BBC Tiếng
Việt
18
tháng 12 2015
Chính
giới quốc tế tiếp tục lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ luật sư, nhà hoạt
động Nguyễn Văn Đài hôm 16/12.
Ông
Đài bị bắt tạm giam và khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước, theo Điều 88
Bộ Luật Hình sự.
Trước
đó 10 ngày, ông cũng cáo buộc đã bị hành hung khi có buổi nói chuyện về nhân
quyền tại Nghệ An.
Ngay
sau khi ông Nguyễn Văn Đài bị bắt, một số tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu
trả tự do cho ông.
Phó
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Andrus Ansip đã nêu vụ bắt giữ luật sư Đài trong phiên
họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu ngày 16/12 tại Strasbourg, Pháp.
EU
cũng ra thông cáo cùng ngày “bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc bắt giữ ông Nguyễn
Văn Đài" và nói việc này "đặc biệt gây lo ngại".
Tiếp
theo đó, một số dân biểu phương Tây gửi thư phản đối vụ bắt giữ theo Điều 88.
'Trả
tự do ngay lập tức'
Dân
biểu Mỹ Alan Lowenthal hôm 17/12 vừa gửi thư lên Ngoại trưởng John Kerry để
"bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của tôi đối với việc Luật sư Nhân quyền Nguyễn
Văn Đài bị bắt giam ngày hôm qua tại Việt Nam với tội danh Tuyên truyền chống
Nhà nước".
Ông
Lowelthal, đại diện cho khu vực bầu cử 47, tiểu bang California, viết trong
thư: "Tôi kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ đòi hỏi chính quyền Việt Nam lập tức trả tự do Luật sư Đài và hủy bỏ mọi cáo
buộc đối với ông. Thêm vào đó, chính quyền Việt Nam cần phải dứt khoát chấm dứt
mọi hành vi tấn công đối với các nhà hoạt động nhân quyền".
Bức
thư được sao gửi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cũng viết: "Trong lúc Hiệp ước Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương đang chờ đợi sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ, Việt Nam tiếp tục
cho thấy không có dấu hiệu cải thiện nào trong việc tôn trọng các quyền căn bản
của chính công dân của họ".
"Một mối quan hệ
vững chắc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ có thể có được khi nhân quyền tại Việt
Nam được hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ."
Một
dân biểu khác tại Úc châu, ông Bernie Ripoll, đã gửi hai lá thư đến Đại Sứ
Việt Nam tại Úc và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ bắt LS Đài.
Ông
Ripoll bình luận: "Nguyễn Văn Đài
là người đấu tranh can đảm và đầy nhiệt huyết. Ông đã tạo sự quan tâm tại trong
nước cũng như trên thế giới về những vi phạm nhân quyền tại một quốc gia vốn
không chấp nhận những tiếng nói phản kháng".
Vị
dân biểu Úc kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Đài.
Các
tổ chức nhân quyền quốc tế như Amnesty International và Ủy ban Bảo vệ các Nhà
báo cũng đưa ra kêu gọi tương tự.
Giới
đấu tranh trong nước tổ chức chiến dịch trên mạng đòi tự do cho ông Nguyễn Văn
Đài.
---------------------------------
BBC Tiếng
Việt
18
tháng 12 2015
Ngay
sau khi báo chí Việt Nam đưa tin về vụ bắt luật sư Nguyễn Văn Đài vì 'vi phạm'
điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam, một số người dùng Facebook đã chỉ ra sai
lệch về hình phạt giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt trong luật này trên trang
Bộ Tư pháp.
Nội
dung tiếng Việt ghi là hình phạt cao nhất cho "trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng" là án tù đến 20 năm.
Nhưng
bản tiếng Anh lại ghi là án tù cao nhất đó "dành cho tội phạm ít nghiêm
trọng hơn".
Trên
trang của Bộ Tư pháp CHXHCN Việt Nam ở địa chỉ www.moj.gov.vn người
đọc có thể thấy:
"Điều
88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
1.
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a)
Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b)
Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang
mang trong nhân dân;
c)
Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến
hai mươi năm."
Nhưng bản
tiếng Anh của Bộ Luật hình sự 21/12/1999 được đăng lên, tính đến
ngày 17/12/2015 khi người đọc xem trang này, lại viết:
"2.
In the case of committing less serious crimes, the offenders shall be sentenced
to between ten and twenty years of imprisonment."
(Trong
trường hợp phạm các tội ít nghiêm trọng hơn, kẻ vi phạm sẽ bị xử từ 10 đến 20
năm tù giam.)
Dịch
cắt dán?
Bản tiếng Anh :
Một
số bạn đọc trên Facebook đã cho rằng đây chỉ là "lỗi dịch thuật, in ấn".
Nhưng
nếu đây là một lỗi dịch thuật thì cũng có nghĩa người nước ngoài, kể cả các
quan chức ngoại giao, giới luật gia chỉ có thể đọc bản tiếng Anh và hiểu một
nội dung khác hẳn, thậm chí ngược lại nội dung tiếng Việt.
Các
lỗi này có vẻ lặp lại ở cả Điều 80, 85, 86, 87.
Nhưng
điều luật này đều ghi tội phạm 'less serious' (ít nghiêm trọng) sẽ bị xử tới
mức án cao nhất cho phép.
Một
điều đáng chú ý nữa là bản tiếng Anh của Bộ Luật hình sự Việt Nam dùng tiếng
Anh kiểu Mỹ, với các từ 'offenses, organizer, laborer' thay cho 'offences,
organiser, labourer' trong tiếng Anh ở Anh.
Nhiều
từ ngữ không mang tính chuyên môn, có vẻ như lặp lại một cách dịch tối nghĩa.
Khái
niệm 'tội phạm nghiêm trọng' được dịch thành 'serious crimes' và dùng tràn
lan.
Trong
khi đó, các văn bản quốc tế phân biệt 'grave offences', chỉ các tội nghiêm trọng
từ phản quốc, sát nhân đến bắt cóc, khủng bố...và 'serious offences' cho các
tội không nghiêm trọng bằng (gây thương tích, gây cháy nổ...).
Khái
niệm 'gây ra hậu quả nghiêm trọng' trong tiếng Việt được dịch thành 'causing
serious consequences' trong khi 'to cause' theo nghĩa 'gây ra' chỉ dùng để nói
về các hành vi cụ thể (to cause death, exposion, danger).
Còn
'cause' và 'consequences' thường dùng trong tiếng Anh để nói về 'nguyên nhân và
hậu quả' của hành vi nói chung.
Tội
phạm 'có tổ chức' được văn bản trên biến thành 'in an organized manner' (làm
việc ngăn nắp) và ghi liên tục trong nhiều điều luật.
Chính
vì thế, một số dân mạng cho rằng Bộ Tư pháp Việt Nam đã soạn văn bản tiếng
Anh cho luật hình sự bằng cách "cắt dán" các câu từ những điều luật
hay câu văn nào khác trên mạng.
No comments:
Post a Comment