Friday, 11 December 2015

Kết quả Cuộc thi trực tuyến Tìm Hiểu về Quyền Con Người (Dân Luận)





Dân Luận
10/12/2015

Hôm nay, đúng vào ngày Ngày Nhân quyền Thế giới 10/12, Ban tổ chức vui mừng loan báo kết quả cuộc thi “Hãy hiểu và sử dụng quyền con người của bạn” do ba tổ chức Phong trào Con đường Việt Nam, Nhóm Công tác UPR Việt Nam, và trang tin Dân Luận phát động.

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về quyền con người kéo dài trong 3 ngày (từ ngày 6 đến ngày 9/12/2015) đã thu hút 274 người tham gia Cuộc thi.

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm của bài thi, 91,6 % người tham dự đã trả lời đúng từ 50% câu hỏi trở lên. Không có người tham dự nào đạt được số điểm tuyệt đối là 30/30. Có 2 người đồng đạt số điểm cao nhất là 29/30. Bảy người đạt được số điểm 28/30. Mười lăm người đạt được số điểm 27/30. Người đạt được điểm số thấp nhất là 9/30.

Với kết quả này, dựa vào thể lệ của Cuộc thi, chúng tôi xin chúc mừng những chủ nhân có email dưới đây đã giành được các giải thưởng sau đây:

GIẢI THƯỞNG CHÍNH:

+ 01 Giải nhất (trị giá 400 Đô la tiền mặt) thuộc về: hoanghiepd.xxxx@yahoo.com (điểm số 29/30 ; Dự đoán 170 người tham gia)

+ 01 Giải nhì (trị giá 300 Đô la tiền mặt) thuộc về: daonguyet.xxxx@gmail.com (điểm số 29/30 ; Dự đoán 675 người tham gia)

+ 01 Giải ba (trị giá 200 Đô la tiền mặt) thuộc về: vuchiend.xxxx@gmail.com (điểm số 28/30 ; Dự đoán 300 người tham gia)

+ 05 Giải khuyến khích (trị giá mỗi giải 100 Đô la tiền mặt) thuộc về:
1. echmuon.xxx@gmail.com (điểm số 28/30 ; Dự đoán 744 người tham gia)
2. danchuh.xxx@gmail.com (điểm số 28/30 ; Dự đoán 959 người tham gia)
3. aabad.xxx@gmail.com (điểm số 28/30 ; Dự đoán 995 người tham gia)
4. trietgia.xxx@gmail.com (điểm số 28/30 ; Dự đoán 1125 người tham gia)
5. linh.nguyen.xxx@gmail.com (điểm số 28/30 ; Dự đoán 1728 người tham gia)

07 GIẢI THƯỞNG PHỤ MAY MẮN:

trị giá 50 đô la tiền mặt (không phụ thuộc vào điểm số, chỉ xét phần dự đoán số lượng người tham gia cuộc thi gần chính xác nhất so với con số 274 người đã tham gia) thuộc về:
1. truongquyend.xxx@gmail.com (Dự đoán 274)
2. anhloantruong.xxx@gmail.com (Dự đoán 272)
3. godweed.b.xxx@gmail.com (Dự đoán 265)
4. syhoangv.xxx@gmail.com (Dự đoán 258)
5. maingoch.xxx@gmail.com ( Dự đoán 290)
6. Huykidh.xxx@gmail.com (Dự đoán 250)
7. Cdktkh.xxx@gmail.com (Dự đoán 300)

*Ghi chú: Có 3 người dự đoán con số 300, và 2 người nữa bị lệch bằng với 300. Ban tổ chức quyết định chọn bạn có email Cdktkh.xxx@gmail.com, vì người này cao điểm nhất (25 điểm - và làm sớm nhất) trong 5 người có cùng kết quả lệch giống nhau.

Ban tổ chức sẽ liên hệ với những người thắng giải để trao thưởng. Nếu người trúng giải đồng ý công bố thông tin cá nhân, chúng tôi sẽ tiếp tục công bố thông tin chi tiết về người trúng giải trong vài ngày tới.

Cảm ơn tất cả mọi người tham dự đã làm nên một cuộc thi nhỏ mang nhiều ý nghĩa nhân Ngày Nhân quyền. Chúc những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam thêm nhiều nghị lực. Chúc mừng Ngày Nhân quyền Thế giới 10/12 cho tất cả chúng ta.

——————–

Dưới đây là đáp án của bài thi để những người tham dự đối chiếu với kết quả bài làm của mình. Mọi thắc mắc hoặc khiếu nại liên quan tới kết quả Cuộc thi, xin vui lòng gửi email về: lienlac@conduongvietnam.org.


PHẦN I: KIẾN THỨC TỔNG HỢP

1. Một nhà hoạt động nhân quyền được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 2010, nhưng đang bị chính quyền sở tại bỏ tù với cáo buộc “xúi giục chống phá nhà nước.” Người đó là ai?
Lưu Hiển Ba (Trung Quốc)
- Malala Yousafzay (Pakistan)
- Nguyễn Đan Quế (Việt Nam)
- Aung San Suu Kyi (Myanmar)

2. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Hội những người An Nam yêu nước gửi tới Hội nghị Versailles vào năm 1919, KHÔNG đòi hỏi các quyền nào dưới đây:
- Tự do lập hội và hội họp
- Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị
Tự do bầu cử, ứng cử
- Tự do báo chí và tự do ngôn luận

3. Người đề xướng tư tưởng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” vào đầu thế kỷ 20 là:
- Phan Bội Châu
Phan Chu Trinh
- Nguyễn Trường Tộ
- Hồ Chí Minh

4. Trong tác phẩm “Trại súc vật”, nhà văn George Orwell đã mô tả con vật nào sau khi nắm quyền từ một cuộc cách mạng thì trở nên độc tài và tham nhũng quyền lực?
- Chó
- Ngựa
Heo
- Gà

5. Nhà thơ nào của Việt Nam đươc Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) đã trao giải thưởng vinh danh vì “sự dũng cảm mẫu mực trong duy trì tự do xuất bản”?
- Đỗ Trung Quân
Bùi Chát
- Bùi Giáng
- Tố Hữu

6. Người được xem là “cha đẻ” của phương pháp đấu tranh bất bạo động để giành độc lập dân tộc mà không phải trải qua đổ máu và bạo lực. Ông là ai?
- Martin Luther King (Mỹ)
- Nelson Mandela (Nam Phi)
Mahatma Gandhi (Ấn Độ)
- George Washington (Mỹ)

7. Vào năm 2007, một Viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên ra đời ở Việt Nam với sứ mệnh nghiên cứu, tư vấn, và đưa ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2009 Viện đã tự giải thể để phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg với lý do “quyết định này đã ngăn cản phản biện xã hội và phát triển xã hội dân sự ở nước ta”. Tên của Viện đó là:
- Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (ISEE)
Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS)
- Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD)
- Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED)

8. Bức ảnh nổi tiếng thế giới “Tank Man” ghi lại một người đàn ông đứng ngăn chặn đoàn xe tăng đang tiến vào đàn áp sinh viên đấu tranh đòi dân chủ cho đất nước của họ vào năm 1989 đã xảy ra ở đâu?
- Bắc Triều Tiên
- Cuba
- Miến Điện
Trung Quốc

9. Quyền con người từ đâu mà có?
Do tự nhiên, vốn có của tạo hóa
- Do cha mẹ ban tặng
- Do nhà nước ban cho
- Do pháp luật ghi nhận

10. Human Rights Watch (HRW), Amnesty International (AI) và Reporters sans frontières (RSF) là:
- Các cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên Hợp Quốc
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế bảo vệ nhân quyền
- Các tổ chức liên chính phủ quốc tế bảo vệ nhân quyền
- Tất cả các phương án trên

PHẦN II: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

11. Tuyên ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền năm 1948 của Liên Hiệp Quốc có được xem là một văn kiện có giá trị ràng buộc pháp lý bắt buộc không?
Không
- Có

12. Cơ chế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là:
Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền dựa trên Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và quy định của các Công ước về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
- Cơ chế nhân quyền Khu vực
- Cơ chế Nhân quyền Quốc gia
- Tất cả các phương án trên

13. Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (High Commissioner for Human Rights – OHCHR) có thẩm quyền chính là:
- Hỗ trợ các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
- Điều phối các hoạt động về quyền con người trong hệ thống Liên Hợp Quốc
Cả hai nhiệm vụ trên

14. Khái niệm “bộ luật nhân quyền quốc tế” (International Bill of Rights”) được dùng để chỉ các văn kiện:
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR)
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)
- Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR)

15. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc có những nhiệm vụ gì?
- Thông qua đối thoại và hợp tác để góp phần phòng ngừa những vi phạm quyền con người và phản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp về quyền con người
- Thực hiện việc đánh giá định kỳ toàn thể về việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về nhân quyền của các quốc gia
- Thúc đẩy các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia
Cả 3 nhiệm vụ trên

16. Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966) vào năm nào:
- 1992
- Chưa gia nhập
1982
- 1981

17. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống tra tấn (CAT, 1984) vào năm nào:
2014
- 1984
- 1994
- 2004

18. Kiểm điểm định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) về nhân quyền là:
- Một cơ quan của Liên Hiệp Quốc dành cho Việt Nam
Một phương thức giám sát, đánh giá nhân quyền do Hội đồng Nhân quyền thực hiện
- Một phương thức giám sát, đánh giá nhân quyền do Văn phòng Cao ủy Nhân quyền thực hiện
- Một cơ quan của Liên Hợp Quốc

19. Một quốc gia tiến hành Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền theo hình thức:
- Tự nguyện
- Chỉ khi có yêu cầu từ Liên Hợp Quốc
Bắt buộc

20. Khi ứng cử vào chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Chính phủ Việt Nam đã tự nguyện đưa ra 14 điều cam kết nhằm cải thiện nhân quyền. Một trong 14 điều cam kết này là gì?
Có thể thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia
- Có thể thả tất cả các tù nhân chính trị
- Có thể bầu cử đa đảng
- Có thể xóa bỏ các điều 79, 88, 258 trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam

PHẦN III: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

21. Nhà nước có những nghĩa vụ gì đối với các quyền con người?
- Nghĩa vụ tôn trọng là đòi hỏi các nhà nước không được tuỳ tiện tước bỏ, hạn chế hay can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ các quyền con người.
- Nghĩa vụ bảo vệ là đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba.
- Nghĩa vụ thực hiện là đòi hỏi các nhà nước phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền con người.
Tất cả các phương án trên

22. Quyền bào chữa của bị can trong vụ án hình sự bao gồm:
- Quyền tự bào chữa
Quyền mời luật sư bào chữa và tự bào chữa
- Quyền nhờ người thân trong gia đình, bạn bè bào chữa
- Cả 3 phương án trên

23. Việt Nam đã có “cơ quan nhân quyền quốc gia” chưa?
Chưa có
- Có rồi

24. Quy định tại khoản 2, Điều 14, Hiến pháp năm 2013 viết rằng: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” là có phù hợp với luật nhân quyền quốc tế không?
- Phù hợp
Không phù hợp, vì có những quyền tuyệt đối không thể bị hạn chế trong mọi trường hợp

25. Kết quả của kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền của Việt Nam vào tháng 6/2014, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận và bác bỏ bao nhiêu khuyến nghị về cải thiện nhân quyền?
- Chấp nhận 45, bác bỏ 182
- Chấp nhận 82, bác bỏ 145
Chấp nhân 182, bác bỏ 45
- Chấp nhận 145, bác bỏ 82

26. Kết quả của kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền của Việt Nam vào tháng 6/2014, Chính phủ Việt Nam đã bác bỏ, từ chối thực hiện những khuyến nghị nào dưới đây?
- Đưa ra lời mời ngỏ cho tất cả các chuyên gia thuộc các thủ tục đặc biệt như một dấu hiệu thiện chí hợp tác đầy đủ với tất cả các cơ chế nhân quyền (Khuyến nghị 143.72 của Đức)
- Cân nhắc quan điểm của Nhóm làm việc về Bắt giữ sai trái (của Liên Hiệp Quốc) để thả khoảng 30 người đang bị giam giữ sai trái kể từ lần UPR trước (Khuyến nghị 143.115 của Thụy Sỹ)
- Thông qua các biện pháp để chấm dứt việc truy bắt những người biểu tình ôn hòa (Hy Lạp)
Cả 3 khuyến nghị trên

27. Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có thể tham gia vào tiến trình nhà nước báo cáo, đối thoại định kỳ với Ủy ban Công ước, bằng các hoạt động nào dưới đây?
- Gửi báo cáo về việc thực hiện các quyền được nêu công ước mà Việt Nam gia nhập tới Ủy ban Công ước
- Đăng ký Tham dự và phát biểu quan điểm của mình trong phiên đối thoại giữa nhà nước với Ủy ban
- Vận động hành lang bên lề phiên đối thoại giữa nhà nước với Ủy ban tại trụ sở Liên Hợp Quốc
Cả 3 hoạt động trên

28. Một công dân Việt Nam cho rằng mình bị tra tấn và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban Công ước Chống tra tấn của Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không?
- Có
Không

29. Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do lập hội của mình bị xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn khiếu nại đến Báo cáo viên đặc biệt về tự do hội họp hòa bình và lập hội của Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không?

- Không

30. Khi phê chuẩn Công ước Chống tra tấn, Việt nam đã bảo lưu điều 20 của Công ước này. Việc bảo lưu này làm cho Ủy ban công ước Chống tra tấn không có thẩm quyền:
Tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại từ công dân Việt Nam, và tiến hành điều tra kín khi Ủy ban nhận thấy tra tấn có hệ thống đang diễn ra tại Việt Nam
- Yêu cầu nhà nước báo cáo định kỳ về việc thực hiện công ước chống tra tấn
- Cho phép các tổ chức phi chính phủ tham gia vào phiên đối thoại giữa nhà nước với Ủy ban
- Tất cả phương án trên






No comments:

Post a Comment

View My Stats