽ là có lợi khi biết chiều hướng chung về suy nghĩ của các đồng nghiệp qua câu chuyện của họ, theo nghiên cứu của bà, thì ta có thể cảm thấy điếng người khi biết những thông tin tác hại mà mình không làm gì được, bà nói. "Biết các thông tin mà mình bất lực thì chỉ làm mình bực tức và hoang tưởng," bà nói. "Nếu không sử dụng được thông tin thì việc nghe lỏm chỉ có hại."






No comments:

Post a Comment

View My Stats