Chắc
chúng ta, những ai thường xem TV ít ra thì cũng hơn một lần biết đến cái tựa tiếng
Anh “How do they do it?” (Họ đã làm điều đó như thế nào?) một
chương trình trên kênh nước ngoài nói về những công việc, thành tựu rất ngoạn mục
mà không phải ai cũng làm được. Ngày 21/12/2015 tại Hà Nội tòa án mở phiên xét
xử 18 bị can (hầu hết là đảng viên CSVN) của ngân hàng Agribank mà hành vi cấu
thành tội phạm của họ cũng “ngoạn mục” thuộc loại không phải ai cũng làm được,
khiến người ta phải đặt câu hỏi: “Họ đã làm điều đó như thế nào”?.
Nói
rằng “không phải ai cũng làm được” là vì trong cõi đời này không ai lại mang một
số tiền rất lớn đem giao như biếu tặng cho “người khác” để người khác ấy ngắt
ra một chút tiền (rất nhỏ) trong số tiền khá lớn đó tặng ngược lại cho mình! Điều
mà ngay cả một người chưa từng cắp sách đến trường hay trẻ lên 5 cũng không thể
nghĩ ra. Vậy mà tất cả họ 18 con người có bằng cấp văn hóa chuyên môn nghiệp vụ
là những đảng viên CSVN lại rất vô tư tự tin cấu kết cùng nhau thực hiện điều
vô lý ấy, dù trong số họ không ai bị bệnh “tâm thần”.
Cả
nước điều biết, Agribank (Ngân hàng phát triển Nông Nghiệp) là một (nếu không
muốn là hàng đầu) ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Kiểm toán 2014 tổng
tài sản là 797.959.371 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 742.473 tỷ đồng (1) (So sánh tổng
thu ngân sách Nhà nước năm 2014 là 814.001 nghìn tỷ đồng).
Nhưng
Agribank lại là ngân hàng có nhiều cán bộ, nhân viên ra tòa nhận án tù nhiều nhất
với hàng loạt sai phạm trong kinh doanh tiền tệ, trong đó có nhiều trường hợp
vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ mất vốn rất lớn, đã xử lý kỷ luật 158 cán bộ,
trong đó cách chức 16 giám đốc (Thanh tra Chính phủ).
Hiện
nay Agribank trở nên yếu thế trên thị trường tài chính ngân hàng. Theo
Petrotimes, “Agribank đang có tỷ lệ nợ xấu (khó thu hồi) cao nhất trong
nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước”. Trên số liệu của các tổ chức tín dụng
báo cáo, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Agribank chiếm 6,14% trên tổng dư nợ
607.242 tỷ đồng, đây là một con số không hề nhỏ. Phần lớn hậu quả này xảy ra
trong quãng thời gian điều hành yếu kém của TGĐ/Phạm Thanh Tân. (bbc.com)
Như
hệ lụy từ “nhân quả” - ngày 21/12/2015 tại Hà Nội, bị cáo buộc “thu lợi bất
chính” (!?) làm thất thoát hơn 2500 tỷ đồng không còn khả năng thu hồi, TGĐ
Agribank Phạm Thanh Tân và 17 đồng phạm ra đứng trước vành móng ngựa tòa án để
từng người một trả lời “mình đã làm điều đó như thế nào”?
“Chân
dung” Phạm Thanh Tân - Tổng giám đốc ngân hàng lớn nhất Việt Nam: Agribank.
(VKS đề nghị với bị cáo Tân là từ 20-22 năm tù, tịch thu 310.000USD)
Cặp
đôi “đào, kép giang hồ” Bị cáo Phạm Thị Bích Lương (giám đốc Agribank Nam
Hà Nội) và Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân. (VKS đề nghị Phạm
Thị Bích Lương 30 năm tù, tịch thu 1 tỷ đồng 1 xe ô tô Bentley tài sản hưởng
lợi bất chính.)
Đây
là một đại án với 18 can phạm, cáo trạng công tố rất dài.
Tóm
tắt vụ án: Nhiều đối tượng người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa phô
trương là nhà đầu tư lớn có tiềm năng nhưng chính xác lại là những kẻ lừa đảo
quốc tế chuyên nghiệp. Vụ Ahmed El Fehdi cùng đồng bọn vào Việt Nam thành lập
công ty liên doanh với công ty Việt Nam để lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
là một điển hình.
Tháng
6/2007, Ahmed El Fehdi (SN: 30/6/1948), có 2 quốc tịch: Canada, Ma Rốc, địa chỉ:
7485 Chaster, số 6, Montreal, HV4 AN4, Canada, hộ chiếu số: JU 587110 do Canada
cấp ngày 28/9/2005; số chứng minh C93379, hộ chiếu W 157953 do Vương quốc Marốc
cấp là đại diện công ty Corps Sage, Canada, bà Phạm Ngọc Liễu là Việt kiều
Pháp, bà Nguyễn Thị Tự - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu
thành phố Ninh Bình thành lập công ty cổ phần Enzo Việt. Ban quản lý khu công
nghiệp Ninh Bình cấp giấy chứng nhận cho công ty để xây dựng nhà máy dệt, nhuộm,
may ở Lô C1, Cụm công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với tổng
vốn đầu tư là 32 triệu USD. Trước đó, công ty trách nhiệm hữu hạn Enzo Việt đã
được Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư vào
tháng 4/2006 cho dự án kinh doanh may mặc 100% vốn nước ngoài tại khu công nghiệp
Đại An, Hải Dương.
Ahmed
El Fehdi (quốc tịch Ma rốc) - Đối tượng đầu sỏ, đã bỏ trốn.
Trên
thực tế, Ahmed El Fehdi không có động thái nào để triển khai dự án mà chỉ liên
doanh với công ty cổ phần may II Hải Dương Việt Nam tìm cách vay vốn tại ngân
hàng đầu tư và phát triển Hải Dương theo hồ sư dự án để mua vải, thuê gia công
rồi xuất bán quần áo ra nước ngoài. Sau đó, công ty cổ phần may II Hải Dương
xét thấy kế hoạch không đủ sức thuyết phục đã có quyết định chấm dứt liên
doanh. Ahmed El Fehdi bị đình chỉ hoạt động tại Hải Dương, Y đã về Ninh Bình
liên doanh với bà Nguyễn Thị Tự lập ra Công ty cổ phần Enzo (lần thứ 2).
Trong
quá trình hợp tác bà Nguyễn Thị Tự phát hiện và có đơn tố cáo Ahmed El Fehdi có
hành vi gian lận, nâng khống giá trị hợp đồng nhập khẩu 59 máy dệt kim của nhà
cung cấp Mayer and Cie. Năm 2008, cơ quan điều tra công an ra quyết định khởi tố
vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại công ty cổ phần Enzo Việt. Thông
qua kênh Interpol Việt Nam đã phối hợp với cảnh sát nước ngoài xác minh được
Ahmed El Fehdi đã nâng khống giá trị hợp đồng nhập khẩu thiết bị từ 2,1 triệu
Euro lên 3,3 triệu Euro để biến phần chênh lệch thành vốn góp của mình trong
công ty. Để thực hiện được việc này, đối tượng Ahmed El Fehdi đã sử dụng xác nhận
giả của ngân hàng nước ngoài và hợp đồng giả để chứng minh phần góp vốn của
mình tại công ty. Ahmed El Fehdi sau đó đã không đến trình diện theo lệnh của
cơ quan điều tra Việt Nam và đã trốn khỏi Việt Nam.
Trong
quá trình điều tra, cơ quan điều tra cũng đã xác định được Công ty Corps Sage của
Ahmed El Fehdi tại Canada đã chấm dứt hoạt động, giấy phép vô hiệu vì hết hạn.
Qua xác minh được biết công ty này không còn tồn tại và đã biến mất từ
10/6/2004. Nhưng năm 2006, Ahmed El Fehdi vẫn vào Việt Nam với hồ sơ pháp nhân
thuộc Công ty Corps Sage ủy quyền.
Và
năm 2011 Ahmed El Fehdi tiếp tục vạch ra trò lừa đảo mới tại Việt Nam một lần nữa.
Ahmed El Fehdi và các cổ đông khác đã thành lập công ty liên doanh Lifepro Việt
Nam (Lifepro Vietnam Joint Venture). Phía Việt Nam là ông Lê Minh Hiếu, Chủ tịch
HĐQT Cty cổ phần Lifepro Việt Nam và đại diện Cty Interserco để đầu tư vào dự
án Lux Fashion tại khu Công nghiệp Gián Khẩu, Ninh Bình, Việt Nam. Với tư cách
pháp nhân chủ tịch hội đồng quản trị, Ahmed El Fehdi đứng ra làm hồ sơ vay 70
triệu USD (hơn 1.464 tỷ đồng). của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
chi nhánh Nam Hà Nội -Tổng cộng là 150 triệu USD (bao gồm cả phần nợ 41,35 triệu
USD, đã cho Cty Enzo Việt Nam - chủ đầu tư trước của dự án này vay). (2)
Sau
đó Ahmed El Fehdi lập thủ tục chuyển 70 triệu USD vay này qua ngân hàng xác nhận
credit Suisse AG - Agency Zurich để ngân hàng này chuyển đến ngân hàng của người
thụ hưởng là công ty FGF Industry Sarl có địa chỉ tại quốc gia Tuynisie. Số tiền
này được công ty liên doanh Lifepro Việt Nam giải trình là để mua 6 thương hiệu
thời trang nổi tiếng của Công ty FGF Industry Sarl SPA tại Italia (hồ sơ này giả
mạo) dù 70 triệu usd được chuyển đi nhưng cho đến nay 06 thương hiệu thời trang
này không thấy đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Năm
2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Thị Bích
Lương – Giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà
Nội để điều tra việc cho vay vốn dự án do Ahmed El Fehdi làm chủ đầu tư, chiếm
đoạt của ngân hàng Agribank 150 triệu USD.
Ngày
23/5/2013, Ban tổng thư ký Interpol đã ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với 3
can phạm lừa đảo: Ahmed El Fehdi, Driss Bouchama và El Fehdi Bouker. Cảnh sát
Việt Nam đã đề nghị truy nã quốc tế tới tất cả Interpol các nước thành viên để
phối hợp truy tìm, bắt giữ và dẫn độ các đối tượng về Việt Nam, đồng thời phối
hợp với cảnh sát Canada truy tìm đối tượng tại Canada.
Interpol
đã ban hành lệnh truy nã quốc tế 3 can phạm lừa đảo: Ahmed El Fehdi, Driss
Bouchama và El Fehdi Bouker.
Không
chuyên sâu nghiệp vụ “tín dụng” ngân hàng, không quan tâm về các tranh luận tại
tòa, nhưng có lẽ chúng ta củng phải tự hỏi, với số ngoại tệ cho vay quá lớn (70
triệu USD) như thế thì những động tác cơ bản nhất của Ngân Hàng Agribank sao
không thực hiện để bước đầu thẩm định được độ xác tín, mức tin cậy của đối tác
xin vay trước khi đi vào xem xét chi tiết hồ sơ giải ngân:
1)
- Tại sao Agribank không xác minh nhân thân danh tánh con người Ahmed El Fehdi
và thương hiệu công ty Corps Sage tại Canada và tại Bộ CA Việt Nam (nơi mà 4
năm trước Ahmed El Fehdi vi phạm pháp luật VN đã có lệnh trình diện cơ quan
CA/VN nhưng trốn khỏi Việt Nam)?.
2)
- Tại sao Ngân Hàng Agribank không xác minh nơi trụ sở chính Công ty FGF
Industry Sarl SPA tại Italia là sở hữu chủ 6 thương hiệu thời trang mà Ahmed El
Fehdi (giả mạo) kê khai vào hồ sơ xin thế chấp để vay 70 triệu USD? (khi mà thời
điểm năm 2012 thông qua mạng điện tử 2 việc này là rất đơn giản). Nếu làm đúng
nguyên tắc thẩm định này trong “tín dụng” thì chắc chắn 100% việc bốc hơi 70
triệu usd sẽ không bao giờ xảy ra.
Ngày
21/12 tại phiên xét xử cựu Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân cùng đồng phạm
tại TAND TP Hà Nội, cựu Phó giám đốc chi nhánh Agribank Nam Hà Nội thừa nhận chỉ
thẩm định kết quả dự án trên giấy tờ của đối tác xin vay kê khai, mà hoàn toàn
không xác minh thực tế. Nhóm các bị cáo trong tổ thẩm định cũng thừa nhận, việc
ký duyệt theo chỉ đạo trên những hồ sơ tài liệu đã được chuẩn bị sẳn trước đó.
(vnexpress.net)
Đến
nỗi, khóc trước vành móng ngựa, bà Trương Thị Út (48 tuổi, nguyên phó phòng tín
dụng Agribank Nam Hà Nội) khai: “Giám đốc (Phạm Thị Bích Lương) chỉ đạo
cho tôi giải ngân cho Công ty cổ phần Enzo Việt vay 70 triệu USD. Cô ấy chỉ đạo
qua điện thoại vì đang đi công tác. Tôi không đồng ý giải ngân vì hồ sơ thiếu
báo cáo thẩm định và thiếu nhiều văn bản chứng từ khác, Tôi đã báo cáo rõ nhưng
giám đốc Phạm Thị Bích Lương vẫn chỉ đạo cho tôi giải ngân. Giám đốc còn nhắn
tin vào điện thoại của tôi “cứ cho giải ngân, Em (Phạm Thị Bích Lương) chịu
trách nhiệm hoàn toàn”.(tuoitre.vn)
Có
một chi tiết rất buồn cười - Ngoài 6 thương hiệu thời trang “vịt trời” thì một
số tài sản thế chấp khác mà Ahmed El Fehdi kê khai kèm theo cho “thuyết phục”
nhưng đó lại là tài sản hình thành từ nguồn vay trước (41 triệu USD) cũng của
Agribank mà Ahmed El Fehdi đã vay nhưng chưa trả được? Có nghĩa: Ahmed El Fehdi
đã dùng chính đồng tiền vay của Agribank trước đó (lần 1) thế chấp để vay thêm
tiền (lần 2) của Agribank (dù 41 triệu USD là mức hạn định tối đa mà công ty
liên doanh Lifepro Việt Nam của Ahmed El Fehdi có thể vay). Để rồi sau đó nhà
máy này đóng cửa. Ahmed El Fehdi là Tổng giám đốc biến mất cùng bộ sậu người nước
ngoài.
Tại
cơ quan điều tra, Phạm Thị Bích Lương (giám đốc Agribank Nam Hà Nội) và Chử Thị
Kim Hiền (phó giám đốc) khai báo, Hiền thừa nhận cầm khoản tiền 900 ngàn USD từ
đối tác nước ngoài để “chia chác”. Trong đó, Phạm Thanh Tân Tổng giám đốc
Agribank được chia 310.000 USD, bị can Phạm Thị Bích Lương 1,2 tỷ đồng liên
quan đến chiếc xe ô tô nhãn hiệu Bentley trị giá gần 3,5 tỷ đồng, bị cáo Phạm
Thị Bích Lương cho biết là nhờ Ahmed El Fehdi (Thủ phạm chính bỏ trốn) tổng
giám đốc Công ty LD Lifepro VN mua số tiền còn lại được chia cho nhiều người từ
cấp thành viên HĐQT cho đến cán bộ, từ 5.000 USD – 100.000 USD. VOV.VN
Tổng
kết lại, mọi chuyện dường như đả rỏ như ban ngày dưới mắt báo chí công luận
nhân dân - Vì 900 ngàn USD hối lộ của đối tượng nước ngoài mà các can phạm đã bỏ
qua tất cả các nguyên tắc nghiệp vụ, gây thất thoát rất lớn nguồn tiền từ mồ
hôi nước mắt toàn dân. Nhưng 5 ngày sau khi xét xử Viện KSND TP. Hà Nội đề nghị
hình phạt như sau:
Sáng
25-12, Viện KSND TP.Hà Nội, đã đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phạm
Thanh Tân (60 tuổi, nguyên tổng giám đốc Agribank) từ 12-13 năm tù về tội lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 8-9 năm tù về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt VKS đề nghị với bị cáo Tân là từ
20-22 năm tù, đồng thời tuyên tịch thu 310.000USD tiền đã thu lợi bất chính của
bị cáo.
Phạm
Thị Bích Lương (47 tuổi, nguyên giám đốc Agribank Nam Hà Nội) từ 19-20 năm tù về
tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và
14-15 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng
hợp hình phạt đối với bị cáo Lương là 30 năm tù. Tịch thu 1 tỷ đồng đã hưởng lợi
bất chính, tịch thu 1 xe ô tô bentley để trả cho Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.
Nghe
đề nghị của mấy “ngài” đại diện Viện KSND/TP/Hà Nội khiến người ta nhớ tới lời
Bà Ngô Bá Thành (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật QH- Phó Chủ tịch Hội Luật
Gia VN) “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng toàn luật
rừng”
Bởi
vì định nghĩa của “Hối Lộ” tiếng Anh (Bribery), dân gian Việt Nam thường gọi
“đút lót” là hành vi đưa tiền hoặc vật phẩm có giá trị khiến cho người nhận cảm
thấy hài lòng, để mong muốn người nhận giúp đỡ mình thực hiện hành vi trái pháp
luật, mục đích của hối lộ là cùng mang lại lợi ích giữa hai bên (người đưa, người
nhận) quan hệ hối lộ giá trị càng cao thì mức độ tương tác gây hại cho pháp luật
càng lớn.
Mà
trong phần luận tội nghị án của cả 2 can phạm chính - Viện KSND/Hà Nội đều đề cập
và đề nghị:
1)
- Tuyên tịch thu 310.000USD tiền đã thu lợi bất chính của bị cáo Phạm Thanh Tân
nguyên TGĐ/Agribank. 2)- Tuyên tịch thu 1 tỷ đồng đã hưởng lợi bất chính, tịch
thu 1 xe ô tô bentley đã thu lợi bất chính của bị cáo Phạm Thị Bích Lương
nguyên GĐ/Agribank Nam Hà Nội, mà lý do “thu lợi bất chính” này là gì nếu không
phải là nhận “hối lộ”? Mà cả 2 can phạm này đều bị ràng buộc trong khung Pháp
Luật qui định:
Điều
285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:
2.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt
tù từ ba năm đến mười hai năm.
Điều
279. Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS sửa đổi năm 2009 quy định) :
4.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình:
a)
Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b)
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Tổng
hình phạt của cả 2 can phạm này (tối thiểu, có chiếu cố) củng phải là: “tù
chung thân hoặc tử hình”. Việc hoán đổi tội “nhận hối lộ” sang tội “thu lợi bất
chính” không khác gì một hành vi “sống sượng” như đi “Toilet” lên Pháp Luật,
hoàn toàn không đúng tội đúng người.
“Pháp
bất vị thân” - Mới đây - 25/12/2015 CT/Nước Trương Tấn Sang phát biểu tại hội
nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2016 của VKSNDTC tại TP.HCM. ông
này nói Viện kiểm sát phải đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp
luât.
-
Ngày 17.6.2015, Quốc hội thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Đại
biểu Quốc hội Đặng Công Lý cho rằng tòa án & Viện Kiểm sát truy tố, khởi tố,
điều tra, xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
-
Ngày 10/4/2015, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình phát biểu tại phiên họp
UBTV/QH: Trong tố tụng hình sự phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tất
cả 3 “VIP” này đều nói: phải đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Nếu không thì nhân dân lại phải hỏi: Cơ quan Pháp Luật và các can phạm, tất cả:
“Những đảng viên CSVN-họ đã làm điều đó như thế nào”?
27/12/2015
___________________________________________
Chú
Thích:
Con người Việt là thế mà, ở đâu chẳng tham đứa nào chăng tham, kể cả cho những nhà dân chủ lên nắm quyền thì họ cũng chẳng mang lại được cái gì, bởi vì bản chất của con người Việt vốn dĩ tham lam nên chẳng ai có thể tốt đẹp như những gì nhà dân chủ nói đâu
ReplyDelete