Vũ Thạch
Cập
nhật: 17/12/2015
Lời
cảnh báo của chuyên gia quốc tế về hướng đi của nền kinh tế Việt Nam đã có từ
lâu, nhưng mãi đến đầu tháng 12/2015, người ta mới thấy thể hiện cụ thể của những
cảnh báo ấy qua các bản tin vay nợ và vỡ nợ dồn dập.
Khởi
đi từ tin nợ công của nhà nước đã vượt ngưỡng an toàn 65% GDP, cùng với khoản nợ
tính riêng của toàn khối doanh nghiệp nhà nước vượt ngưỡng 40% GDP. Tức tổng nợ
quốc gia đã qua mặt luôn GDP. Nhưng tin làm dân chúng kinh ngạc nhất - vì xưa
nay chưa từng được nghe - là lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và thành phố Cà Mau tuyên bố
đã cạn hết ngân sách vận hành. Sau đó thành phố Hải Phòng và tỉnh Đắk Lắk công
bố hết tiền trả lương nhân viên hệ thống nhà thương; tỉnh Gia Lai hết tiền trả
lương giáo viên, ... Danh sách vỡ nợ, bao gồm cả các tỉnh giàu lẫn nghèo, chắc
chắn sẽ còn bùng nổ hơn nữa nếu không có lệnh của Ban Tuyên giáo cấm báo đài
đăng thêm loại tin này. Cùng lúc đó, vừa có tin chính phủ Singapore bắt giữ một
tàu chở dầu của Việt Nam để xiết nợ. Tài sản tại nước ngoài của các doanh nghiệp
nhà nước ngập nợ cũng đang bị toà án của nhiều nước đe dọa cho đông lạnh chờ
phân xử.
Các
tin tức dồn dập đó làm nhiều giới lo âu nhưng chưa đến độ làm người ta phẫn nộ
... cho đến khi dân chúng đọc các bản tin:
-
Lãnh đạo Đắk Lắk vẫn cho nhiều đợt cán bộ hết nhiệm kỳ đi nghỉ dưỡng ở Hàn Quốc.
-
Lãnh đạo Sơn La tiếp tục cho xây khu tượng đài hàng chục nghìn tỉ sau khi tạm
hoãn để làm nguội phản đối.
-
Lãnh đạo Khánh Hoà tiếp tục xây khu vực trụ sở hành chính cũng ở cấp ngàn tỉ bất
chấp lệnh cấm từ trung ương.
-
Lãnh đạo Bình Phước cử đoàn cán bộ "sắp về hưu" đi học kinh nghiệm
làm xổ số ở Canada.
-
Lãnh đạo Cà Mau cũng cử đoàn tương tự sang Dubai, một nước không có và không cần
xổ số.
-
Lãnh đạo Quảng Nam cử đoàn cán bộ "sắp về hưu" và "đã về
hưu" sang học kinh nghiệm tại Nam Phi nhưng không cho biết về lãnh vực gì.
-
Đó là chưa kể những chuyện lạ lùng như các tỉnh không giáp bờ biển nhưng đòi gởi
đoàn cán bộ sang Hà Lan học cách chống ngập nước biển và sử dụng năng lượng thủy
triều...
Để
đối phó với làn sóng tức bực trong công luận và có xác suất sẽ dâng cao trong
những ngày tới, lãnh đạo đảng và nhà nước lập tức áp dụng các bài bản đã dùng
trong giai đoạn các tổng công ty và tập đoàn kinh tế bắt đầu phá sản:
-
Bước đầu tiên, nhà nước chận đứng ngay các tin "xấu". Các thành ủy, tỉnh
ủy và báo đài nay được lệnh không được tuyên bố hay loan tải các tin vỡ nợ nữa.
Có báo còn được lệnh đăng bài ngược hẳn lại các tin trước, rằng Cà Mau vẫn khỏe,
Bạc Liêu vẫn chạy đều tới độ "hầu hết các chỉ tiêu thu ngân sách đều đạt
và vượt chỉ tiêu giao", rồi đổ tội cho cậu kế toán tính nhầm - không khác
gì báo đài trong những tuần đầu khi có tin Vinashin, Vinalines vỡ nợ.
-
Bước kế tiếp, nhà nước lên tiếng trấn an sẽ không dùng ngân sách trung ương vào
việc cứu các địa phương vỡ nợ. Ông Võ Thành Hưng, vụ trưởng vụ ngân sách bộ Tài
Chính long trọng tuyên bố như vậy trên báo đài - không khác gì thông báo của
văn phòng chính phủ đối với các tập đoàn kinh tế vỡ nợ trước đây.
-
Nhưng chỉ vài ngày sau, Bộ Tài Chính, qua trung gian Sở Tài Chính tỉnh Cà Mau,
bơm 10 tỉ đồng vào cấp cứu thành phố Cà Mau. Các tỉnh thành đang hấp hối khác
cũng được truyền máu như vậy vì lãnh đạo đảng không dám để cơn sóng hoảng loạn
nổi lên.
Khá rõ biện pháp vừa bịt tin tức lại vừa
đổ tiền vào cấp cứu sẽ được áp dụng đều khắp cho tới ngày diễn ra Đại hội đảng
XII vào tháng 1/2016.
Nhưng lãnh đạo đảng cũng dư biết chính sách đối phó tạm bợ này chỉ có thể kéo
dài vài tháng. Sau đó nhà nước sẽ phải đi vào giai đoạn 2, đó là thú nhận thực
tế và áp dụng các biện pháp kế tiếp của cùng tiến trình:
-
Để làm "biến mất" các khoản nợ nần trên giấy tờ, nhiều địa phương vỡ
nợ sẽ bị sát nhập vào các tỉnh thành còn gượng được - y như kế sách sát nhập
Jetstar vào Vietnam Airlines, hoặc đập nhỏ Vinalines rồi giấu bên dưới một số
công ty quốc doanh khác.
-
Mọi nơi, đặc biệt các vùng đã vỡ nợ, sẽ cắt giảm hoặc ngưng hẳn việc trả lương
cho nhiều thành phần, dựa theo thứ tự "ít tạo tác động chính trị nhất".
Nếu suy từ kinh nghiệm các nước cựu XHCN thì đầu tiên sẽ là khối cán bộ lớn tuổi
đã nghỉ hưu; rồi đến những thành phần chỉ mang chức năng phụ trợ như khối dư luận
viên, trật tự, dân phòng, cán bộ Mặt trận tổ quốc; rồi đến các công nhân viên
thuộc các ngành giáo dục, y tế, hành chánh; và sau cùng là cắt giảm nhân sự lẫn
khí tài của các đơn vị quân đội.
Riêng
công an các loại, cũng suy từ kinh nghiệm các nước cựu độc tài, sẽ được giữ cho
tới cùng và có thể còn gia tăng quân số. Lương chính thức của công an tuy èo uột
nhưng bù lại, trung ương sẽ cố tình thả lỏng hơn nữa cho công an mọi loại, mọi
cấp tự đi "kiếm ăn" thêm.
-
Và cũng quan trọng không kém là việc truy tố nhiều "dê tế thần" để
trút lên họ mọi tội lỗi và sự phẫn nộ của những thành phần bị cắt lương - như
đã làm với hội đồng quản trị Vinashin, Vinalines ... Cùng lúc, một vài quan chức
cao cấp ở hàng bí thư tỉnh thành sẽ phải ra công khai "nhận trách nhiệm
chính trị" như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm sau thất bại của những
"quả đấm thép", rồi ai lại về ngồi ghế nấy.
Các
biện pháp vá víu cho giai đoạn 2 nêu trên có thể mua thêm thời gian được một số
tháng nhưng không thể cứu vãn tình hình. Lý do đơn giản là vì đợt sóng phá sản
đầu tiên của hệ thống tập đoàn kinh tế và tổng công ty đã không những cuốn sạch
ngân sách dự phòng mà còn để lại một núi nợ khổng lồ rồi. Cùng lúc đó, mặt thu
nhập từ việc bán tài nguyên, khoáng sản cũng suy giảm nặng nề vì giá dầu thô,
than đá và kim loại đều đang rơi xuống mức cực thấp trên thị trường thế giới hiện
nay.
Thực
tế đó buộc giới lãnh đạo đảng phải tính tới những lối thoát dài hạn. Nhưng liệu
còn đường thoát hiểm nào không hay đã quá trễ?
-
Vay thêm nợ chăng? Giới lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng mượn nợ và "để con cháu đời
sau sẽ trả", nhưng điểm uy tín (credit ratings) của nhà nước Việt Nam đã
xuống quá thấp - không chỉ vì hiện trạng kinh tế mà còn vì quá trình phung phí
tiền nợ quá lộ liễu trong nhiều năm qua - nên khó có hệ thống nhà băng tư nhân
hay ngân hàng phát triển quốc tế nào muốn cho vay. Loại trái phiếu quốc gia
cũng khó có ai mua vì chắc chắn sẽ bị xếp vào loại lãi cao nhưng dễ bị quịt
(junk bonds). Và ngay cả nếu vay được thì các khoản nợ mới chỉ đủ để trả tiền
lãi đáo hạn của các món nợ cũ, như chính chủ tịch nước Trương Tấn Sang thú nhận
vào đầu tháng 12/2015.
-
Tăng thêm thuế chăng? Biện pháp này đã bắt đầu từ hơn một năm qua với hàng
trăm, hàng ngàn loại thuế, phí, "đóng góp tình nguyện bắt buộc", ...
đang được các cấp đẻ ra hàng ngày từ trung ương đến tỉnh thành, cơ quan, trường
học, bệnh viện, đến tận các tổ dân phố. Đây là loại đối sách lợi bất cập hại vì
phần lớn các thu góp tùy tiện này rơi vào túi riêng hoặc phung phí tại địa
phương chứ không giúp ngân sách trung ương. Ngược lại, hàng ngàn thứ thuế, phí
địa phương mới càng làm gia tăng số doanh nghiệp phải đóng cửa năm 2015 - tăng
hơn 20% so với 2014 - nên càng làm thất thu các loại thuế đóng về trung ương.
Nhưng quan trọng hơn cả là sự bất mãn đang dâng cao trong lòng người dân trước
hàng trăm thứ thuế, phí mới.
-
Tung mọi thứ tài sản quốc gia ra bán chăng? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng
công khai ngỏ ý bán luôn các công ty quốc doanh cho ngoại quốc nếu có người
mua. Đây là lằn ranh cuối cùng của chế độ kinh tế XHCN, vốn luôn dựa vào khu vực
quốc doanh làm bảo hiểm chính trị. Nhưng có vẻ như lời rao của ông rơi vào khoảng
không vì không có DNNN nào mà không đang mang nợ nặng nề; và chẳng ai dám tin
vào sổ sách hay khả năng của các công ty này. Cùng lúc đó, các bộ và những công
ty thuộc bộ cũng đã gạ bán những công trình lớn, từ đường cao tốc đến các khu
du lịch, khu dinh thự xây dở dang và đang bỏ hoang. Các món hàng này cũng ế ẩm
vì giới đầu tư quốc tế nay không còn mơ hồ gì về môi trường đầu tư Việt Nam.
Nhưng nguy hiểm nhất là các quan chức cấp tỉnh cũng đang gạ bán đất đai, hoặc
cho thuê dài hạn - từ 50 năm trở lên - trên khắp đất nước mà kẻ thuê hoặc mua
toàn là chủ nhân Trung Quốc đứng phía sau. Một lần nữa, lợi bất cập hại: tiền
vào túi địa phương nhưng sự oán hận của dân nhắm vào lãnh đạo trung ương.
-
Dụ người Việt hải ngoại gởi thêm tiền về chăng? Giới lãnh đạo đảng đang làm đủ
cách, kể cả cái mồi "bàn thảo việc cho phép người hải ngoại về ứng cử",
nhưng họ biết cũng chỉ để nhằm giảm bớt xác suất hải ngoại giảm gởi tiền về chứ
không dám hy vọng tăng thêm.
-
Lối thoát còn lại sau cùng là in thêm tiền? Hiển nhiên, thế hệ lãnh đạo hiện
nay không còn những suy nghĩ ngây ngô về kinh tế như thời TBT Lê Duẫn - với hệ
thống kinh tế tập trung và bọc kín trong khối cộng sản. Hơn thế nữa, họ cũng đủ
biết việc in tiền chỉ tạm cứu vãn tình hình vài tháng nhưng sẽ khởi động cơn
xoáy lạm phát khi người dân tiên đoán nhà nước sẽ tiếp tục in tiền thêm nữa.
Tóm lại, các con đường nêu trên đều là
ngõ cụt.
Giới chuyên gia cao cấp đã đầu hàng. Họ không thể thuyết phục giới lãnh đạo
chính trị chọn con đường thoát hiểm thực sự như Myanmar. Trong khi đó, toàn
bộ giới quan chức thượng tầng đã chuyển hẳn sang tâm thức "ăn nhanh rồi chạy",
cạo vét được bao nhiêu chuyển ngay ra nước ngoài, nơi có con cái họ đang chờ nhận.
Trong
tình cảnh này, người dân Việt có thể làm gì?
-
Trước hết, để bảo vệ vốn liếng của mình, mỗi người cần rút tiền ra khỏi ngân
hàng và chuyển qua các dạng trữ kim như USD hay vàng, hoặc mua các loại hàng
hóa không hư thối và dễ bán lại. Lý do rút tiền không chỉ để đề phòng nhà nước
bất ngờ không cho rút tiền ngân hàng nữa như từng xảy ra trong quá khứ, mà còn
vì viễn cảnh lạm phát nặng tức đồng tiền mất dần giá trị trong những ngày tháng
tới.
-
Riêng đối với khối bà con tại hải ngoại, chưa bao giờ tổng số tiền của người Việt
gởi về lại quan trọng đối với sự tồn vong của chế độ như hiện nay. Đây là lúc
các ban chấp hành cộng đồng, các vị trí thức khởi động việc bàn thảo làm sao biến
khối kiều hối thành phương tiện tạo đổi thay hữu hiệu tại Việt Nam. Dù mỗi gia
đình chỉ giảm số tiền gởi về một chút mỗi khi có vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng
tại Việt Nam thì cũng đã tạo được áp lực rất đáng kể, cụ thể như vụ luật sư
nhân quyền Nguyễn Văn Đài vừa bị nhà cầm quyền bắt giữ.
-
Cũng trong chiều hướng đó, hiệp ước TPP đang là cái phao cấp cứu rất giá trị
cho giới lãnh đạo đảng. Người Việt trong nước và tại nước ngoài đều có thể góp
phần vận động chính phủ các nước thành viên TPP gia tăng áp lực lên nhà cầm quyền
CSVN mỗi khi họ cố tình vi phạm các điều kiện đã ký kết, cụ thể như vụ côn an
hành hung chị Đỗ Thị Minh Hạnh và anh Trương Minh Đức chỉ vì họ đến giúp đỡ
công nhân hiểu về quyền lợi của mình.
No comments:
Post a Comment