Friday 11 December 2015

Việt Nam và TPP : Những cam kết của Hà Nội - Washington về Lao động và Nhân quyền (TS Đinh Xuân Quân)





Thứ Tư, ngày 09 tháng 12 năm 2015

Hôm Thứ Năm 5/11/2015 vừa qua, Văn phòng Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ công bố nội dung các cam kết giữa 12 nước có sản lượng bằng 40% sản lượng toàn cầu.

TPP là gì? TPP là chữ tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các thành viên của TPP gồm: 1) Úc; 2) Brunei; 3) Chile; 4) Malaysia; 5) Mexico; 6) New Zealand; 7) Canada; 8) Peru; 9) Singapore; 10) Vietnam; 11) Mỹ và 12) Nhật Bản. Các quốc gia thành viên của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.


Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại quan thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Hơn nữa TPP sẽ thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động v.v...

TPP muốn tránh các lầm lỗi quá khứ nhất là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong quá khứ, Mỹ đã giúp TQ được gia nhập vào WTO. Năm 1995, TT Clinton tin rằng TQ sẽ chấp nhận luật chơi quốc tế, sẽ từ từ hội nhập vào cộng đồng quốc tế và đóng vai trò một nước lớn trong cộng đồng thế giới. Nhưng trong suốt 20 năm qua, TQ hoàn toàn làm ngược lại những ước vọng của TT. Clinton.  HK đã lầm ở chỗ:

§  TQ gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà không tuân theo luật lệ của tổ chức này ví dụ như sở hữu trí tuệ;
§  TQ nhằm vào việc xuất cảng sang HK qua các lợi thế về các chính sách lương bổng, tiền tệ và môi trường (TQ đã kềm hãm lương công nhân ở mức độ thấp nhất, để cho giá hàng rẻ; về tiền tệ: TQ kềm hãm giá trị đồng Nhân dân tệ thấp hơn đồng Đôla để khuyến khích xuất cảng; những hãng ngoại quốc khi đầu tư tại TQ không cần phải để ý đến vấn đề môi sinh.)

Vì vậy kỳ này TPP là một quy trình khá dài, mất nhiều năm và phải được Quốc Hội của 12 nước thành viên thông qua. Đối với HK thì cũng phải năm 2016 – hay là chờ có Tổng thống mới vào năm 2017 thì may ra mới thông qua TPP được.

Nhiều người Việt ở trong và ngoài nước có nhiều mong đợi về TPP để thoát Trung, có thể tổ chức các công đoàn, nghiệp đoàn tự do, tổ chức Lao động để bảo vệ công nhân. Các hy vọng này có thành sự thật? Hay là cũng như trước các công - nghiệp đoàn cũng chỉ là công cụ cho đảng CS?

Bài này nhằm thông tin một khía cạnh nhỏ cho các độc giả trong và ngoài nước về lộ trình được ký giữa VN và HK[1]/ về những cam kết của Hà Nội - Washington về Lao động và nhằm vào chương 19 của TPP - về Lao động – về việc tự do lập công-nghiệp đoàn.

Tổng quát về TPP:

TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ; 24 chương còn lại liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men…

TPP nhằm có sự cạnh tranh bình đẳng theo kinh tế thị trường và do vậy sẽ loại bỏ nhiều lợi ích của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), để tạo cơ hội cạnh tranh cho các công ty tư nhân. Được biết là vào năm 2013, mặc dù chỉ chiếm 0,9% tổng số các doanh nghiệp và chỉ sử dụng 13,5% tổng số nhân công, khối DNNN chiếm 32,2% GDP của Việt Nam và 40,4% tổng số vốn đầu tư ngoại quốc thường niên. Để gia nhập TPP, Việt Nam đã thông qua một số quy định của hiệp định TPP về DNNN:

1.   Các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường.
2.   Các DNNN không được nắm vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư.
3.   Các DNNN phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, báo cáo tài chính...
4.   Nhà nước không được trợ cấp quá mức cho các doanh nghiệp Nhà nước, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nước khác.

Các nghĩa vụ nói trên được áp dụng đối với các DNNN mà Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, chỉ khi các doanh nghiệp này có doanh thu vượt quá một ngưỡng nhất định thì mới chịu sự điều chỉnh của hiệp định.

Với TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với tiêu chuẩn của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế.

Thành viên TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình thương thuyết chi tiết các điều luật của TPP. Các nước chỉ được tiết lộ những thông tin đến các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch.

TPP khác với hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điều chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên.  Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP: Việt Nam rơi vào trường hợp này.

Nhiều điều luật trong TPP còn có ảnh hưởng thay đổi chế độ pháp lý của các quốc gia. Ví dụ như điều luật về lập công đoàn, nghiệp đoàn không còn độc quyền của chính phủ. Đây là điều đã được ký giữa phía VN và HK trong quy trình thay đổi luật pháp và cơ chế tổ chức thực thi về Lao động.

Kế hoạch (plan) gọi tắt ở đây là Lộ trình được ký kết giữa hai bên VN và HK gồm 8 chương – 11 trang đi từ việc cải cách về Luật (Legal Reforms) Lao động và Bộ luật Lao động (Labor Code) cũng như các cải cách về tổ chức và làm sao áp dụng lộ trình giữa VN và HK nhằm về lĩnh vực lao động.

Việt Nam sẽ phải cải cách luật lệ về Lao động cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là với TPP.  Việt Nam sẽ cho phép công nhân các xí nghiệp lập các tổ chức của người lao động  được tổ chức các công – nghiệp đoàn mà không phải xin phép trước (to form a grass roots labour union of their own choosing without priorauthorization).


Tóm tắt về Lộ Trình (Plan) giữa VN-HK


Chương
Đề chính 
Comments
I. Preamble


II.Legal Reform (Labor Law and Labor Code)
Cải cách luật Lao Động (LĐ) và Bộ luật LĐ (Labor Code-LC)

A. Ensure the Right ofWorkers to Freely Formand Join a LabourUnion of Their Choosing
Cải cách luật lao động
1.  Công nhân được quyền  tự do lập và chọn công đoàn từ cơ sở (xí nghiệp đến cấp cao hơn)
2.  Công đoàn hay nghiệp đoàn đăng ký có quyền tự do quản lý – theo quy định của tổ chức Lao động quốc tế của LHQ – ILO*
3.  VN sẽ phải có các thủ tục lập công đoàn đúng theo thủ tục của LHQ - ILO
4.  VN phải cho phép lập công đoàn ở cấp cơ sở hay cao hơn theo thủ tục LHQ- ILO
5.  Công nhân hay công đoàn có đăng ký có thể xin sự hỗ trợ và đào tạo của các tổ chức tại VN hay quốc tế tại VN để thấu hiểu luật lao động VN, để có thể đang ký thành lập công đoàn, hoạt động để bảo vệ công nhân theo thủ tục tổ chức LHQ về Lao động – ILO.




ILO = Inte
National Labour Organization của LHQ
B. Ensure labourunions areable to administer their affairswith autonomy
Công đoàn được tự do quản lý 
1.  VN phải cho công đoàng thực thi nội quy của họ  và nhận được chi phí của thành viênhay 2% lệ phí do các chủ xí nghiệp đóng; nhất là các đoạn trong luật nhất là: TUL điều khoản 4(8),6(2),26 &27.
2.  VN phải cho phép nhiều tổ chức lao động theo theo Trade Union Law(TUL)điều khoản 10, 11, 12 &13.
3.  Các tổ chức lao động có quyền sở hữu và quản lý tài sản của họ theo TUL điều khoản 28
1.  VN phải cho phép các công đoàn không phải lệ thuộc vào một đảng chính trị nào đúng theo hiến chương lao động của ILO-LHQ
2.  Các công đoàn ở cấp cao phải để cho công đoàn ở cấp cơ sở hoạt động không dính vào trừ khi các công đoàn ở cấp cơ sở đòi hỏi hay yêu cầu (luật Lao động (LCode)điều khoản 188(1)&188(2).

C.Workerrepresentation innon-unionized work places
Các chỗ không có công đoàn
1.  VN phải để tự do – không cho phép một công đoàn dại diện công nhân nơi không có công đoàn theo đúng Luật Lao động điều khoản 188(3)&210(2).

D.Selection of union officials
Lựa chọn đại diện Lao động
1.  VN phải để tự do – là các thành viên được chọn lựa bởi công nhân và các tổ chức lao động có thể có sự trợ giúp về hoạt động lao động đúng theo đúng Luật Lao động điều khoản 4(4)&4(5).

E.Interference inorganizational activity
Không được can thiệp vào nội bộ
1.  VN cần phân biệt công nhân và chủ nhân.  Cần cấm giới chủ nhân dính vào các công-nghiệp đoàn theo đúng LHQ – ILO;
2.  VN cần sửa lại điều khoản 24của quyết định CP 95/2013/ND-CPmở rộng bảo vệ chống các hành vi chống công-nghiệp đoàn;

F.Consistency of other laws
Không chống chọi giữa các luật
1.  VN cần để ý các luật như luật về hội đoàn đi ngược lại luật về tộ chức công-nghiệp đoàn, bàn về khế ước tập thể hay luật về đình công hay đi ngược với Luật Lao động hay tổ chức công đồng (LC, TUL)

G.Scope of strikes
Quyền đình–bải công
1.  Các luật của VN phải cho phép đình công theo LHQ – ILO như luật LĐ điều khoản 215(1).
2.  Luật VN cần làm sao là phải co 50%+1 phiếu của ban quản trị công-nghiệp đoàn mới đình công. Luật LC là điểu 212 và 213(1).
3.  Khi đàm phán khế ước ở khu vực hay ở các xí nghiệp cho phép đình công theo luật lệ không ngược lại luật lao đông như rong ILO. Luật LĐ điều 215(2).
4.  VN cần sửa quyết định 41/2013/ND-CPđể bỏ điều 2.1.bđể đình công được phép trong khu vực dầu khí và phân phối dầu khí.
5.  VN cần sửa quyết định 46/2013/ND-CP để bỏ điều 8.1.

H.Forced Labour
Lao động cưỡng chế
1. VN sẽ ra quyết đinh về lao động cưỡng chế như trong LC điều 3(10) thêm “debt bondage”.
2. VN sẽ sửa các điểm trong luật hình sự (PenalCode - PC)về các hành vi sử dụng lao động cưỡng chế.
3.VN sẽ sửa luật và các thủ tục áp dụng luật kể cả về việc cai ghiền để các trung tâm cai thuốc – trị ghiền không sử dụng áp chế lao động trừ khi các công nhân muốn hay theo thủ tục tòa.

I.  Discrimination
Kỳ thị
1. VN sẽ làm rõ các thủ tục áp dụng luật kể cả điều 8 của Bộ luật Lao Động (labor Code) cấm kỳ thị về mầu da, sắc tộc và gốc.
2. VN sẽ sửa đổi các luật cấm việc kỳ thị về việc làm dưới mọi hình thức kể cả LC điều 8.
3.  VN sẽ sửa đổi bộ luật LĐ (LC) điều 160 để bảo vệ sức khỏe và an ninh lao động cho phụ nữ và bỏ cấm đoán cho phụ nữ về một số việc.

III.Institutional Reforms and Capacity Building
Cải cách về tổ chức - Đào tạo
1.  VN sẽ cải cách tổ chức và đào tạo để có thể áp dụng các thay đổi về luật lệ  - thủ tục như là: xây dựng tổ chức hành chính mới, thủ tục và đào tạo hệ thống kiểm tra lao động và hệ thống tổ chức hình sự (criminalsystem authorities) để áp dụng thủ tục và luật mới.

A.TPP National Contact Point
Điểm liên lạc
1.VN sẽ lập điểm liên lạc có đủ nhân viên theo điều 19.10 (Điều liên lạc).
2.VN sẽ tổ chức và phân phối các thủ tục để nhận các đơn xin lập công – nghiệp đoàn theo trong điều19.9(Nộp đơn).

B.Industrial Relations Activities
Cơ quan trách nhiệm
1. VN sẽ chỉ định một cơ quan hành pháp có trách nhiệm về quy trình hành chính – Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội (MOLISA) và Tổng Giám Đốc về LĐTBXH để áp dụng cải cách luật pháp nhằm việc:
(a) ghi danh-đăng ký các công đoàn – nghiệp đoàn ở cấp cơ sở theo tiết (Section)II.A. của lộ trình;
(b) quyền công nhân đình công;
(c) quyền được bảo vệ trong thương thuyết hợp đồng
2. VN sẽ lập các cơ quan về công nghệ và các thủ tục hòa giải lao động (mediation and conciliation services) và các chương trình đào tạo để giải quyết các tranh chấp lao động giữa công nhân và chủ nhân theo bộ luật Lao động (LC)điều235(4), 72, 195 đến 198 và 203 đến 205.
3. VN sẽ đào tạo đủ nhân viên cho Bộ MOLISA và Nha DOLISAs và các cơ quan khác theo quy trình ở đoạn (paragraphs)B.1 và  2.

C. Labor Inspection Capacity
Thanh tra lao động
1. VN sẽ rà lại – xây dựng cơ quan và các thủ tục thanh tra lao động của MOLISA và DOLISAs củng cố việc thanh tra luật mới cũng như việc đào tạo nhân viên bộ MOLISA và cơ quan DOLISA về thủ tục mới
2. VN sẽ xây dựng một cơ quan phụ trách quy trình khiếu nại (complaint mechanism) tạiMOLISA và DOLISAs cho công nhân để báo cáo nặc danh về các sai trái trong việc áp dụng các thủ tục mới – ít nhất thủ tục báo cáo cho các thanh tra lao động và cách theo dõi quy trình điều tra các sai trái và cách giải quyết sử lý các sai trái lao động và cách sửa sai
3. VietNam sẽdành cho bộMOLISA và cơ quan DOLISA đủ tài nguyên – ngân sách để theo dõi – điều tra việc áp dụng luật Lao động mới kể cả việc đào tạo từ 750-800Thanh tra lao động cho MOLISAvào cuối  2016 và 1200 thanh tra viên vào cuối 2020, từ số 500 hiện nay.

D.Implementation ofProcedures
Thủ tục áp dụng luật
1.    VN sẽ lập các thủ tục và đào tạo nhân sự về luật hình sự và dân sựluật theo các thủ tục và luật lao động để có thể thực thi các thủ tục theo LC, TUL và các luật dính líu đến luật LĐ và việc việc truy tố hình sự (criminalprosecution) về cưỡng bách lao động.

E. Forced and Child Labour
Lao động trẻ em
1.VN vửa phổ biến công khai tài liệu nghiên cứu survey về lao động trẻ em, VN sẽ:
(a)      Khai triển và áp dụng một chính sách nhằm Thanh tra lao động và các cơ quan phụ thuộc về lao động trẻ em đã được nêu ra trong tài liệu, nhất là các nơi làm việc bán chính thức (informal work sites) và các nhà thầu (sub-contractors) trong ngành may mặc
(b)    Cho phép các chuyên gia tự do làm việc tại VN để nghiên cứu - điều tra các khu vực có lao động trẻ em và phổ biến các tài liệu điều tra và phương cách điều tra.
2. VN sẽ hành động qua bộ MOLISAvà các cơ quan ngành là các trung tâm cai ghiền được dựa trên cơ sở y khoa theo tiêu chuẩn quốc tế, các con ghiền phải được tự do chọn lựa hay do án tòa.  Các trung tâm này không thể bắt buộc các người này lao động cưỡng bách kể cả một quy trình theo dõi và báo cáo một cách công khai.








IV.Transparency andSharing ofInformation
Minh bạch thông tin

A. Budget Information
Thông tin về ngân sách
1.  Viet Nam sẽ công bố ngân sách hàng năm của MOLISA kể cả việc thông tin chi tiết các khoản và nhân sự trong việc áp dụng lộ trình này.

B. Public Comment
Đóng góp của công chúng
1. VietNam sẽ cho quần chúng tham gia và đóng góp về các dự luật – thủ tục do quy trình của lộ trình này;
2. VietNam sẽ đăng – công bố trên trang nhà của bộ MOLISA hay các cơ quan khác các luật hay bộ luật sau khi được chấp nhận.
3. VietNam sẽ công khai công bố mỗi 6 tháng và trong 10 năm từ lúc áp dụng TPP giữa HK và VN các điều sau đây:
(a) Thông tin chi tiết về tình trạng và kết quả của việc ghi danh – đăng ký các công nghiệp đoàn kể các thời gian đăng ký, lý do từ chối và các chi tiết về thương thuyết hợp đồng cũng như các việc đình công;
 (b) Thống kê về số thanh tra và điều tra  của MOLISA và DOLISA, theo vùng, ngành và các quyền lao đông theo tiêu chuẩn quốc tế theo điểm 19.1(định nghĩa),và thống kê – thông tin về các kết quả các cuộc điều tra của thanh tra lao động, kể cả các sai phạm lao động, phạt vạ và các cách sửa sai (remediation).

C. Collaboration
Hợp tác
1.    VietNam và HK sẽ hợp tác một cách chân thành trong việc phát triển và cải cách về lao động;

D. Outreach andEducation
Đào tạo và Thông tin
1.    VietNamsẽ tổ chức một chương trình thông tin để báo và giáo dục công nhân, chủ nhân và các stakeholders về quyền và trách nhiệm về các luật, các luật và thủ tục mới được thay đổi trong lộ trình này, kể cả các thủ tục hành chính để áp dụng nó kể cả cách áp dụng các quyền lao động

V. Review
Xét lại
1.  HK và VietNam sẽ xét lại các tiến triển một cách đều đặn lộ trình này kể cả việc theo dõi việc áp dụng các luật mới, các nghị định và thủ tục cũng như cải cách tổ chức và sẽ chấp hành những việc sau đây:

A.  Government-to-GovernmentMechanisms
Ủỷ ban cao cấp
1.  HK và Viet Nam sẽ xây dựng một Ủy ban song phương cao cấp (SOC) gồm đại diện cao cấp Bộ Thương mại và bộ Lao động HK và các đại diện bộ TM và bộ LĐ VN để theo dõi, đánh giá, và giải quyết các vấn đề trong việc áp dụng các cải cách luật pháp và tổ chức trong lộ trình này. HK và VN sẽ đề cử các quan chức khi TPP có hiệu nghiệm và sẽ báo cho phía bên kia nếu có thay đổi. Ủy ban SOC sẽ gặp mặt hay gặp qua các phương tiên điện tử hàng năm trong 10 năm sau khi TPP có hiệu nghiệm. Các thành viên SOC sẽ được hỗ trợ bởi các chuyên gia và họ sẽ gặp nhau 6 tháng một lần trong 10 năm. Theo đề nghị của phía HK hay VN Ủy ban SOC sẽ tiếp tục gặp hàng năm sau đó hay ý kiến khác của hai bên. Ủy ban SOC sẽ bàn và đánh giá các báo cáo hay đề nghị của chương trình hỗ trợ kỹ thuật (Technical Assistance Program-TAP) và Ủy ban chuyên gia Lao động (Labor Expert Committee - LEC) được dựng sau đây. Theo đề nghị của phía VN hay HK, Ủy ban SOC sẽ họp sau 30 ngày đề nghị để quyết định về các vấn đề trong việc áp dụng cải cách luật pháp và tổ chức theo lộ trình này. VietNam và HK có thể yêu cầu ILO báo cáo và về những quan ngại để giúp các bàn cãi trong Ủy ban SOC và giúp quyết định các hành động để giải quyết các quan ngại của hai bên.

Bilateral Review
2.HK và VietNam ở mức Bộ hay đại diện của họ ở năm thứ 3, 5 và 10 của TPP sẽ xem lại và đánh gia việc thi hành lộ trình này kể cá việc áp dụng cải cách luật và tổ chức theo đúng chương 19 (Lao động). Khi xem lại việc thực thi hai bên HK và VN sẽ để ý đến đóng góp của SOC. Nếu sau khi xét lộ trình mà phía HK còn e ngại về việc phía VN áp dụng lộ trình, thì phía Viet Nam sẽ phải lấy những biện pháp cần thiết (appropriate action) theo TPP.

B. SupportingMechanisms
Cơ cấu trợ giúp
1.Để trợ giúp các cơ chế trợ xét như ở trên, HK và VN đồng ý về các điều sau đây:
Chương trình hỗ trợ kỹ thuật
2. VietNam, với sự trợ giúp của HK, sẽ xây dựng một chương trình hỗ trợ kỹ thuật (TAP)do ILO tại VN để trợ giúp việc áp dụng cải cách luật và tổ chức trong lộ trình này. Chương trình TAP sẽ công bố một phúc trình 2 năm sau khi TPP có hiệu nghiệm và sau đó mỗi hai năm sẽ có phúc trình trong 8 năm tiếp theo.  Báo cáo sẽ nói về việc áp dụng kể cả các bang giao công nghiệp tại VietNam. Báo cáo này có thể khuyến cáo về các thay đổi trong việc áp dụng lộ trình. Phía Viet Nam cũng nên để ý đến các khuyến cáo của TAP.

Ủy ban chuyên gia về Lao động
3. HK và phía VietNam sau đây lập một Ủy ban chuyên môn về Lao động (LEC) gồm 3 thành viên. HK và VN sẽ quyết định về chủ tịch ủy ban này và có thể là một đại diện của ILOhay một cá nhân nào với chuyên môn về Lao động. Người này sẽ không thiên vị và độc lập.  Người này sẽ được đề nghị sau 30 ngày TPP có hiệu nghiệm. Phía HK và phía VN sẽ đề nghị chuyên gia độc lập với chuyên môn về Lao động sau 60 ngày TPP có hiệu lực. Ủy ban LEC sẽ công bố một phúc trình duyệt lại các yếu tố thực kể các tin tức liên quan đến tiết-đoạn (Sections) II,III,và IV, kể cả subsection B.3, của lộ trình kể cả các thử thách hay lo ngại. Các báo cáo sẽ được thực hiện vào các năm 2,5, 4,5, 6.5 và 8.5 sau khi TPP có hiệu nghiệm. Trong các báo Ủy ban LEC sẽ đưa các khuyến cáo về các e-ngại về việc áp dụng lộ trình cải cách luật và tổ chức của phía VN theo lộ trình. Sau thời gian này, các báo cáo sẽ tiếp tục cứ 5 năm 1 lần theo yêu cầu của phía VN hay HK. Ủy ban LECsẽ để ý đến các phúc trình và khuyến cáo của TAP kể cả việc Viet Nam đã thực hiện các khuyến cáo trong các cuộc duyệt xét. Ủy banLEC có thể cần một số thông tin từ phía VietNam để có thể làm các báo cáo kịp thời và phía VietNam cần giúp Ủy ban LEC và đưa các thông tin cần thiết theo đúng điểm 19.9.































Tiết
Sub-section?














VI. Technical Assistance
Hỗ trợ kỹ thuật
1.  HK và VietNam sẽ tài trợ cho chương trình hỗ trợ kỹ thuật để hand the United States shallendeavor to secure funding for technical hỗ trợ việc thực thi các cải cách về luật lệ và về tổ chức lộ trình (Plan). VietNam sẽ nhận hỗ trợ kỹ thuật, khuyến cáo của ILO trong việc thực thi và sẽ ký hợp tác kỹ thuật với ILO. VietNam sẽ thực thi các khuyến cáo của ILO trong chương trình hỗ trợ này. VietNam và HK sẽ làm việc với các thành viên khác của TPP để hỗ trợ việc thực thi cải cách luật pháp và tổ chức trong lộ trình này.

VII. Implementation
Thực thi
1.  VietNam sẽ bắt đầu cải cách luật pháp và tổ chức theo đúng tiết (Sections) IIvà III của lộ trình trược khi TPP có hiệu lực giữa HK vàViet Nam.
2.  VietNamsẽ thực thi đoạn II.A.2 của lộ trình cải cách trong năm năm khi TPP có hiệu lực giữa HK và Viet Nam.
3. Lộ trình cải cách sẽ được tham khảo theo điều  (Article)19.15 tham khảo lao động (LabourConsultations) của chương về Lao động ngoại trừ khoản (paragraphs) 2 và 3, việc thông báo cho các thành viên TPP và khoản 4 sẽ không áp dụng.
4. Tranh cãi về Lộ trình này sẽ được thực hiện theo chương 28 (Tranh cãi) của TPP trừ điều  28.13 (Tham gia của phía khác), sẽ không được áp dụng.
5. Chương 29 (General Exceptions) sẽ được áp dụng cho lộ trình này.

VIII. Review of Implementation
Quy trình xét lại
1. HK sẽ xét lại việc thực thi lộ trình theo khoản II.A.2 vào năm thứ năm từ ngày TPP có hiệu lực giữa HK và Viet Nam.
2. Khi xét lại chiếu theo đoạn 1và trước năm thứ 7 của việc TPP có hiệu lực, nếu HK thấy là phía VN không thực thi đúng với khoảnII.A.2 của lộ trình này, thì HK sẽ báo phía VN bằng văn bản. VietNamtrong 30 ngày nhận được văn bản sẽ gởi văn bản gặp nhau để bàn về vấn đề này;
3. HK sẽ gặp phía VN trong 30 ngày khi nhận được thư phía VN. Nếu phía Viet Nam không dùng khoản 2 của tiết này, hay nếu HK và phía VietNamkhông chấp nhận làVietNam đã thực thi khoản II.A.2của lộ trình này thì trong 60 ngày sau khi nhận được văn thư đúng theo tiết 2 thì phía HK sẽ cắt hay ngưng áp dụng  các giảm thuế quan tiếp theo đó.
4. Nếu HK cắt hay ngưng áp dụng giảm thuế quan theo khoản (Paragraph) 3 và nếu phía VietNamcho là đã áp dụng đúng quy trình của khoản II.A.2, phía Viet Nam có thể dùng chương 28 để giải quyết tranh chấp trừ khi có đã được ghi trong lộ trình này.  Nếu phía Viet Nam yêu cầu lập một ủy ban theo chương 28 điều 7 thì điều này sẽ dính đến việc phía VN có thực thi điều II.A.2. hay không.
5. Nếu báo cáo cho thấy là phía VietNam đã thực thi đúng theo điểu II.A.2 thì phía HK sẽ mau chóng tái áp dụng tỷ lệ thuế quan trong lịch trình giảm thuế quan.
6. Nếu HK cắt hay ngưng áp dụng giảm thuế quan theo điều 3 (Paragraph) và sau đó hai bên đồng ý là phía VietNam đã thực thi điềuII.A.2 thì phía HK sẽ mau chóng tái áp dụng tỷ lệ thuế quan trong lịch trính giảm thuế quan theo quy trình như là trước khi phía HK áp dụng điều 3.


Bản tóm tắt cho thấy phía HK cho phía Việt Nam 5 năm để cải cách luật và bộ luật Lao động đúng theo Lộ trình cải cách luật vào tổ chức lao động.  Trong 5 năm VN sẽ phải cải cách, xây dựng, sửa đổi bộ luật lao động cũng như các quy trình cho phép công nhân VN có tiếng nói và được cư sử theo tiêu chuẩn quốc tế. 

Đây là lần đầu VN cho phép các công đoàn được tổ chức và làm việc ngoài Tổng Liên Đoàn Lao Công VN một tổ chức do đảng nắm.  Các nghiệp đoàn hay công đoàn còn được quản lý một cách độc lập. 

Ngoài ra phía Việt Nam sẽ còn nhận được trợ giúp của HK và cơ quan Liên Hiệp Quốc về Lao động (ILO – International Labour organization) để cải cách, xây dựng, sửa đổi bộ luật lao động cũng như các quy trình đăng ký các công nghiệp đoàn, quản lý nghiệp đoàn từ cấp cơ sở đến cấp cao theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về lao động.

Ít nhất là nay phía Việt Nam sẽ có một lộ trình phải thực thi, nếu không phía HK có thể cắt hay ngưng quy trình giảm bớt và miễn quan thuế cho hàng VN.

Thời gian thực thi khâu lao động – tổ chức công đoàn là 5 năm sau khi TPP có giá trị.  Đường còn dài để VN có các công đoàn độc lập. 

Lộ trình này chỉ là phần nhỏ của TPP giữa VN và HK. Sự chuyển đổi sẽ từ từ và đòi hỏi thời gian. Nó sẽ đòi hỏi Xã hội dân sự trong nước tham gia một các tích cực để xây dựng một xã hội lao động tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Đây là cơ hội cho người Việt trong và ngoài nước cùng bắt tay xây dựng một đất nước Việt Nam tươi đẹp và công bằng hơn.

TS DXQ






[1]/ “UnitedStates-VietNamPlanfortheEnhancementofTradeand LabourRelations”, thơ giữa ĐS Michael Froman và BTVũ Huy Hoàng, BT Thương Mại và Công Thương   




No comments:

Post a Comment

View My Stats