Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày 22-12-2015
Ảnh chụp màn hình
video phiên xử luật sư Phổ Chí Cường, Bắc Kinh ngày 14/12/2015. REUTERS/CCTV
via Reuters
Nhà hoạt động nhân quyền
nổi tiếng Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang), 50 tuổi, bị một tòa án Trung Quốc tuyên
phạt ba năm tù treo sáng nay, 22/12/2015. Chính quyền Trung Quốc truy tố ông vì
bảy bài viết trên trang blog cá nhân, lên án sự « dối trá » của
đảng Cộng sản, tố cáo chính sách đàn áp của Bắc Kinh tại Tây Tạng và Tân Cương.
Ông
Phổ Chí Cường bị bắt khi tham gia vào một cuộc họp hồi tháng 05/2014, để chuẩn
bị cho lễ tưởng niệm 25 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989. Chính quyền Trung
Quốc đã giam giữ nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng kể từ đó.
Thông
tín viên Heike Schmidt tường trình từ Bắc Kinh :
«
Ông Phổ Chí Cường bị khép vào tội ‘‘ kích động hận thù dân tộc và gây rối trật
tự ". Ông bị buộc tội chỉ vì đã đưa lên các mạng xã hội những bài viết phê
phán chế độ. Mạc Thiểu Bình (Mo Shaoping), luật sư của ông Phổ Chí Cường, lấy
làm tiếc về bản án vừa tuyên. Ông nói : Chúng tôi đã cố gắng thuyết phục
tòa án là ông Phổ Chí Cường không có tội. Như vậy, chúng tôi không hài lòng về
phán quyết này. Thân chủ của chúng tôi cho biết sẽ không kháng án, bởi trong hệ
thống luật pháp hiện hành tại Trung Quốc, hoàn toàn không có hy vọng là các thẩm
phán sẽ sửa lại phán quyết. Hơn nữa, sau 19 tháng, ông ấy đã rất mệt mỏi về thể
xác và tinh thần. Ông ấy cần có thời gian để hồi phục. Phổ Chí Cường không bình
luận gì về phán quyết này, nhưng kể từ hôm nay, ông sẽ không có quyền hành nghề
luật sư, theo luật Trung Quốc.
Luật
sư Phổ Chí Cường – người nổi tiếng về quan điểm tự do, và thái độ can đảm trước
chính quyền cộng sản Trung Quốc – giờ đây không còn có thể tranh đấu để bảo vệ
các quyền dân sự. Ông Cường cũng không được tự do, mọi hành động của ông kể từ
giờ bị theo dõi sát. Bất cứ một thông điệp mang tính chỉ trích chính quyền nào
được đưa lên mạng xã hội cũng có thể khiến ông bị bắt giam trở lại. Với phán
quyết nói trên, chính quyền đã bịt miệng một trong những tiếng nói tự do nhất tại
Trung Quốc.
Theo
ông William Nee, một nhà nghiên cứu thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty
International, ông Phổ Chí Cường là một trong những nhà tranh đấu dũng cảm nhất
vì quyền tự do ngôn luận, và chỉ vì thực thi quyền này mà ông bị đàn áp ».
Theo
nhiều nhà quan sát, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, cuối năm 2012, Bắc
Kinh gia tăng đàn áp các tiếng nói chỉ trích của xã hội dân sự. Hàng trăm nhà
tranh đấu bị câu lưu.
----------------
Larry Ong, Epoch Times
Dịch
giả: Phạm Duy
22
Tháng Mười Hai , 2015
Khi
phiên tòa được chờ đợi từ lâu, xét xử ông Phố Chí Cường, một luật sư nhân quyền
nổi tiếng của Trung Quốc, được bắt đầu tại một tòa án Bắc Kinh vào thứ Hai ngày
14 tháng 12, cảnh sát Bắc Kinh đã đối xử thô bạo đối với những người ủng hộ ông
Phố và các nhà báo tụ tập bên ngoài tòa án.
“Thực
tế là rất nhiều người dân, truyền thông nước ngoài, và thậm chí cả các nhà ngoại
giao đã đến tòa án, khiến cho nhà cầm quyền (Trung Quốc) vô cùng giận giữ “, Đằng
Bưu, một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng nhất của Trung Quốc, và bây
giờ là một học giả thỉnh giảng tại Trường Harvard Kennedy, cho biết trong một
cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Họ (nhà cầm quyền Trung Quốc) nổi cơn thịnh nộ
do bị làm bẽ mặt”.
Ông
Phổ, 50 tuổi, đã bị giam giữ kể từ tháng 5 năm 2014. Bề ngoài là ông đang bị buộc
tội “kích động hận thù sắc tộc” và “bới móc tranh cãi và xúi giục gây rắc rối”
trong 7 bài viết đăng trên một trang tiểu blog của Trung Quốc.
Luật sư nhân quyền Phố
Chí Cường (ở giữa) nói chuyện với các hãng truyền thông, biện hộ cho nghệ sĩ bất
đồng chính kiến Ngải Vị Vị tại quận Thảo Tràng Địa ở Bắc Kinh vào ngày 20
tháng 7, năm 2012. Ngày 14 tháng 12 năm 2015, ông Phố Chí Cường bị đưa ra xét xử
vì ông đã đưa 7 bài viết lên trang tiểu blog ở mạng Sina Weibo của Trung Quốc.
(Ed Jones / AFP / Getty Images)
Nhưng
lý do thực sự để truy tố (ông Phố Chí Cương) là chính trị, ông Đằng Bưu nói.
“Phố Chí Cường đã đi đầu trong phong trào nhân quyền tại Trung Quốc,” ông Đằng nói.
Các
hoạt động đặc trưng của ông bao gồm việc vận động cho việc tiết lộ sự thật của
vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, vận động cho việc đóng cửa hệ thống trại lao
động (đã được thực hiện), và chỉ trích cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang đã chỉ
huy một bộ máy an ninh đàn áp thô bạo.
“Nhà
cầm quyền Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới thế giới rằng họ sẽ không nhượng
bộ trước áp lực từ cộng đồng quốc tế trong việc xử lý trường hợp nhân quyền
này,” ông Đằng cho biết.
Phiên
tòa xét xử ông Phố, và các hành động của cảnh sát trơ tráo chống lại những người
ủng hộ và các nhà báo theo dõi đưa tin về sự kiện này, là động thái mới nhất của
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong cuộc đàn áp liên tục các luật sư nhân
quyền và các nhà hoạt động ở Trung Quốc. Những người ủng hộ ông Phố đang nối kết
một cách mở rộng hơn việc truy tố ông Phố Chí Cường với việc áp dụng mâu thuẫn
các qui định pháp luật của nhà cầm quyền Trung Quốc, sự vi phạm nhân quyền của
ĐCSTQ, và sự thiếu dân chủ ở Trung Quốc.
Những
người ủng hộ bị xô đẩy thô bạo
Trong
buổi sáng, cảnh sát Bắc Kinh và cảnh sát mặc thường phục đã dùng hàng rào phong
tỏa Tòa án Nhân dân Trung cấp Bắc Kinh, kiểm tra danh tính của người qua đường,
và đã lái xe đưa gần 50 người biểu tình, 12 nhà ngoại giao người Úc, Châu Âu và
người Mỹ, và 24 nhà báo Trung Quốc và nước ngoài, ra một khoảng xa từ phòng xử
án, theo một nhân chứng tận mắt, người đã nói chuyện với Epoch Times, với yêu cầu
được giấu tên.
Trong
khi cảnh sát mặc đồng phục cho thấy sự kiềm chế, nhân viên an ninh mặc thường
phục được che mặt (đeo khẩu trang), cư xử đặc biệt hung hăng, nhân chứng tận mắt
nói thêm. Trong một vụ ẩu đả, một sĩ quan mặc thường phục đánh một người nước
ngoài và người nước ngoài đánh trả lại một đòn.
Những
trường hợp hành động ôn hòa hơn của cảnh sát đã bị quay hình, bao gồm cảnh một
người đàn ông Trung Quốc bị xô đẩy xuống đất khi anh ta gọi to cho tự do ngôn
luận và dân chủ. Cảnh quay đó được lưu hành rộng rãi.
Các
sĩ quan mặc quân phục và thường phục cũng bị quay hình khi đang xô đẩy ông Dan
Biers, một nhà ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, khi ông đọc to một
tuyên bố với các phóng viên đang theo dõi để lấy tin về phiên tòa xét xử Phố
Chí Cường.
Emily
Rauhala (@emilyrauhala) đăng trên Twitter, ngày 14 tháng 12:
“Bây giờ là: Dan Biers, nhà ngoại giao Mỹ, đang đưa ra một tuyên bố ở bên ngoài phiên tòa xét xử Phố Chí Cường, bị cảnh sát xô đẩy thô bạo.”
“Bây giờ là: Dan Biers, nhà ngoại giao Mỹ, đang đưa ra một tuyên bố ở bên ngoài phiên tòa xét xử Phố Chí Cường, bị cảnh sát xô đẩy thô bạo.”
“Các
luật sư và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự như ông Phố không nên là đối tượng của
việc đàn áp tiếp tục, mà họ phải được phép đóng góp vào việc xây dựng một
Trung Quốc thịnh vượng và ổn định”, ông Biers nói khi các sĩ quan an ninh xô đẩy
ông và la hét lên “đi đi!”.
‘Những
kẻ xâm chiếm và những kẻ cướp đoạt’
Ngày
đầu tiên của phiên tòa xét xử ông Phố không có sự kiện gì quan trọng. Nó được bắt
đầu vào lúc 9:00 giờ sáng, kéo dài 3 tiếng đồng hồ, và chỉ có vợ của ông là đã
được phép tham dự.
Ông
Mạc Thiếu Bình, luật sư bảo vệ ông Phố, nói với hãng Reuters rằng ông Phố đã thừa
nhận rằng ông đã viết bảy bài đăng trên blog, ông xin lỗi nếu ông “gây thương
tích cho người khác” với các bài viết, và tuyên bố rằng ông “không có ý định để
kích động hận thù dân tộc hoặc bới móc tranh cãi và xúi giục gây ra rắc rối”.
Ông
đã xin khoan hồng cho sự vô tội của mình. “Đây thực sự là một trường hợp
xét xử của tự do ngôn luận, trong đó không chứng minh được rằng có ai đó đã bị
hại [bởi bài viết của ông Phố],” ông Mạc nói với hãng tin AP sau phiên tòa
xét xử.
Ông
Phố Chí Cường đã đưa ra nhận xét không tốt về một số quan chức chính quyền
Trung Quốc, trong ba bài viết của mình đăng trên mạng Weibo. Trong một bài viết,
ông Phố chế giễu Mao Tân Vũ, một viên tướng quân đội và là cháu nội của Mao Trạch
Đông, và bà Thân Kỷ Lan, một quan chức già ngoài tám mươi tuổi (*) mà các nhà
bình luận chính trị coi như bằng chứng rằng cơ quan lập pháp của chế độ (Trung
Quốc) là không hơn một con dấu cao su. (Bà Thân không bao giờ phủ quyết bất
kỳ một kiến nghị/dự luật nào (trong Quốc hội)).
Trong
các bài viết khác, đôi khi ông Phố lên án, bằng ngôn ngữ đầy màu sắc, các chính
sách khắc nghiệt của chế độ Trung Quốc chống lại các dân tộc thiểu số người Duy
Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.
“Người
Hán Trung Quốc đã hóa điên rồi chăng? Hoặc những nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã
hóa điên rồi chăng?” ông Phố đã viết trong một bài, chỉ trích chính sách cấm
phụ nữ Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đeo mạng che mặt ở thành phố Y Ninh, khu tự trị Tân
Cương.
Trong
một bài đăng khác, ông Phố đã viết: “Nếu các ông nói Tân Cương thuộc về Trung
Quốc, thì sau đó các ông không được đối xử với nó như một thuộc địa và không được
hành động như những kẻ xâm chiếm và những kẻ cướp đoạt”.
Bà
Dilxat Raxit, một phát ngôn viên của Hội Nghị Duy Ngô Nhĩ Thế giới ở Đức, không
đồng ý với việc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với ông Phố Chính Cường
vì những bài đăng trên mạng Weibo được cho là nhạy cảm của ông.
“Ở
Trung Quốc, luật pháp là một lời nói dối”, bà Raxit nói với Epoch Times trong một
cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Tất cả những ai tỏ vẻ phản đối pháp
luật, thậm chí theo cách lịch thiệp, đều sẽ bị đàn áp”.
“Cộng
đồng quốc tế nên ủng hộ ông Phố Chính Cường, người đã lên tiếng cho những gì là
ngay thẳng”.
Luo
Ya và Juliet Song đã đóng góp cho bài viết này.
(*)
Chú thích của dịch giả: Bà Thân Kỷ Lan, năm nay 83 tuổi, là một nông dân, đạt kỷ
lục tham gia tổng cộng 12 khóa của Quốc hội Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment