Sunday 12 June 2016

ĐẦU ĐỘC NƯỚC BIỂN MỀN TRUNG VIỆT NAM : TỘI ÁC DIỆT CHỦNG (Đỗ Ngọc Uyển)





Đỗ Ngọc Uyển
May 30, 2016

Kể từ đầu tháng 4/2016, trên hệ thống Internet toàn cầu tràn ngập tin tức về tổ hợp kỹ nghệ sản xuất thép Formosa của Trung Cộng và Đài Loan tại Vũng Áng, Nghệ Tĩnh đã thải chất độc gây ô nhiễm nước biển làm chết hàng trăm ngàn tấn cá ngoài khơi trôi dạt vào bờ biển. Khởi đầu từ Vũng Áng, nước biển nhiễm độc đã lan vào Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và còn lan tiếp.


Nước biển ô nhiễm sẽ lan tới Vịnh Hạ Long và Mũi Cà Mau do dòng hải lưu chảy hai chiều theo hai mùa - Mùa Đông từ tháng 2  và Mùa Hạ từ tháng 8 - sẽ hủy diệt mọi sinh vật trong lòng biển Đông Hải với diện tích hơn một triệu km2 và giết chết ngành ngư nghiêp  của ngư dân  dọc theo bờ biển chưa biết bao lâu mới có thể phục hồi được. Theo một chuyên viên người Pháp, ông Jean Hetzel thì ít nhất phải  mất 50 năm với quyết tâm của chính quyền và các nghiệp đoàn dân sự chuyên môn mới khắc phục nổi.

Dòng hải lưu mùa đông, từ tháng 2 hàng năm,  Dòng hải lưu mùa hạ từ tháng 8 hàng năm  

Các loại cá chết nhiều và hạ tầng sinh sống

Trong những ngày đầu khi phát hiện cá chết, ngư dân Nguyễn Xuân Thành và thợ lặn Hoàng Xuân Đoàn đã lặn xuống vùng ống xả của Formosa thải nước bẩn ra biển; họ thấy nước biển bị phân tầng, biến mầu và hôi thối nghiêm trọng, không còn sinh vật nào ở tầng đáy, tầng giữa và tầng nổi, chỉ có cá chết dạt vào…. Sau đó Nguyễn Xuân Thành đã mất tích; không ai thấy anh ta ở đâu?

          Thảm họa chết người này đã được các đài phát thanh  và thông tấn quốc tế BBC, VOA. RFA, RFI, AFP …   đưa tin hàng ngày gây chấn động lương tâm nhân loại. Trong khi đó, chính quyền VC giữ im lặng, đôi khi cũng có phản ứng chiếu lệ mang  tính đồng lõa!. Ngoài ra, ngày 22/4/2016, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng còn đi thăm công ty Formosa?

Lãnh đạo Công ty Fomorsa Hà Tĩnh giới thiệu với đồng chí Tổng Bí thư về qui hoạch cầu Cảng Sơn Dương.

Tại Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, lãnh đạo Công ty đã báo cáo với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các thành viên trong đoàn về qui mô của dự án Formosa Hà Tĩnh cũng như các hạng mục được triển khai thi công, tiến độ thi công của các công trình trọng điểm như: Khu liên hợp gang thép; tổ hợp các nhà máy nhiệt điện, hệ thống cảng nước sâu Sơn Dương… Với số vốn đầu tư của dự án trong giai đoạn 1 là trên 10 tỷ USD. (Trích báo công an Hà Tĩnh)

     QUỐC TẾ LÊN TIẾNG

1/  Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva đã Tuyên Bô về thảm họa này nguyên văn như sau:
Press briefing note on Viet Nam
Spokesperson for the UN High Commissioner for Human Rights: Rupert Colville
Location:     Geneva
Date: 13 May 2016
We are concerned about the increasing levels of violence perpetrated against Vietnamese protesters expressing their anger over the mysterious mass deaths of fish along the country’s central coast. We call on the Government of Viet Nam to respect the right to freedom of assembly in line with its international human rights obligations.
Last Sunday, authorities forcefully broke up demonstrations involving around 3,000 protesters in Hanoi and Ho Chi Minh City. Tear gas was used to disperse the protesters, and it was reported that about 300 people were beaten and arrested during the protests.
Some women and children were among those arrested and hurt. All of those detained have since been released.
The demonstrations followed smaller rallies on 1 May in the same cities. About a dozen people were hurt during the protests, which are a rare occurrence in Viet Nam.
Since April, tones of dead fish have washed ashore along a 200-km stretch of coastline in Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien-Hue Provinces. Protesters accuse a Taiwanese steel plant of being behind the fish deaths. However, the government has said the fish deaths were the result of a toxic algae bloom.
We urge the Vietnamese authorities to adopt legal and institutional frameworks that protect against environmental harm that interferes with the enjoyment of human rights, and ensure that all the persons negatively affected, in this case fishermen, have access to effective remedies.

          Bản Dịch Việt Ngữ của Vũ Quốc Ngữ

Cao ủy LHQ về Nhân quyền, Geneva, ngày 13/4/2016
Chúng tôi lo ngại về sự gia tăng mức độ bạo lực nhằm vào những người biểu tình Việt nam khi họ bày tỏ sự tức giận về vụ cá chết hàng loạt một cách bí ẩn dọc bờ biển miền Trung của đất nước. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do hội họp phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.
Chủ nhật tuần trước, chính quyền đã dùng biện pháp mạnh để giải tán những cuộc biểu tình với sự tham gia của khoảng 3.000 người ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Lực lượng an ninh đã sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình, và nhiều nguồn tin cho biết khoảng 300 người đã bị đánh đập và bị bắt trong các cuộc biểu tình.
Một số phụ nữ và trẻ em cũng nằm trong số những người bị bắt và bị tổn thương. Tất cả những người bị giam giữ đã được thả.
Các cuộc biểu tình này là sự tiếp diễn của các cuộc biểu tình nhỏ trong ngày 01/5 trong những thành phố trên. Khoảng một chục người đã bị thương trong các cuộc biểu tình, là những sự kiện hiếm hoi ở Việt Nam.
Từ đầu tháng 4, hàng tấn cá chết đã trôi dạt vào bờ biển dài 200 km trải dài từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế. Những người biểu tình cáo buộc một nhà máy thép của Đài Loan gây ra việc cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, chính phủ đã cho biết cá chết là kết quả của thủy triều đỏ.
Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam thông qua các khuôn khổ pháp lý và thể chế mà bảo vệ chống lại tác hại môi trường gây cản trở việc thụ hưởng các quyền con người, và đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng tiêu cực, trong trường hợp này là ngư dân, được nhận những trợ giúp có hiệu quả từ chính quyền.
Resource:
http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=19961&LangID=E
        
2/ Phân tích của Ông Jean Hetzel, chuyên viên người Pháp với 30 năm kinh nghiệm về lãnh vực môi trường và phát triển bền vững do RFI  ghi lại  trong cuộc phỏng vấn.

            Lời mở đầu của RFI
          Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì: thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai,  các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư. Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, theo đánh giá của một chuyên gia Pháp, ông Jean Hetzel, khi trả lời phỏng vấn RFI.
          Vụ cá biển chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền trung Việt nam cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức, dù đã sau gần một tháng. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải công nghiệp. Công ty Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được cho là nghi phạm chính.
          Vụ việc có thể coi là một thảm họa môi trường và đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt nam, cũng như thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Đứng về góc độ chuyên môn, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực môi trường của Pháp đã có những chia sẻ với RFI Việt ngữ khi được thông tin về vụ việc. Ông Jean HETZEL, hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, hiện là chủ tịch công ty tư vấn JOHANSON International và đã tham gia xử lý các thảm họa môi trường như vụ Sandoz-sông Rhin năm 1986.

          Phân Tích của Ông Jean Hetzel

          RFI: Xin chào ông Jean Hetzel, trước hết ông đánh giá như thế nào về vụ cá chết hàng loạt bị nghi là do ô nhiễm ở vùng biển miền trung Việt nam?

     Jean Hetzel: Vâng xin chào, tôi thấy đây là một vụ ô nhiễm nghiêm trọng. Đã rất lâu rồi tôi mới biết một vụ ô nhiễm môi trường như vậy, trải dài khoảng 200 km. Vụ việc xảy ra ở vùng biển thì khá hiếm vì hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng sông. Rõ ràng đây là một cú sốc vì cá chết phơi bụng nhiều. Cũng không được quên các loài rong, tảo là nguồn thức ăn của cá, khi không chịu nổi chất gây ô nhiễm cũng sẽ chết.
Cú sốc này lớn vì hậu quả có thể là ngắn và trung hạn nhưng cũng có thể là dài hạn, tùy thuộc vào các chất bị thải ra, có thể từ 2 đến 50 năm. Những chất có thể hòa tan trong nước thì 2-3 năm, nhưng những chất kỵ nước thì nó sẽ còn tồn tại và tiếp tục chu trình luân chuyển.

     RFI: Đứng ở góc độ chuyên môn, thì theo ông khi vụ việc vừa xảy ra, nên xử lý như thế nào?

     Jean Hetzel: Thường thì với trường hợp như thế này thì lập tức phải thu thập mẫu vật, như là xác loài vật chết, các loài chim trong vùng, tảo biển. Phải thực hiện biện pháp bảo vệ khẩn cấp như là dừng các hoạt động liên quan ngành thủy hải sản, dừng đánh bắt ở những vùng lân cận. Khó khăn lớn đối với Việt nam là vụ việc xảy ra ở biển, rất khó dừng ô nhiễm ở biển vì nó lan nhanh xuống các tầng nước, khi xuống tầng nước sâu thì khó tìm được dấu vết.

          RFI: Ông có thể chia sẻ một kinh nghiệm của mình?

     Jean Hetzel : Ở Pháp thì cũng có những vụ ô nhiễm nguồn nước. Tôi đã tham gia xử lý 3 vụ ô nhiễm lớn, nhất là vụ Sandoz ở sông Rhin 1986, vụ ô nhiễm rất lớn, ảnh hưởng đến các kênh trong vùng, lan ra biển phía Bắc, như vậy trải rộng qua Thụy Sỹ, Pháp, Đức và Hà Lan. Người ta đã phải theo dõi hơn 5 năm để chắc rằng ô nhiễm đã được giải quyết, mà các chất ô nhiễm ở đây thuộc nhóm đơn giản. Nếu các chất phức tạp hơn thì thời gian chắc phải nhiều hơn.

     RFI: Theo ông vì sao vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn?

     Jean Hetzel: Có nhiều lý do. Trước tiên là người dân được giáo dục tốt hơn. Người ta nhận biết rằng vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là các chất nguy hiểm, gây nguy hại cho sức khỏe. Người ta đầu tư hàng tỷ đô la để nâng cao sức khỏe, nhưng ô nhiễm có thể gây ra cái chết, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, tác động đến chuỗi thực phẩm, ung thư v.v.. Những hậu quả do ô nhiễm được biết vì vậy người ta cố gắng hạn chế và giảm ô nhiễm.
Vấn đề ô nhiễm quan trọng vì trong 50 năm qua, chúng ta làm nghiên cứu rất nhiều về môi trường, vì vậy có nhiều bằng chứng khoa học. Những đối thoại/yêu cầu về môi trường ngày càng nhiều, nhất là từ các tổ chức phi chính phủ, đòi các cơ quan nhà nước có những giải pháp phù hợp. Ở Pháp có chính sách riêng về nước (gồm những hoạt động hướng dẫn và kiểm tra nguồn nước, chất lượng nước, những người có trách nhiệm kiểm tra), về môi trường như là cảnh sát môi trường/cảnh sát nước.

     RFI: Hiện nay có nhiều chủ đầu tư công nghiệp không muốn tăng chi phí môi trường, họ cho là tốn kém. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng như thế nào?

     Jean Hetzel: Đương nhiên là có chi phí, nhưng không nhiều so với mạng sống của con người. Chi phí trung bình so với tổng đầu tư nhà máy từ 5%-15% tuỳ trường hợp nhưng hiếm khi đạt mức cao nhất, vì mức cao nhất là dành cho những trường hợp yêu cầu gắt gao, như trong lĩnh vực hạt nhân. Chi phí đầu tư cho môi trường phải được tính là nếu không đầu tư thì sẽ bị mất thị phần, các tập đoàn lớn ngày càng nhạy cảm với vấn đề này nếu bị người tiêu dùng đưa vào danh sách đen. Vì vậy cần đầu tư ngay từ đầu để tránh những thiệt hại về hình ảnh và thị phần.

     RFI: Ở những nước phát triển, như Pháp chẳng hạn, vì sao việc bảo vệ môi trường rất được
ưu tiên?

     Jean Hetzel: Trước tiên là cần có cảnh sát môi trường, để môi trường được bảo vệ tốt nhất có thể. Đó là về phía chính phủ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là hành động của người dân. Cụ thể là hoạt động ở quy mô địa phương của các hội đoàn độc lập, như hội những người đánh cá, hộinhững người đi săn v.v.., cũng như các tổ chức phi chính phủ, vì các tổ chức này có chuyên môn để thúc đẩy chuyện này.

Cũng cần sự bổ sung của giới công nghiệp, vì có những công ty chuyên xử lý, giảm ô nhiễm, ví dụ như ở Pháp có những công ty hàng đầu về vấn đề này. Và ngày càng nhiều thông tin được cung cấp bởi giới công nghiệp khi họ tham gia cùng các hội đoàn trong ban điều hành. Phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ dễ dàng ban hành các quy định hơn khi có sự đồng thuận giữa người dân, các ngành công nghiệp sản xuất và các hội đoàn, ONG. Cần hành động và cần bảo vệ môi trường (http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160505-viet-nam-mt-tc-kh)

     Bằng Chứng Thu Thập Tại Hiện Trường

      Hôm 04-04, một ngư dân đã phát hiện một đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dưới biển đang phun rất mạnh một thứ nước màu vàng đục, có mùi hôi thối, ngửi vào thấy ngạt thở. Tập đoàn Formosa sau đó đã thừa nhận rằng hàng ngày họ xả 12.000 m3 nước thải ra biển và gần đây, để cọ rửa hệ thống dẫn nước này, họ đã sử dụng 300 tấn hoá chất mà theo một số chuyên gia là có nhiều loại cực độc.

     Những Tai Nạn và Những Cái Chết Tại Hiện Trường

     1 - Cái chết bất thường ngày 24-04-2016 của thợ lặn Lê Văn Ngầy sau ngày làm việc tại công trình dưới nước của Formosa tại cảng Sơn Dương, nguyên nhân tử vong còn đang xét nghiệm; sức khỏe của những người trong nhóm thợ lặn cùng làm việc hôm ấy với anh Ngầy cũng bị nước biển nhiễm độc tác động mạnh.
     2 - Một thợ lặn thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đã qua đời hôm 24-04.
     3- Ngày 26-04, 5 thợ lặn khác tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã phải vào bệnh viện sau khi lặn từ khu vực biển Vũng Áng lên.

     Phản ứng ngang ngược của Công Ty Formosa:

Ngày 25/4, trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Tuổi Trẻ, về việc cá chết ngoài khơi Vũng Áng,  Chu Xuân Phàm, Giám Đốc Đối Ngoại của Công Ty Formosa đã phát biểu trắng trợn như sau: :“Muốn bắt cá bắt tôm hay muốn xây dựng một ngành thép hiện đại, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được. Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân chuyển sang nghề khác, sao cứ phải đánh bắt cá quanh vùng biển này?”. Phản ứng trắng trợn  coi trời bằng vung của anh  Tàu này đã phơi bày dã tâm ngay từ đầu công ty Formosa đã chủ trương thải chất độc để gây ô nhiễm nước biển giết cá và triệt hạ ngành ngư nghiệp của ngư dân  dọc bờ biển.

       PHẢN ỨNG CỦA ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC

      A/   Những Cuộc Biểu Tình
     Kể từ tháng 4, khắp nước từ nam ra bắc đã liên tiếp nổ ra nhữg cuộc  biểu tình chống tập đoàn Fomosa bất chấp công an VC đàn áp rất dã man





B/  20 Tổ Chức xã Hội Dân Sự  Lên Tiếng

       Ngày 29 tháng 4 năm 2016, 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên Bản Tuyên Bố Tội Ác Đầu Độc Nước Biển Miền Trung Việt Nam. Trong Bản Tuyên Bố có ghi một nhận định rất chính xác “Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng”. (Xin vào diễn đàn Bauxite Việt Nam đọc toàn văn Bản Tuyên Bố này)

       Dưới đây là danh sách 20 hội đoàn và các cá nhân đã ký tên:

01- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Ths Phạm Bá Hải.
02- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm.
03- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Ts Nguyễn Quang A
04- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa
05- Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển
06- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ms Nguyễn Trung Tôn
07- Hội bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân
08- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
09- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.
10- Hội Dân oan đòi quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương.
11- Hội Giáo chức Việt Nam. Đại diện: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng
12- Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng
13- Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Đại Diện:  Bà Huỳnh Thị Xuân Mai
14- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Ks Đỗ Nam Hải. Nv Nguyễn Xuân Nghĩa.
15- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.
16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải.
17- Nhóm Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ
18- Phong trào Liên đới dân oan Việt Nam. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
19- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
20- Tổ chức Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: Ông Huỳnh Trọng Hiếu

          Cá nhân ký tên:

01- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội.
02- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Đà Lạt.
03- Nhà báo tự do Nguyễn Minh Cần, Nga.
04- Nhà báo Kha Lương Ngãi, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
05- Nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu.


          Bản Tuyên Bố trên đây đã bị VC vu khống.  Diễn đàn Bauxite Việt Nam đã đưa ra bản tuyên bố sau đây:

16/05/2016 Tuyên bố của Bauxite Việt Nam về hành vi vu khống của VTV1 và cơ quan an ninh Việt Nam

Trong hai ngày 14 và 15-5-2016, kênh VTV1 và kênh An ninh TV (ANTV) trên sóng quốc gia đều nhắc tên kèm ảnh GS. Nguyễn Huệ Chi – người sáng lập và nguyên là quản trị trang Bauxite Việt Nam – cùng với TS. Nguyễn Quang A và nhà thơ Hoàng Hưng, quy kết đó là ba người khởi xướng bản “Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam”, một tuyên ngôn được dư luận trong ngoài nước hết sức chú ý, hiện đã có gần 3000 người ghi danh, nhằm cảnh báo tình trạng cơ quan công quyền thiếu trách nhiệm không những để xảy ra hiện tượng cá chết ồ ạt dọc vùng biển miền Trung rất đáng ngờ, gây tác hại trầm trọng trước mắt và lâu dài đối với nhân dân miền Trung và cả nước, mà còn nhập cuộc một cách chậm chạp, quan liêu, mãi đến nay đã gần hai tháng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác để xử lý.
Bauxite Việt Nam mạnh mẽ tuyên cáo:
Việc ngang nhiên coi bản “Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam” nổi tiếng nói trên là “thủ đoạn nhằm khuếch trương thanh thế, ngụy tạo dư luận nhằm lôi kéo tập hợp lực lượng mà các tổ chức cá nhân chống đối thường xuyên sử dụng” là phát ngôn xuyên tạc vô trách nhiệm, cố tình phỉ báng đóng góp tích cực của nhân sĩ trí thức cũng như người Việt khắp bốn phương trước vận mệnh sống còn của đất nước, cảnh báo những điều hệ trọng để người cầm quyền Việt Nam các cấp biết nhằm kịp thời bổ cứu sai sót của mình. Những khẳng định thiếu căn cứ xác đáng từ các kênh truyền hình nói trên là vô giá trị và nhất thiết phải bị lên án.
Việc tùy tiện gán cho GS. Nguyễn Huệ Chi là một trong ba người khởi xướng bản Tuyên bố của cả một tập thể hàng trăm người, trong khi ông đang dưỡng bệnh, là một hành động bất chấp sự thực và không tôn trọng con người, chứng tỏ người cầm cân nảy mực bất chấp tất cả, quay lưng với những nguyên tắc đạo lý truyền thống và cả với luật lệ do chính mình xây dựng nên, muốn dựng chuyện gì cho bất kỳ ai là thực hiện. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A và Hoàng Hưng có quyền yêu cầu VTV1 và bộ phận an ninh Việt Nam đã cho phát chương trình đậm màu vu khống các ông trong hai ngày 14 và 15-5-2016 phải chịu trách nhiệm trả lại danh dự công dân chính đáng cho các ông bằng những đối chất trước cơ quan pháp luật.
Ngày 16/5/2016
Thay mặt Bauxite Việt Nam
GS Phạm Xuân Yêm

          PHẢN ỨNG CỦA ĐỒNG BÀO HẢI NGOẠI

          A/ Những Cuộc Biểu tình

          Đồng bào hải ngoại đã tổ chức những cuộc biểu tình chống Formosa và ủng hộ đồng bào trong nưóc. Sau đây là vài hình ảnh tượng trưng


B - Tuyên Cáo của Cộng Đồng Người Việt

     Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ -  gồm hơn  40 cộng đồng và hội đoàn -  đã đưu ra Tuyên Cáo về Thảm Họa Môi Trường và Thảm Họa Quốc Gia tại Việt Nam.

     Xin đọc toàn văn BảnTuyên Cáo theo link dưới đây:
     https://vuongthuc.wordpress.com/2016/05/07/tuyen-cao-cua-cong-dong-nguoi-viet-quoc-gia-lien-bang-hoa-ky-ve-tham-hoa-moi-truong-va-tham-hoa-quoc-gia-tai-viet-nam/

BẢN CHẤT CỦA TỘI ÁC

     Tất cả những sự kiện trình bày trên đây đã đủ để đưa ra nhận định: Vụ đầu độc nước biển Miền Trung là một tội ác có chủ mưu nhằm phá hoại thế cân bằng của hệ sinh thái, đe dọa đời sống của ngư dân dọc bờ biển VN - một dân số trọng yếu của dân tộc Việt Nam - từ Vịnh Hạ Long tới Mủi Cà Mau. Xét về mặt pháp lý thì đây là Tội Ác Diệt Chủng (Crime of Genocide), một tội ác có tinh quốc tế (international crime). Tội Ác này được dự liệu tại Điều 6 của Đạo Luật Rome (Article 6 of the Rome Statute) và thuộc quyền tài phán của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ( International Criminal Court.)

     Dưới đây là nguyên văn Điều 6 Của Đạo Luật Rome:

Article 6
Genocide

            For the purpose of this Statute, "genocide" means any of the following acts committed with intent to destroy, in whole or in part, a national, ethnical, racial or religious group, as such:
(a)     Killing members of the group;
(b)     Causing serious bodily or mental harm to members of the group;
(c)     Deliberately inflicting on the group conditions of life calculated to bring about its physical destruction in whole or in part;
(d)     Imposing measures intended to prevent births within the group;
(e)     Forcibly transferring children of the group to another group.

     Bản lược dịch:

Tội Ác Diệt Chủng là những hành động phạm tội có chủ tâm tiêu diệt toàn phần hay một phần của một nhóm dân tộc, sắc tôc, chủng tộc hay tôn giáo. Những hành động đó gồm:
(a)  Giết các thành phần của nhóm
(b) Gây thương tích trầm trọng về thể chất và tinh thần cho các thành phần của nhóm
(c) Chủ tâm gây tác hại đến điều kiện sống của nhóm với tính toán tiêu diệt toàn thể hay một phần của nhóm
(d) ……….
Tội Ác Đầu Độc Nước Biển Miền Trung thuộc mục (c) của Điều 6:
        Đó là hành động có chủ tâm tiêu diệt một thành phần dân tộc VN.

Mang Bọn Tội Phạm Ra Toà Án Hình Sự Quốc Tế

     Công Ty Formosa đã phạm Tội Ác Diệt Chủng tại VN, một quốc gia không phải hội viên (state party) của Đạo Luật Rome, nên chúng ta không thể trực tiếp chuyển tin tức về tội ác của chúng cho Công Tố Viên của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý.  

     Tuy nhiên chúng ta có thể tố cáo tội ác của chúng đến Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Human Rights Council) để yêu cầu uỷ ban này mở một cuộc điều tra về tội ác của chúng và chuyển thông tin về những tội ác này cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chuyển tiếp tới Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Sự kiện này đã có tiền lệ như sau:

      Trước dư luận quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về tội ác trong cuộc chiến tại Gaza, ngày 3-4-2009, Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã mở một cưộc điều tra về tội ác chiến tranh trong cuộc chiến 22 ngày từ 27-12-2008 đến 18-1-2009. Toán điều tra gồm bốn chuyên gia cầm đầu bởi thẩm phán Richard Goldstone. Sau năm tháng điều tra, ngày 29-9-2009 thẩm phán Richard Goldstone đã trình cho Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva bản báo cáo kết quả điều tra gồm 575 trang và kết luận rằng cả Do Thái và Palestine cùng phạm tội ác chiến tranh mang tính chất tội ác chống nhân loại. Báo cáo yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đòi hỏi cả hai bên trong cuộc chiến - trong thời hạn sáu tháng - phải điều tra và xét xử những kẻ phạm tội. Nếu hai phe không thi hành, tội ác sẽ được chuyển cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý.

Đưa Thủ Phạm Ra Trước Công Lý Quốc Tế

     Nước biển bị đẩu độc là thảm họa của cả dân tộc VN. Tuy nhiên, những người có đầy đủ tư cách nhất để gửi đơn đến Ủy Ban Nhân Quyền LHQ để xin điều tra Tội Ác Diệt Chủng của Công Ty Formosa là những nạn nhân trực tiếp đang sinh sống bằng ngư nghiệp dọc bờ biển VN từ Nghệ Tĩnh suôi về phía nam tới Nha Trang….Những nạn nhân này đang bị phá sản và sinh mạng của họ cũng đang bị đe dọa vì thế cân bằng môi trường sinh thái của họ đang bi phá vỡ. Trong đơn xin điều tra nên kèm theo những bằng chứng ghi nhận được tại hiện trường bằng những tấm ảnh và hai tài liệu quốc tế rất có giá trị thuyết phục là Bản Tuyên Bố của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ và những điều phân tích rất thấu đáo của ông Jean Hetzel về phương diện kỹ thuật.
Có thể tin chắc rằng một khi Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva và Đại Diện của Cao Ủy tại vùng Đông Nam Á có trụ sở tại Thái Lan đã lần lượt đưa ra Tuyên Bố về Tội Ác Diệt Chủng này thì Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng sẽ mở cuộc điều tra khi được yêu cầu, bỏi vì đây chính là nhiệm vụ của Ủy Ban:

     “All victims of human rights abuses should be able to look to the Human Rights Council as a forum and a springboard for action.”

     Tuy nhiên, để được cứu xét, đơn phải làm theo đúng mẫu và các quy định  của Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ; nếu không đúng, không được cứu xét và cũng không được trả lời.
Cũng theo quy định thì một Tổ Chức Xã Hội Phi Chính Phủ (NGO /Non Government Organization) ở trong nước như Diễn Đàn Bauxite Việt Nam, Khối Tự Do Dân Chủ 8406... có thể đại diên cho các nạn nhân để đứng đơn xin điều tra. 

Dưới đây là mẫu đơn:



20/05/2016

Đỗ Ngọc Uyển
Tháng 5/2016

Tham Khảo:

1/ Liên Hiệp Quốc lo ngại về nước biển Việt Nam http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160514-lien-hiep-quoc-quan-ngai-ve-dan-ap-bieu-tinh-o-viet-nam
2/ Vụ cá chết miền trung chính quyền vn né tránh http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160428-vu-ca-chet-mien-trung-chinh-quyen-viet-nam-ne-tranh
3/ Ông Chu Xuân Phàm trả lời báo tuổi trẻ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160427/ong-chu-xuan-pham-xac-nhan-da-bi-formosa-duoi-viec/1091563.html
4/ Biểu tình bị chặn quyết liệt ở VIệt Nam http://www.danchimviet.info/archives/102890/bieu-tinh-bi-chan-quyet-liet-o-vn/2016/05
5/ thảm họa môi trường Vũng Áng http://www.viet-studies.info/kinhte/NguyenSyPhuong_MotThangKhungHoang.htm
6/ Phân tích nguyên nhân cá chết http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=9612&CategoryID=42
7/ Cá chết hàng loạt ở VNhttps://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_c%C3%A1_ch%E1%BA%BFt_h%C3%A0ng_lo%E1%BA%A1t_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam_2016
8/ Thảm hoạ cá chết: 50 năm chưa phục hồi http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160505-viet-nam-mt-tc-kh
9/ Hải ngoại biểu tình phản đối Formosa http://viettudomunich.blogspot.com/2016/05/hai-ngoai-bieu-tinh-phan-oi-formosa-cac.html
10/  Cộng đông Việt Nam Liên Bang Hoa Kỳ ra thông cáo https://vuongthuc.wordpress.com/2016/05/07/tuyen-cao-cua-cong-dong-nguoi-viet-quoc-gia-lien-bang-hoa-ky-ve-tham-hoa-moi-truong-va-tham-hoa-quoc-gia-tai-viet-nam/
11/ Nghi vấn chung quanh vụ cá chết ở Vũng Áng – T.s Mai Thanh Tuyết http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/nhung-nghi-van-chung-quanh-vu-ca-chet-o.html
12/ Article 6 of The Rome Statute  http://www.preventgenocide.org/ab/1998/
13/ Biểu Tình ở Hà Nội và Saigon  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-hanoi-saigon-demonstrate-call-sea-protection-gm\
14/ Human Rights Council -  Complaint  Procedure  Form http://www.saveshyloh.com/SturmUNComplaint.PDF
15/ Nghành Ngư Ngiệp http://toiyeudialy.blogspot.com/2015/09/nganh-ngu-nghiep.html
16/ Tuyên cáo về thảm họa môi trường - http://www.y-dan.org/






No comments:

Post a Comment

View My Stats