Monday, 20 June 2016

CẢM NGHĨ SAU VỤ MẤT TÍCH (FB Duy Le)





Posted by adminbasam on 21/06/2016

21-6-2016

Trước sự ra đi và mất tích của anh phi công và 9 người cứu hộ, giang hồ lại dậy sóng.
Có nhiều người coi sự dậy sóng này là tiêu cực, song bản thân tôi lại thấy đó là dấu hiệu tích cực – dấu hiệu của một xã hội dân chủ đa nguyên. Ở đó, con người đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình. Và tôi mong nó cũng dậy sóng cả trong những sự kiện khác như cá chết ở miền trung, sự yếu kém của chính phủ, tình trạng tham nhũng ngày càng rõ nét…

Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm và tình cảm của mình, đó chính là nhân quyền, đó chính là tự do ngôn luận. Song, lợi dụng nó để chửi bứi, công kích nhau là mặt trái của sự tự do mà chúng ta cần phải tránh có phải không các bạn?

Sẵn đây tôi cũng xin bày tỏ ý kiến của mình. Tôi rất vui lòng đón nhận phản biện, song sẽ chém thẳng tay ai dùng nó để công kích cá nhân tôi.

– Đối với luồng ý kiến cho rằng họ cần được phong anh hùng, tôi cho rằng không thể.
Cái chết của anh phi công và sự mất tích của những người cứu hộ không phải là một sự hy sinh cho dân tộc hay một cống hiến cho xã hội. Nói trắng ra, cái chết của các anh rất là vô duyên. Còn nói về trách nhiệm thì cái chết và mất tích của các anh là chưa hoàn thành trách nhiệm.

Các anh tập bay, đó là một buổi học, không phải là cuộc chiến, vậy mà với một chiến đấu cơ hiện đại các anh vẫn không hoàn thành bài học. Đó là sự yếu kém về kỹ thuật.

Các anh là phi công dày dặn kinh nghiệm, vậy mà khi ở trên một chiến đấu cơ hiện đại như vậy vẫn không kịp để lại một lời nhắn hay cầu cứu thì rõ ràng là quá kém. Đúng ra, quân đội phải quy trách nhiệm cho các anh và đội điều khiển mặt đất đã không chuẩn bị tốt cho buổi học chứ đừng nói tới chuyện phong anh hùng.

Các anh đi cứu trợ trong một điều kiện thời tiết bình thường, với một phi cơ tương đối hiện đại, bay được trong mọi điều kiện thời tiết, vậy mà cả hai phi công đều được ngư dân tìm thấy, còn các anh thì mất tích. Điều này chứng tỏ lực lượng tìm kiếm này thực sự vô năng. Đúng ra đội tìm kiếm và đội hỗ trợ mặt đất phải chịu trừng phạt vì sự vô năng này. Bởi vì các anh được sự ưu ái của nhân dân, của chính phủ, song các anh chưa làm được trách nhiệm của mình.

Nhân dân chúng ta vì tình cảm lấn át đã để sự thương cảm lên trên lý tính mà đòi phong anh hùng cho các anh, đó là sự thương hại, không phải sự cảm phục. Một phần cũng bởi vì hệ thống truyền thông cố tình khoét sâu sự cảm thương của người dân để họ quên đi cái nguyên nhân gây ra tai nạn cho các anh. Đó là mưu đồ chính trị mà nhân dân chúng ta cần phải cảnh giác để tránh bị dắt mũi.

– Đối với luồng ý kiến tỏ ra chê trách và hớn hở trước tai nạn của các anh tôi cho rằng điều đó cũng có thể chấp nhận được.
Tại sao?

Ngày trước, khi những người cha, anh, chị, em của họ bị Tàu Cộng bắn hạ, các anh có tỏ ra thương cảm họ không?

Khi gia đình họ bị khống chế cướp đoạt đất đai, các anh có tỏ ta thương hại hay giúp đỡ họ không?

Khi cả 4 tỉnh miền trung bị đói, các anh đã làm gì?

Người ta nói, có qua có lại. Tình cảm không tự nhiên mà đến. Muốn người ta thương mình thì mình phải thương người ta đã. Nếu mình không xót thương người khác, không trách được họ không thương mình có phải không.

Với tư cách là một người dân nước Việt, tôi cảm thấy xót thương cho sự ra đi của các anh. Song việc vinh danh gì đó là một hành động có thể nói là rất nực cười.

Hỡi những người con đất Việt đang phục vụ quân ngũ, hãy tự xét lại mình đi.

Hỡi những người dân đất Việt, hãy tĩnh táo mà nhìn nhận sự việc. Sự thương cảm không giải quyết được điều gì. Thay vào đó chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân cái chết này để tránh cho những người con khác của nước Việt phải chịu cảnh tang thương như họ.




No comments:

Post a Comment

View My Stats