Wednesday 9 December 2015

Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào? (CLB Nhà Báo Trẻ)





Posted by adminbasam on 09/12/2015

Đôi lời: Đây là địa chỉ “trụ sở – nhà riêng” của ông Nguyễn Công Khế ở Bắc Cali: 3565 Seven Hills Rd Castro Valley, CA 94546. Được biết, căn nhà này mua hồi năm 2008 với giá $545.000, hiện có giá khoảng $688.000. Chắc có nhiều bà con gốc Việt của mình ở trên Bắc Cali là hàng xóm của ông Nguyễn Công Khế. Khi nào gặp ông Khế, bà con nhớ hỏi ông ta “bí quyết” làm giàu, để có dịp về VN giúp dân mình làm giàu nhé.
Nhật Báo Ba Sàm

____

9-12-2015

Thai nghén từ Báo Thanh Niên từ năm 2006 đến nay, “Tập đoàn” Truyền thông Thanh Niên (Thanh Nien Media Group Corporation – TNCorp) đang là một tập đoàn kinh tế “hùng mạnh” khoác trên mình bộ cánh đỏm dáng với hàng loạt các thương hiệu truyền thông như “Hoa hậu Hoàn vũ”, “Hoa hậu trái đất”, “Duyên dáng Việt Nam”, “Hoa khôi sinh viên”, “U21 Quốc gia”, “Quốc tế cúp báo Thanh Niên”, “Báo điện tử Một Thế Giới”,… ngoài ra, TNCorp còn lấn sân qua thị trường bất động sản với các dự án lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Ninh Thuận. Ít ai biết rằng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Báo Thanh Niên (thuộc Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam) đến nay bị teo tóp chỉ còn 11,89% (từ 51% ban đầu), chủ sở hữu thật sự của TNCorp không ngoài ai khác là Nguyễn Công Khế và gia đình. Riêng Nguyễn Công Khế đang sở hữu tới 74,39% CP TNCorp và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ngày 4/1/2006, Báo Thanh Niên đứng tên thành lập công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thanh Niên, tiền thân của Tập đoàn Thanh Niên ngày nay với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, Nguyễn Công Khế được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT. Cuối năm 2006, TNCorp nâng vốn lên 50 tỷ đồng và đổi tên thành Công ty Cổ phần Truyền thông Thanh Niên, hoạt động ban đầu của TNCorp khá thuận buồm xuôi gió nhờ mảnh đất màu mỡ mà Báo Thanh Niên mang lại, đó là mảng quảng cáo và in ấn.

Nguyễn Công Khế
Năm 2009, Nguyễn Công Khế rút một chân ra khỏi báo Thanh Niên, đây là chiêu lùi một bước để tiến nhiều bước, bắt đầu giai đoạn làm giàu của Khế, chứ không phải vì “đấu tranh” rồi bị “phế truất” như người đời lầm tưởng.

Tháng 6/2009, TNCorp đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Năm 2010, Nguyễn Công Khế nhậm chức Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT. Đến nay, TNCorp đã thành lập hàng chục công ty con và lấn sân kinh doanh ngoài ngành:

·         Năm 2008: Thành lập công ty cổ phần BĐS Thanh Niên và công ty cổ phần Cao ốc Thanh Niên – Detesco.
·         Năm 2009: Mở chi nhánh tại California, Mỹ. Cùng năm, TNCorp cũng thành lập công ty TNHH MTV Quảng cáo – Phát hành Thanh Niên vàcông ty TNHH MTV Giải trí Thanh Niên đồng thời đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
·         Năm 2011: Thành lập công ty cổ phần Duyên dáng Việt Nam và công ty cổ phần BĐS Long Phước.
·         Năm 2012: Thành lập công ty TNHH MTV BĐS Long Phước Garden.
·         Năm 2013: Thành lập công ty cổ phần truyền thông Một Thế Giới nhằm thực hiện những “dự án” truyền thông riêng của Nguyễn Công Khế mà báo Thanh Niên không thể đáp ứng.
·         Năm 2014: Thành lập công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên Film,công ty cổ phần dịch vụ Thanh Niêncông ty TNHH Thanh Niên Investment và công ty cổ phần truyền thông giải trí AMI Thanh Niên.

Giai đoạn 2012 đến cuối năm 2014, TNCorp có vốn điều lệ 103,4 tỷ đồng, báo Thanh Niên vẫn giữ quyền kiểm soát với 51%, phần còn lại thuộc cán bộ công nhân viên của Báo Thanh Niên là chủ yếu. Phần Nguyễn Công Khế cũng chỉ sở hữu vỏn vẹn 8.506 cổ phiếu, tương đương với 0,082% CP.

Tài liệu :

Tháng 4/2015, TNCorp thay đổi GPKD lần thứ 12, xuất hiện sự tăng đột biến về vốn điều lệ và thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần. Theo đó, vốn điều lệ của TNCorp đã tăng từ 103,4 tỷ lên đến 403,4 tỷ đồng. Phần vốn góp thêm 300 tỷ đồng là của nhà đầu tư chiến lược nào và mục đích làm gì?

Tài liệu :

Ngày 16/9/2014, TNCorp thông qua Biên bản tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm 30 triệu cổ phiếu (giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu) tương đương với 300 tỷ đồng nhằm xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy(Ninh Thuận).

Tài liệu :
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 2)
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 3)
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 5)
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 6)

Ngày 20/9/2014, TNCorp thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ với danh sách nhà đầu tư chiến lược chỉ gồm 01 người duy nhất, không ai khác ngoài Nguyễn Công Khế. 

Tài liệu :

Ngày 27/10/2014, nhằm hợp thức hóa “theo luật định”, TNCorp gửi công văn 06/CV-HDQT/14 đến Ủy ban CKNN để đăng ký chào bán cổ phần. Ngày 31/10/2014, UBCKNN mới cập nhật thông tin “chào bán” ra cho công chúng tại website của UBCKNN. Công chúng chưa kịp trở tay thì “nhà đầu tư chiến lược” Nguyễn Công Khế đã sở hữu gần như toàn bộ TNCorp trước đó hơn 1 tháng (nguồn vốn góp theo chiêu bài “lấy mỡ cá rán cá” mà chúng tôi sẽ làm rõ trong một phóng sự khác).

Tài liệu :
Thông báo phát hành cổ phiếu TNCorp ra công chúng của UBCKNN(!?)

Như vậy, Nguyễn Công Khế gần như đã hoàn tất giai đoạn chuyển sở hữu TNCorp từ Báo Thanh Niên thành tài sản cá nhân khi sở hữu tới 74,39% CP và biến TNCorp thành tập đoàn kinh tế “gia đình trị”, trong đó, gia đình Khế gồm vợ, 2 con ruột, 2 em ruột đều đóng vai trò nhất định.

Vợ Nguyễn Công Khế là bà Đặng Thị Thanh Xuân (sinh năm1955), vốn chỉ là nhân viên văn phòng nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội được Khế đưa về TNCorp và phong cho chức danh “Phụ trách đối ngoại”, nay đã nghỉ hưu về làm “kinh tế gia đình” (Giám đốc công ty TNHH Quế Mi, thực ra đây là công ty “ma” có trụ sở tại nhà riêng Nguyễn Công Khế – 365 An Dương Vương, P3, Q5, TP HCM), doanh nghiệp “ma” Quế Mi hiện cũng đang sở hữu 500.000 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 1,24% CP) của TNCorp. Dù đã về hưu nhưng bà Xuân vẫn là vị “phu nhân chủ tịch” hét ra lửa tại tập đoàn này.

Em gái lớn của Khế là cô Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1973) được giao “trấn ải” báo Một Thế Giới với chức danh thủ quỹ còn cô em gái út Nguyễn Tú Anh (sinh năm 1975) được cắm lại báo Thanh Niên để giúp Khế “nắm tình hình” sau khi rút lui vào hậu trường truyền thông.

Cô con gái lớn là Nguyễn Quế Trà Mi (sinh năm 1981) và cậu con trai Nguyễn Sơn Trà (sinh năm 1986) đã được Nguyễn Công Khế gửi gắm ra nước ngoài dưới hình thức “công tác” tại chi nhánh TNCorp, Hoa Kỳ (địa chỉ 3565 Seven Hill Road, Castro Valley, CA 94546), chi nhánh này do chồng của Trà Mi là Nguyễn Tú (quốc tịch Mỹ) đứng tên trưởng đại diện. Trên thực tế, đây là căn biệt thự của gia đình Khế tại Mỹ.

Toàn thể gia đình Nguyễn Công Khế tại “trụ sở – nhà riêng” TNCorp, California, Hoa Kỳ

Hãy xem bản khai của Nguyễn Công Khế ngay trước thời điểm rút chân khỏi báo Thanh Niên để làm “kinh tế” (năm 2009):

Tài liệu :
Trích bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 2009

Theo bản lý lịch này, Nguyễn Công Khế đã khai báo về hoàn cảnh kinh tế gia đình vào thời điểm đó:
·         Về bất động sản: Gồm 01 căn nhà được nhà nước hóa giá tại số 365 An Dương Vương và mảnh đất 5.000m2 (đất nông nghiệp) tại Tăng Nhơn Phú, Quận 9 (mua 35 cây vàng) thuộc khu công nghiệp kỹ thuật cao.
·         Thu nhập gồm lương và lao động ngoài giờ: 10 triệu/tháng. Thu nhập của vợ: 2-3 triệu/tháng.
·         Tiền cho thuê mặt tiền nhà 365 An Dương Vương: 4 triệu/tháng.
·          
Với khởi đầu như thế, dấu chấm hỏi to tướng đặt ra là “tiền ở đâu?” mà sau 07 năm, từ một viên chức Nhà nước mà Nguyễn Công Khế đã làm nên một sự nghiệp “vĩ đại” tại Việt Nam và cả một cơ ngơi vững chãi ở Mỹ, con cái đều định cư ở nước ngoài, quốc tịch Mỹ. Một gia đình như thế, có thể xem là viên mãn, đại thành công?! Chẳng vậy mà Nguyễn Công Khế từng tâm sự với Nguyễn Xuân Anh khi “hạt giống” này nhậm chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “Bây giờ anh em mình có phải thiếu thốn gì ấy đâu mà phải tiêu cực, phải này nọ…”.


Đón xem kỳ tiếp: Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông như thế nào ?






No comments:

Post a Comment

View My Stats