Thu,
12/24/2015 - 03:01 — nguyenvubinh
Trong
vài ba năm trở lại đây, mạng xã hội facebooks đã phát triển với tốc độ chóng mặt
tại Việt Nam. Theo thống kê, hiện đã có hơn 30 triệu tài khoản facebooks tại Việt
Nam. Với nhiều tính năng ưu việt được tích hợp, facebooks đã chinh phục được cả
những người khó tính nhất. Ngoài nguyên nhân về ưu thế kỹ thuật, như miễn phí,
tốc độ lan truyền nhanh...thì ở môi trường Việt nam cũng có những lý do đặc thù
khiến facebooks phát triển bùng nổ.
Trước
hết, xã hội Việt Nam là xã hội cộng sản với đặc trưng là bưng bít thông tin và
dối trá, bịp bợm. Chính vì vậy, việc xuất hiện và sử dụng facebooks để chia sẻ,
công khai những thông tin trung thực, khách quan là nhu cầu lớn và tất yếu của
người dân. Khi những thông tin chính thống và chính thức không bảo đảm độ tin cậy,
trung thực và khách quan thì người dân tìm đến những nguồn thông tin khác mà
facebooks là điển hình.
Mặt
khác, xã hội Việt Nam hiện nay không có môi trường và không đủ diễn đàn để người
dân thể hiện khả năng, mà facebooks lại là nơi người dân tự thể hiện bản thân dễ
dàng và đơn giản nhất. Chính hai lý do quan trọng này, đã khiến cho số lượng
tài khoản facebooks ở Việt Nam tăng vọt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tham gia và thích thú với facebooks. Ở Việt Nam,
có một số lượng người không nhỏ, đã không tham gia vào sân chơi vô cùng bổ ích
và lý thú này. Có nhiều người, đã tham gia, có tài khoản một thời gian thì bỏ,
đóng tài khoản. Có người có tài khoản nhưng hầu như không tham gia và ngó ngàng
gì tới facebooks nữa. Chỉ có một số ít người thực sự không thích facebooks nên
không tham gia. Còn lại, số lớn người từ chối facebooks vì lý do khác, không phải
vì bản thân facebooks mà vì những thông tin được chia sẻ trên đó. Người ta từ
chối facebooks vì những thông tin, hoặc ảnh hưởng từ những thông tin được chia
sẻ và lan truyền trên facebooks. Vì sao lại vậy? Những thông tin đó là những
thông tin gì? Vì sao họ lại tránh?
Trước hết, phần lớn những người tránh, từ chối facebooks là những người đang
làm việc, đang là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, hệ thống và
guồng máy của đảng cộng sản và nhà nước Việt nam. Những người này, từ chối
facebooks trước hết là họ không muốn tiếp xúc với những thông tin tiêu cực có
thật trong xã hội hiện nay. Bản thân họ, trong công việc và cuộc sống hàng ngày
đã tiếp xúc với rất nhiều tiêu cực, mặt trái của xã hội, nên họ không muốn lên
facebooks để chứng kiến thêm những vấn nạn của xã hội nữa. Nhưng lý do này chỉ
là một phần nhỏ, không quan trọng lắm. Điều quan trọng là, khi tiếp xúc với các
thông tin tiêu cực trên facebooks, họ lại được biết cách thức lý giải, giải
thích khác có nguồn gốc từ chính hệ thống, guồng máy mà họ đang làm việc và phục
vụ.
Bằng
trực giác và nhận thức của bản thân, những người này cũng đã lờ mờ nhận ra
nguyên nhân gốc rễ của những vấn nạn, những đau khổ của người dân là do hệ thống
chính trị mà họ đang phục vụ, là chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam.
Nhưng nếu thừa nhận điều này, họ sẽ bị mâu thuẫn nội tại giằng xé. Một bên là
lương tâm, trách nhiệm, đạo lý, đạo đức làm người, khi thấy những tiêu cực, sai
trái, bất bình phải tìm hiểu ngọn nguồn, tới gốc rễ. Khi đã tìm hiểu như vậy,
khi thấy cái đúng, chân lý phải lên tiếng....một bên là cuộc sống, là tiền
lương, là thu nhập. Và phần lớn họ lựa chọn sự an toàn cho bản thân và gia
đình, bằng cách quay lưng lại với những nguồn thông tin vô cùng bổ ích, đúng đắn
và lý thú. Họ từ bỏ những nguồn thông tin này cũng chính là từ bỏ việc tham gia
và sử dụng facebooks, một công cụ vô cùng lý thú và tiện ích đối với mọi người
dân.
Nhưng có những khát vọng trong con người, có thể bằng cách này hay cách khác,
lúc này hay lúc khác dập tắt hoặc quên đi mà nó vẫn tồn tại. Khát vọng hiểu biết,
khát vọng tự thể hiện hay khát vọng tự do sẽ lại lôi kéo thành phần này vào
vòng ảnh hưởng của facebooks. Người ta làm sao có thể chối bỏ mãi được những
thông tin, những chia sẻ, những kiến thức và muôn vàn điều lý thú đang lướt đi
trên hệ thống mạng xã hội hàng ngày hàng giờ.
Chúng
ta tin rằng, sẽ ngày càng có nhiều người vượt qua nỗi sợ hãi mơ hồ, hoặc thậm
chí những rủi ro khi tham gia vào sân chơi facebooks, bởi vì đó là lời mời gọi
từ sự kết nối, chia sẻ của nhận thức, của tự do và của cả tình người./.
Hà
Nội, ngày 24/12/2015
N.V.B
No comments:
Post a Comment