Friday, 11 December 2015

Một người tị nạn làm việc tại Nhà Trắng: Câu chuyện của tôi tiết lộ điều gì về nước Mỹ (Elizabeth Phú, theo Medium)





Elizabeth Phú, theo Medium
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Dec 11, 2015

Một trại cải tạo. Đó là những gì họ gọi – một uyển ngữ thay cho nhà tù.

Tôi sinh ra ở Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ. Trong thời gian chiến tranh, mẹ tôi là một y tá, cha tôi đã làm việc cho quân đội Mỹ, và chú tôi là một sĩ quan trong quân đội Việt Nam [Cộng hòa]. Về khía cạnh quốc gia, chúng tôi đã ở bên thua cuộc của lịch sử. Cha mẹ tôi, và còn nhiều người khác giống họ, luôn sống trong sợ hãi và luôn lo lắng không rõ hoàn cảnh tương lai con gái của họ sẽ như thế nào.

Vì vậy, khi tôi được hai tuổi, cha mẹ tôi lên kế hoạch trốn thoát khỏi Việt Nam. Chúng tôi cố gắng chạy trốn, nhưng họ tìm được chúng tôi. Mẹ tôi và tôi đã bị đưa đi trại cải tạo 7 tháng. Cha và chú của tôi đã bị bắt giam một năm trước khi ông bà tôi chuộc họ ra ngoài.

Rõ ràng chúng tôi không thể ở lại. Vì vậy, khi cha tôi được thả ra, gia đình tôi một lần nữa tìm cách rời khỏi Việt Nam. Cha mẹ và ông bà của tôi tìm mọi cách họ có thể để trả tiền cho chúng tôi lên một chiếc thuyền quá tải hướng ra đại dương.

Đó là một cuộc hành trình nguy hiểm. Chúng tôi gặp phải những tên cướp biển hai lần. Nhóm hải tặc thứ hai đã tấn công, lục soát tàu và lấy hết đồ của chúng tôi, thậm chí họ còn đập vỡ các bể chứa nước còn lại trên tàu. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã đến được Pulau Bidong, một hòn đảo ở Malaysia.

Cuối cùng, chúng tôi đã đến Mỹ vào ngày 03 tháng Mười hai, năm 1979, một tháng trước lần sinh nhật thứ tư của tôi. Lúc đó, cha mẹ tôi có 20 USD trong túi và một vài người bạn ở Oakland, tiểu bang California, và họ đã giúp chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới ở Mỹ. Lúc đầu, gia đình tôi được trợ giúp tem phiếu thực phẩm trong khoảng một tháng và hàng ngày tìm kiếm công việc làm, cuối cùng họ tìm được việc làm và từ từ tìm cách xây dựng một cuộc sống khiêm tốn cho gia đình. Hàng xóm của chúng tôi đã rộng mở lòng và trái tim của họ để chào đón chúng tôi, dạy chúng tôi về truyền thống và văn hóa Mỹ.

Tôi đã học tiếng Anh, và tôi vẫn còn nhớ câu nói đầu tiên của mình bằng tiếng Anh: “Thưa thầy, thầy có thể giúp đẩy tôi trên chiếc xích đu?” Tôi đã luyện tập câu nói này nhiều lần để tôi có thể nói với thầy ở trường vào ngày hôm sau.

Bởi vì cha mẹ tôi, và vì nhà và cơ hội đất nước này cung cấp cho chúng tôi, người em được sinh ra ở Mỹ của tôi và tôi cũng đã tốt nghiệp đại học và ngày hôm nay, tôi làm việc trong ban an ninh quốc gia của Tổng thống Obama ở Nhà Trắng.

Chỉ có ở Mỹ mới có thể có câu chuyện như thế này. Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của tôi sẽ như thế nào nếu người dân Mỹ không nhận chúng tôi vào đây.

Tổng thống Barack Obama thăm phòng học của Dignity for Children Foundation ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng Mười một, 2015. (Official White House Photo by Pete Souza)

Tổng thống Barack Obama thăm phòng học của Dignity for Children Foundation ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng Mười một, 2015. (Official White House Photo by Pete Souza)

Ngay bây giờ, có hàng triệu người tị nạn hy vọng câu chuyện của họ có thể đi theo hướng tương tự như câu chuyện của tôi. Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng người tị nạn – đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thời Đệ nhị Thế chiến. Sáu mươi triệu bậc cha mẹ và trẻ em đã bị di dời và hiện đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn – tương tự như quá khứ lúc tôi còn bé.

Hôm nay, tôi đã cùng Tổng thống Obama dành riêng thời gian tại Foundation ở Kuala Lumpur để giúp người tị nạn và giúp đỡ một số cư dân nghèo trong thành phố, cung cấp cho họ giáo dục, đào tạo, và niềm hy vọng. Hàng ngàn người tị nạn đã được giúp đỡ bởi The Dignity for Children Foundation và nhiều tổ chức khác cung cấp viện trợ cho họ trong những năm qua – những người vốn sẽ phải đối mặt với một số phận rất khác nếu Malaysia đã không chào đón họ.

Tổng thống Barack Obama thăm phòng học của Dignity for Children Foundation ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng Mười một, 2015. (Official White House Photo by Lawrence Jackson)

Tổng thống Barack Obama thăm phòng học và trò chuyện với học sinh của Dignity for Children Foundation ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng Mười một, 2015. (Official White House Photo by Lawrence Jackson)

Tổng thống Barack Obama thăm phòng học của Dignity for Children Foundation ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng Mười một, 2015. (Official White House Photo by Lawrence Jackson)

Cha tôi luôn nhắc nhở chúng tôi rằng sự tự do mà chúng tôi đang có là không phải được chiến thắng một cách tự do. Chúng tôi đã mạo hiểm tất cả mọi thứ để chạy trốn và chạy về phía bờ biển nước Mỹ, và chúng tôi phải giành được nó ở đây bằng tất cả cơ hội mà nước Mỹ có thể mang lại cho chúng tôi. Đó là những gì mà nhiều người đang chạy trốn khỏi bạo lực và khủng bố ở Syria cũng như những nơi khác trên thế giới đang tìm kiếm – một cơ hội để tạo dựng một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình của họ.

Có rất nhiều điều đã làm cho nước Mỹ vĩ đại. Nhưng với tôi, trên hết tất cả mọi thứ, đó là lòng từ bi vô biên và sự rộng lượng – để bảo vệ tự do và bảo vệ những người tìm kiếm nó – đó là những làm nổi bật chúng ta so với nhiều nơi khác. Điều đó nói lên chúng ta là ai. Tôi hy vọng rằng những điều này không bao giờ thay đổi.

*
Elizabeth Phú hiện là Giám đốc An ninh khu vực Đông Nam Á, Châu Đại Dương, và Đông Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng.

© 2007–2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

--------------------------------------

Christi Parsons and Michael A. Memoli/LA Times
Monday, November 23, 2015 6:43:23 PM 






No comments:

Post a Comment

View My Stats