Monday 20 June 2016

VIỆT NAM XHCN : CÔNG LÝ THUA "KÝ LÔNG" (Huỳnh Bá Hải)





Được đăng ngày Thứ sáu, 17 Tháng 6 2016 19:43

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ

Có 2 vụ án gần đây làm xôn xao dư luận Miền Trung.

1. Vụ án cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ kiện Ban Giám hiệu trường chuyên Lương Van Chánh ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vì quyết định buộc thôi việc cách vô lý. Vụ kiện kéo dài hơn 10 năm. Tòa phúc thẩm tuyên án cô thắng kiện. Nhưng tiền thắng kiện không thấm vào đâu so với nỗi cay đắng bị xúc phạm nhân phẩm danh dự và công sức bỏ ra. Một bác sĩ trong nước chua chát viết trên Facebook rằng : " tiền được kiện mua không đủ cái áo ngực nữa chứ đừng nói là đi chợ ăn 1 ngày ".

2. Vụ án anh nông dân Phạm Văn Quốc ở huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. Anh Quốc đi buôn trầm huơng bị 2 cha con đang uống rượu nhào vô đánh phải chấn thuơng sọ não. Anh Quốc viết đơn tố cáo thì bị bắt giam gần 7 tháng. Báo chí khu vực Miền Trung vào cuộc. Tòa sơ thẩm huyện Nông Sơn tuyên anh Quốc vô tội, tòa phúc thẩm Quảng Nam tuyên hủy bản án sơ thẩm yêu cầu điều tra lại và ngày 14/6/2016 tòa sơ thẩm huyện Nông Sơn xử sơ thẩm lần 2 tuyên anh Quốc phạm tội bắt giam 24 tháng tù giam. Dù tòa sơ thẩm buộc 2 cha con bị cáo kia bồi thường gần 10 triệu đồng cho anh Quốc, nhưng anh Phạm Văn Quốc cũng phải đi tù gần 18 tháng nữa

Cả 2 vụ án nạn nhân đều được tuyên "thắng kiện" nhưng kết quả thì như là trò đùa của một tuồng hài kịch nào đó. Dù báo chí khu vực Miền Trung vào cuộc rầm rộ nhưng kết quả của các vụ án làm cho những người tham gia vụ án và các luật sư phải sững sờ. Gia đình anh Phạm Văn Quốc sẽ kháng án lên tòa phúc thẩm ở Quảng Nam còn cô giáo đáng thuơng Nguyễn Thị Minh Đệ ban đầu tính sẽ làm thủ tục Giám đốc thẩm ở Hà Nội nhưng nhìn chặng đường 10 năm đi đòi công lý, công sức và tiền bạc bỏ ra quá nhiều nên cô Đệ chấp nhận bản án như là đã đòi được "một đồng danh dự" cho nhân phẩm đã bị Sở Giáo dục tỉnh Phú Yên chà đạp một cách tàn nhẫn.

"Công lý chi mà còn thua cả ký lông". Luật sư Ph. V. A của đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam bình luận cách chua xót về bản án bất công. Người Quảng Nam ngoài đặc tính hay cãi còn thích nói lái, chơi chữ những điều họ bất bình.(Công lý = ký lông). Nhưng quả thật công lý đang bị lăng nhục bởi các bản án bất công của các quan tòa chỉ có ở chế độc cộng sản độc tài toàn trị. Luật pháp là công cụ bảo vệ quyền lợi của công an và các quan chức của chế độ. Một người muốn thăng chức phải vào ngành công an và từ từ leo lên các ngành nghề khác.

Vụ án của anh Phạm Văn Quốc do thẩm phán Lê Nghĩ là Phó Chánh tòa án huyện Nông Sơn tuyên. Tôi ngạc nhiên vì tôi biết ông Lê Nghĩ này là người cùng quê mẹ của tôi. Ông Lê Nghĩ dùng tên Facebook là Lê Suy Nghĩ. Tôi biết ông này từng học ngành thủy lợi của Đại học Nông Nghiệp tại Huế, ra trường ông ta về làm Chủ nhiệm Hợp Tác Xã Duy Hòa thuộc huyện Duy Xuyên hiện nay gia đình ông "thẩm phá " cũng đang sinh sống ở xã Duy Hòa huyện Duy Xuyê- Quảng Nam. Nhà ông ta đối diện trường PTTH Lê Hồng Phong. Tôi có nói chuyện với ông Lê Nghĩ một lần về vụ án. Tôi ngạc nhiên là từ một ông chủ nhiệm HTX nông nghiệp giờ đi làm ...chánh án

Chính ông Lê Nghĩ trong cùng một vụ án đã ra 2 bản án khác nhau. Sơ thẩm lần 1 buộc Viện kiểm sát trả tự do cho anh Phạm Văn Quốc. Nhưng sơ thẩm lần 2 thì ông ta chấp nhận yêu cầu của Viện Kiểm sát bắt giam anh Quốc thêm 18 tháng nữa. Như vậy công lý của XHCN là công lý của ông chủ nhiệm HTX Nông Nghiệp cũng mưa nắng thất thường.

Số điện thoại của ông thẩm phán XHCN đây : 01324545646. Từ nước ngoài gọi về sẽ là 00841324545646( nhớ bỏ đi số 0).

Công lý của cọng sản là công lý từ nòng súng, lưỡi lê, bom đạn. Đó là thứ công lý của kẻ cướp chỉ bảo vệ quyền lợi cho băng đảng khủng bố đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam. Khi cọng sản còn dùng hệ thống công an để cai trị thì công lý của chính nghĩa sẽ còn bị lăng nhục. Y như hiệu trưởng trường chuyên Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa đã ra lệnh cho bảo vệ ẵm cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ quăng ra ngoài đường trước mặt hàng ngàn học sinh. Tà áo dài trắng của cô giáo Đệ rách toạc một vạt dài. Cô ôm mặt đứng khóc oan ức giữa đường phố đông đúc người qua lại. Chỉ có anh xe ôm nghèo khổ đến cởi chiếc áo khoác cũ sờn đắp cho cô giáo và an ủi :

"Thôi cô ngồi lên tôi chở về dùm không lấy tiền cô đâu. Về đi cô giáo ơi! Làm gì có công lý ở chế độ này cô ơi "

Sau 10 năm đi tìm công lý cô cũng đã "thắng kiện" quay lại trường cũ tìm người xe ôm năm xưa. Anh ta cũng lặng lẽ rời khỏi Tuy Hòa một vài năm trước. Nước mắt lưng tròng cô lặng đứng trước sân trường cũ, nơi cố dạy hàng ngàn học sinh bây giờ là bác sĩ, là kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ không chỉ ở Việt Nam mà khăp thế giới. Gạt ý định làm thủ tục Giám đốc thẩm vụ án cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ nhớ mãi lời an ủi của anh xe ôm tốt bụng:

"Làm gì có công lý ở chế độ này cô ơi!"

Huỳnh Bá Hải





No comments:

Post a Comment

View My Stats