Trần Quí Cao
2/12/2015
Tôi có ấn tượng tích cực về các bài báo của Danh Đức trên tờ Tuổi Trẻ. Những bài báo mang trên từng dòng viết hơi thở nhiệt thành của tác giả phù hợp với mong ước của đa số dân chúng.
Hôm nay
tôi xin viết về ý nghĩa của sự xuất hiện các bài báo này trong thời gian gần
đây. Những ý nghĩa, dù có liên quan tới, vẫn nằm bên ngoài nội dung các bài báo
đó.
HAI
BÀI BÁO
Trong
vòng 3 tuần lễ nay, hai bài báo của Danh Đức lên tiếng về lập trường rõ rệt của
tác giả đối với Trung Cộng:
A)
Bài “Ngôn
Từ Hai Mặt” (Tuoitreonline, 8-11-2015):
Sau
chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình, ngày 8-11-2015, trên Tuoitre online,
bài viết này xuất hiện phê phán ông Tập Cận Bình một cách mạnh mẽ và sâu sắc
như sau:
1) Đầu
môi chót lưỡi, xảo trá. Bởi vì theo lời ông nói với Việt Nam thì dường như giữa
hai nước:
1.a) chỉ
có mối tương giao rất tốt đẹp để “cùng dắt tay nhau nhằm phấn đấu xây dựng,
phát triển sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội” (1)
1.b) chứ
“không hề có những tranh chấp lãnh thổ vốn là những vấn đề đại sự liên quan đến
sự sống còn” (2) của Việt Nam, nước trong vòng vài chục năm nay đã bị
Trung Quốc chiếm đất giết dân và đang bị đe dọa nhiều hơn thế nữa.
2) Không tôn trọng luật pháp và cách ứng xử quốc tế, không tôn trọng những gì đã ký kết. Trong khi luôn miệng nói “tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế, thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán” (2), nhưng lúc nào Trung Quốc cũng né tránh đưa sự việc ra xét xử theo “Công ước luật biển UNCLOS 1982” và tuân theo nghị quyết của “tòa án tối thượng này của nhân loại”.
B)
Bài “Của
để dành” của Tổng thống Thein Sein” (Tuoitreonline, 29-11-2015):
Sau cuộc
họp Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur (Malaysia), bài viết này xuất hiện với lời
giới thiệu của báo Tuổi Trẻ: “Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có những bước
“thoát ly” khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc trong con đường chính trị của ông, vì
nước vì dân”
Ý chánh
của bài báo này rất rõ rệt:
1) Các
thành tựu lớn của viên tướng Thein Sein là do ông đã “chọn lựa yêu nước thương
nòi, thay vì đã có thể “chắc ăn” đi theo con đường của các viên tướng tiền nhiệm”
(3). Ông đã “dựa vào sức dân” (3)
2)
thành tựu thứ nhất: “lèo lái Myanmar vào con đường chuyển tiếp để trở thành một
Myanmar mới dân chủ” (3). Thành tựu này rõ ràng là do từ bỏ con đường độc
tài và toàn trị.
3)
thành tựu thứ hai: để lại sau lưng “một đất nước Myanmar còn tài nguyên thiên
nhiên chứ không đến nỗi cạn kiệt” (3). Thành tựu này rõ ràng là do không
vơ vét cạn kiệt tài nguyên quốc gia.
4)
thành tựu thứ ba: để lại sau lung “một quốc gia Myanmar rộng đường đối ngoại” (3).
Thành tựu này rõ ràng là do thoát khỏi sự khống chế của Trung Cộng, đồng thời mở
đường cho đất nước dân chủ và đa nguyên.
Trong
khi bài “Ngôn Từ Hai Mặt” chỉ đề cập tới mối bang giao bất binh đẳng và không
tin cậy với Trung Quốc, thì bài “Của để dành” của Tổng thống Thein Sein” đề cập
tới phạm vi rộng hơn và căn bản hơn nhiều: các bế tắc của chính thể độc tài,
toàn trị, lệ thuộc Trung Cộng và phương cách cùng bài học mẫu để thoát khỏi các
bế tắc đó là dựa vào sức dân dứt khoát xây dựng nền dân chủ thực sự cho tổ quốc.
Ý
NGHĨA CỦA SỰ XUẤT HIỆN CÁC BÀI BÁO ĐÓ
Tại
thành phố lớn nhất nước, Tp HCM, Tuổi Trẻ là một tờ báo lớn, lớn về số lượng
phát hành lẫn tầm quan trọng chính trị chính thống của nó. Đó là tiếng nói
chính thức của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại Tp HCM. Việc xuất hiện
trên Tuổi Trẻ hai bài viết nói trên, cùng với một số không ít các bài khác (như
các bài Xây Trên Đứt Gãy, Những Tượng Đài Im Lặng Giữa Non Cao, Xì Xào Chuyện Bổ
Nhiệm Cán Bộ…) cho tôi các nhận định đặc biệt hứng thú.
Dù tác giả có nhiệt thành tới đâu, bài viết có giá trị tới đâu, chúng cũng không thể được đăng nếu không có Tổng biên tập bật đèn xanh. Tổng biên tập lại cần đèn xanh của một nhân vật rất có quyền lực. Hoặc của Trưởng Ban Tuyên Huấn, hoặc của một trong tứ trụ mạnh.
Liên hệ
với các diễn biến thời sự chính trị Việt Nam gần đây (4), người viết cảm
nhận các điều sau:
1) Lòng
dân mong muốn tự do, dân chủ cho đất nước và tự chủ với Trung Quốc đã được nêu
lên công khai. Điều nay chứng tỏ mong muốn này, qua bao năm đấu tranh, đã có sức
mạnh thực sự.
2) Đã
có một khuynh hướng chính trị có quyền lực đủ mạnh trong trung ương có thể chống
lưng cho các bài báo công khai đòi tự do dân chủ và tự chủ với Trung Cộng.
3) Hẳn
nhiên thế lực đi ngược với ước mong của đa số dân chúng vẫn còn sức mạnh. Nhưng
họ cũng không còn dám công khai ra mặt chống đối lòng dân như trước đây.
Tôi đã
nghe những nghi ngờ rằng các bài báo như trên là mị dân, lừa gạt như đã thấy
nhiều lần trong quá khứ. Trong khi đồng ý với các quan sát đó trong quá khứ,
tôi lại không có cùng nhận định về hiện tại. Hoàn cảnh chính trị thế giới, khu
vực và đất nước đã khác trước nhiều. Mối đe dọa tương lai phát triển dân tộc và
nền độc lập quốc gia đã đủ lâu và đủ lớn để thức tỉnh lòng yêu nước truyền thống
của nhân dân. Trong nhân dân có dân chúng và có chính quyền. Nhân dân đang dần
dần gỡ bỏ “u mê ám chướng” (chữ của Nguyễn Khắc Mai) của một thời, gỡ bỏ chủ
nghĩa viễn vông để đi vào thực tế phát triển đất nước trong dân chủ và tự do.
Diễn biến
tích cực này sẽ còn đủ năng lượng bền vững và do đó có xung lực đủ mạnh đột phá
đại hội đảng CSVN đầu năm 2016 hay không?
Lòng
người viết luôn tin tưởng vào sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam. Không
thành công lần này sẽ có lần khác. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ may để lần hy vọng
này sẽ sớm thành sự thật. Trong năm sau, 2016.
Trần Quí Cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Toàn văn bài của Tập Cận Bình ở Quốc hội VN. BBC, đăng ngày 07-11-2015
- Danh Đức, Ngôn từ hai mặt. Tuổi Trẻ, đăng ngày 08-11-2015
- Danh Đức, “Của để dành” của Tổng thống Thein Sein. Tuổi Trẻ, đăng ngày 29-11-2015
Tác giả
gửi BVN.
No comments:
Post a Comment