Có sự thật nào đẹp bằng
gian dối
joseptuat - Triết học Đường phố
joseptuat - Triết học Đường phố
19-12-2015
"Sự thật rất đẹp, không nghi ngờ gì nữa; nhưng dối
trá cũng thế."
Ralph Waldo Emerson
Gian
dối là một hành vi phản ánh sự thiếu nhân bản, thiếu văn minh, thiếu tình
thương của con người với con người. Vì thế, nơi đâu có gian dối nơi đó có thù hằn,
bạo lực, áp bức và bất công.
Chúng
ta luôn tự hào mình là người Việt Nam, một đất nước có nhiều truyền thống tốt đẹp
như: lòng yêu nước, tình tương thân tương ái, lòng can đam và kiên cường trong
những khó khăn cuộc sống, tính cần cù chịu khó trong lao động… nhưng khi ngó
quanh, nhìn vào thực tế thì tôi lại thấy thế hệ chúng ta đang truyền lại cho
con cháu không gì hết ngoài gian dối.
Thật
vậy, gian dối len lõi vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống người Việt. Gian dối được
sử dụng như một phương cách để thăng tiến bản thân trong sự nghiệp.
Những
người lãnh đạo đất nước dùng những lời hoa mĩ để lừa gạt nhân dân
Những
nhà đại tri thức như tiến sĩ, giáo sư sử dụng cái học của mình để mĩ dân bằng
cách trét lên mặt chính quyền những thứ đạo đức giả tạo chỉ vì danh vọng bản
thân.
Không
chỉ một cá nhân mà cả một bộ máy chính quyền, không chỉ một nhà đại tri thức mà
là cả một đống đại tri thức giúp nhau đánh trảo chân lý, dùng quyền lực và tiền
bạc để đổi trắng thành đen…
Trong
khi bản tính tự nhiên con người là ghét gian dối, yêu sự thật thì các ông lớn
ép người dân phải sống gian dối, điều này chúng ta thấy nhan nhản trong cuộc sống.
Hãy quan sát và bạn sẽ thấy người dân đang bị ép phải gian dối để tồn tại.
Từ
trụ sở chính quyền, bệnh viện, trường học đến những nơi hỗn tạp như bến tàu, bến
xe không nơi nào mà người ta không phải gian dối.
Hễ
ai đã từng đi làm các thủ tục giấy tờ nhà đất, vay tiền ngân hàng, hay chỉ là
những thủ tục đơn giản khác như nhập viện, nhập trường, nhập học nếu không chạy
cửa trước lót cửa sau, không có chút tiền lót túi cho mấy ông lớn thì công việc
sẽ khó mà thực hiện…
Gian
dối nếu chỉ ở những kẻ lừa đảo, phạm tội thì không nói làm gì vì họ là những
người công khai với thiên hạ mình là kẻ gian dối, điều đáng nói ở đây là những con
người cầm cán cân công lý, đào tạo nên nhân cách một thế hệ cho xã hội lại dùng
gian dối như phương pháp làm việc của mình.
Biết
bao cảnh oan trái trong xã hội một phần không nhỏ là lỗi của những thẩm phán
thiếu lương tâm. Họ dùng quyền lực được trao để che lấp sự thật, bẻ cong cán
cân công lý khiến hàng trăm con người lương thiện bị chôn vùi tuổi xuân, tài
năng trong chốn lao tù. Họ gian dối với chính mình, với các chuẩn mực đạo đức
xã hội chỉ vì quá ích kỷ, quá tham lam.
Môi
trường giáo dục Việt Nam thì còn tệ hơn. Những kẻ tự nhận mình là người thầy,
người cô, thử hỏi có mấy ai sống thật với lương tâm của mình. Ở trường học, học
sinh bị học những điều gian dối, gian dối về lịch sử đã qua, gian dối về thực
trạng xã hội Việt Nam ngày hôm nay, gian dối về tình hình thế giới bên ngoài. Tệ
hơn nữa là nền giáo dục Việt Nam ngày hôm nay bắt học sinh phải gian lận nếu muốn
thành công trong học tập.
Gian
dối ở Việt Nam không chỉ là những hành động tự phát, bị ép buộc mà nó đã và
đang trở thành một trong những môn học không thành văn và không chính thức quan
trong nhất trên con đường thành công của đại đa số người dân VN ngày hôm nay.
Có
rất nhiều nguyên nhân khiến người ta phải sống trong gian dối, những thiết nghĩ
có 2 nguyên nhân chính sau đây.
Một
xã hội không xây dựng trên sự thật
Chính
quyền gian dối để cầm quyền và tồn tại. Chính điều này bắt buộc họ phải thẳng
tay trừng trị tất cả những ai dám nói sự thật. Khi sự thật bị xem thường, và
còn bị mang hoạ vào thân vi dám nói sự thật, sống thật thì người ta sẽ co lại
và sống im lặng, tệ hơn là gian dối.
Một
xã hội gạt bỏ Thượng Đế
Các
bạn đừng tưởng nhầm là tôi đang lên án những người không có niềm tin tôn giáo.
Tôi chỉ lên án những kẻ chà đạp lên niềm tin của người khác, và bắt người khác
phải theo niềm tin của mình. Những xã hội bắt bớ người khác vì niềm tin tôn
giáo của họ, thì đó là một xã hội tự xem mình là Thượng Đế.
Thật vậy, Một xã hội tự xem mình là Thượng Đế và coi tôn giáo như những tảng đá cản trở sự phát triển của mình, thì đâu cần phải sống thật với chính lương tâm của mình. Một xã hội bắt người ta tin rằng vật chất là bất biến, là thứ tạo ra mọi thứ thì đâu cần phải coi trong các giá trị tình thần, các giá trị đạo đức truyền thống…
Bước
đầu của chủ nghĩa duy vật, vô thần cực đoan kiểu cộng sản đã sai thì kết quả mà
nó thu về sẽ không bao giờ là chân lý, nhưng là nước mắt, là máu, là bất hạnh,
đau khổ và cái chết…
"Chẳng có gì đau đớn cho làn da mịn màng của tính
kiêu căng tự phụ hơn là bị sự thật thô ráp chà vào."
Edward Bulwer-Lytton
Tôi
chẳng phải than phiền về thực trạng xã hội, cũng không phải mở miệng dạy đạo đức,
chỉ là tôi đang viết về sự thật của xã hội Việt Nam. Tôi không tin là đã từng
và sẽ có một xã hội mà ở đó tất cả mọi thành phần trong xã hội đều biết sống thật
với mình, biết yêu sự thật, nhưng tôi tin rằng không có một xã hội nào lại muốn
sống trong gian dối. Hãy nhìn lại mình dù chỉ một lần, nhìn lại những gì đã
qua, và cố nhìn về tương lai phía trước, tôi nghĩ trong một khoảnh khắc nhìn
nào đó bạn sẽ phải thốt lên rằng: tôi muốn được sống thật, tôi không muốn con
cháu tôi lớn lên trong gian dối và sợ hãi.
"Nếu bạn muốn trở thành người theo đuổi sự thật, bạn
cần phải ít nhất một lần trong đời nghi ngờ mọi thứ bằng hết sức của
mình".
Rene Descartes
No comments:
Post a Comment