Posted
on December 20, 2015
Mỗi
tối trên truyền hình vùng Vịnh San Francisco hầu như đều có tin nổ súng gây
thương tích hay tử vong. Tội phạm từ cướp của đến giết người bằng súng thường
xuyên xảy ra.
San
Jose trước đây được biết đến là một trong những thành phố lớn an toàn nhất nước
Mỹ, với một triệu cư dân, nhưng chừng một thập niên trước danh hiệu này đã mất
khi số vụ giết người lên đến 40 trong một năm, đa số nạn nhân là bị bắn chết.
Con
số này nay đã giảm. Theo ghi nhận của báo San Jose Mercury News, từ đầu năm đã
có 27 vụ giết người, trong đó 18 vụ bằng súng.
Số
liệu về án mạng ở San Jose vẫn thấp hơn so với San Francisco, với dân số gần một
triệu mà số vụ giết người trong năm nay là 46, trong đó 35 vụ bằng súng. Con số
này cũng đã giảm so với một thập niên trước đây, khi mỗi năm có gần 100 án mạng.
Thời điểm San Francisco có số người bị giết cao nhất là năm 1993 với 129 tử
vong.
Thành
phố Oakland bên cạnh, dân số khoảng nửa triệu nhưng năm nào cũng có trên 100 án
mạng, hầu hết cũng do súng đạn gây nên.
Ở
Mỹ có 33,000 người chết vì súng mỗi năm, một phần ba do bị ai đó có súng chủ
mưu giết hại, còn lại là những vụ tự tử bằng súng hay chết do bất cẩn với súng.
Vấn
đề súng đạn gây ra chết người đã là một vấn nạn ở Hoa Kỳ, chỉ được nhắc đến và ồn
ào quan tâm nhất thời rồi lại lắng xuống mà không có giải pháp vì việc người
dân được phép có súng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
Những
vụ nã súng giết người hàng loạt đã xảy ra ở Mỹ khá nhiều trong vòng ba chục năm
qua.
Năm
1984 một người đàn ông xả súng giết chết 21 người trong tiệm McDonald ở San
Diego, California.
Năm
1993 một thương gia bực tức vì doanh vụ không thành đã bắn chết 8 người trong một
cao ốc giữa trung tâm tài chánh ở San Francisco.
Năm
1999 có nổ súng tại trường học ở Littleton tiểu bang Colorado gây tử thương cho
12 học sinh và thày cô.
Năm
2007 một sinh viên gốc Á tức giận vì bị coi thường đã đem súng vào trường
Virginia Tech University bắn chết 32 người.
Năm
2012 một thanh niên mắc bệnh tâm thần nổ súng vào trường tiểu học Sandy Hook tiểu
bang Connecticut khiến 26 người chết, trong đó có 20 em học sinh. Cùng năm có nổ
súng vào một rạp chiếu phim ở Colorado giết chết 12 người.
Hè
vừa qua, một người nổ súng trong thánh đường ở tiểu bang South Carolina khiến 9
người thiệt mạng. Đến tháng Mười có vụ nổ súng ở một trường cao đẳng tiểu bang
Orgeon khiến 10 người chết.
Mới
đây nhất, hôm 2/12 có hai kẻ tình nghi là khủng bố đã nã súng vào người đang dự
một buổi liên hoan của một cơ quan chính phủ ở San Bernardino, California khiến
14 người chết.
Tuy
có nhiều vụ giết người hàng loạt bằng súng nhưng việc hạn chế sử dụng súng đạn
là một đề tài gây tranh cãi trong dư luận Mỹ.
Ở
cấp liên bang, Quốc hội Hoa Kỳ đã không thể đưa ra những luật ngăn cấm hay giới
hạn việc dùng súng.
Sau
vụ nổ súng ở cao ốc 101 California Street, San Francisco năm 1993 khiến 8 người
chết, năm 1994 đã có luật liên bang cấm không cho sản xuất thêm hay sở hữu những
loại vũ khí tấn công, súng trường bán tự động và các loại súng có băng đạn hơn
10 viên. Nhưng luật này chỉ có hiệu lực trong vòng 10 năm. Năm 2004 đã có những
đề nghị và vận động kéo dài thời gian hiệu lực của luật này nhưng không đạt kết
quả.
Quyền
tự do có súng, như ghi trong Tu chính án Số 2, là một đề tài luôn gây tranh cãi
tại Hoa Kỳ, cũng như quyền tự do ngôn luận và biểu đạt trong Tu chính án Số 1.
Những
người ủng hộ quyền có súng cho đó là quyền hiến định, không ai có thể giới hạn
hay ngăn cấm. Người dân cần súng để tự bảo vệ khi có kẻ gian xâm nhập nơi sinh
sống, đặc biệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Người dân cũng cần súng để phòng vệ
khi bị nhân viên nhà nước tấn công.
Lập
luận phản bác lại cho rằng súng đạn đã giết chết quá nhiều người ở Mỹ mà không
có biện pháp nào để giảm số tử vong.
Hiện
nay việc kiểm soát súng là do các tiểu bang tự quyết định. California là nơi có
những luật kiểm soát việc mua bán và sử dụng súng đạn khắc khe nhất. Một người
muốn mua súng ở California phải qua điều tra lý lịch để xem có tiền án hình sự
hay không, sau đó phải chờ 10 ngày mới được mua.
Tuy
luật ở California có khó khăn nhưng trong 11 tháng vừa qua đã có hơn 1 triệu
500 nghìn người làm đơn xin mua súng để được cơ quan liên bang điều tra lý lịch.
Con số này đã cao hơn tổng số người muốn mua súng của năm ngoái.
Nói
chung ở Mỹ không có luật liên bang về việc mua súng đạn mà khó dễ tùy từng tiểu
bang. Ở các bang Arizona, Georgia và Kentucky tương đối dễ. Khó nhất là
California, Connecticut và New York. Có tiểu bang chỉ cần đưa căn cước, không bị
điều tra lý lịch. Có nơi không bán súng cho những ai có hồ sơ bạo hành trong
gia đình, những người mắc bệnh tâm thần. Có nơi buộc người có súng phải đăng
ký, giữ ở một nơi an toàn không để trẻ em dễ dàng tìm thấy đem ra chơi nghịch
và khi mất súng phải khai báo.
Dù
có luật tiểu bang hay địa phương nhằm kiểm soát việc sử dụng súng đạn nhưng số
tử vong vì súng đạn ở Mỹ, tuy đã giảm trong hai thập niên qua nhưng vẫn ở mức
quá cao nên luôn có những vận động hành lang để chính quyền liên bang ban hành
luật giới hạn việc sử dụng vũ khí. Nhưng khi những dự luật được đưa ra quốc hội,
hai chính đảng thường có những quan điểm trái nghịch. Dân cử Đảng Dân chủ thường
ủng hộ, còn Đảng Cộng hòa phản đối.
Hiệp
hội những người chơi súng, National
Rifle Association tức NRA, với 4 triệu thành viên và có khả năng vận động
hành lang mạnh tại quốc hội. Trong khi phía muốn kiểm soát súng đạn có những tổ
chức như Mayors Against Gun Violence và Independence USA.
Theo một số liệu từ University of
Chicago, hiện nay có 270 triệu khẩu súng các loại ở Mỹ. Tính bình quân cứ 1000
dân thì có đến 900 khẩu súng, đứng đầu thế giới về tỉ lệ súng và dân số và một
phần ba gia đình Mỹ có súng trong nhà.
Qua
bao thập niên vấn đề súng đạn ở Mỹ luôn như một củ khoai nóng (hot potato), nói
theo thuật ngữ chính trị, và không ai muốn chạm tay vào.
Đó
là một nghịch lý trong xã hội Mỹ. Vì nếu có một chứng bệnh nào gây ra số tử
vong cao như số người chết vì súng đạn thì mọi nỗ lực từ liên bang đến địa
phương đã được dồn ngay vào để ngăn chặn số người chết vì bệnh lạ. Còn chết vì
súng đạn hàng ngày thực ra ít được chú ý đến.
Sau
vụ bắn giết ở San Bernardino hai tuần trước, hôm 5/12 nhật báo New York Times
đã đăng bài xã luận trên trang nhất – một việc mà báo này chưa từng làm trong
95 năm qua – đòi hỏi chính quyền liên bang có biện pháp cấm các loại vũ khí
liên thanh để ngăn chặn chết chóc và bạo động do bởi súng đạn. Sự kiện này cho
thấy mức nghiêm trọng của vấn đề do súng đạn gây ra trong xã hội Hoa Kỳ.
Mấy
tuần trước Tối cao Pháp viện cũng đã từ chối thụ lý một vụ án yêu cầu toà tối
cao hủy bỏ luật của một thành phố ở ngoại ô Chicago cấm không cho người dân địa
phương mua bán, làm chủ những loại vũ khí bán tự động hay có băng đạn nhiều hơn
10 viên.
Với
nhiều vụ bắn giết hàng loạt trong những năm qua, hy vọng nay là thời điểm cho
nước Mỹ có những luật kiểm soát súng đạn chặt chẽ hơn.
© 2015
Buivanphu
[Bài
đã đăng trên bbcvietnamese.com 18.12.2015]
Mê
súng đạn là vấn nạn của nước Mỹ * Đó là một nghịch lý trong xã hội Mỹ.
Vì nếu có một chứng bệnh nào gây ra số tử vong cao như số người chết vì súng đạn
thì mọi nỗ lực từ liên bang đến địa phương đã được dồn ngay vào để ngăn chặn số
người chết vì bệnh lạ. Còn chết vì súng đạn hàng ngày thực ra ít được chú ý đến.
------------------------
RFI - Đăng
ngày 05-12-2015
.
(TTXVN/VIETNAM+) - 05/12/15 20:34
.
ZING.VN - 22:59
05/12/2015
No comments:
Post a Comment