Blogger Phạm Viết Đào
Gửi
cho BBC từ Hà Nội
10
tháng 5 2015
Tuần
này, dư luận rộng rãi hết sức chú ý theo dõi Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban chấp hành TƯ), khoá XI, nhóm họp từ
ngày 4-7/4/2015.
Đây
là hội nghị bàn phương hướng công tác nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII số lượng và phân bổ đại biểu dự Đại hội XII của Đảng.
Đồng
thời, nó cho ý kiến về một số vấn đề “quan trọng khác” mà qua ý kiến phát biểu
bế mạc của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy nổi lên mấy vấn đề đáng
lưu ý sau đây.
Chốt
lứa tuổi
Đảng
đã định hướng việc giới thiệu ứng viên và “chốt” lứa tuổi của các uỷ viên TW, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư sẽ được bầu trong nhiệm kỳ thứ XII mà cụ thể như sau.
Trước
hết, ‘định hướng giới thiệu’ người ra ứng cử các chức danh Uỷ viên Ban chấp
hành TƯ, uỷ viên Ban Bí thư, uỷ viên Bộ chính trị mà ngoài một số tiêu chuẩn mang
tính chất định tính, có hai tiêu chuẩn định lượng được Đảng đưa ra.
Đầu
tiên, đó là tuổi tác của các ứng viên như báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng nêu:
“Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban
chấp hành TƯ còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm
vụ…”; và
“Việc
giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà
nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo…”
Như
thế, sự quy hoạch này đã mặc định thêm các tiêu chí để trên cơ sở ‘bảo đảm tiêu
chuẩn’, với việc nhấn mạnh Ban Chấp hành TƯ ‘cần có số lượng và cơ cấu hợp lý’
bảo đảm sự lãnh đạo ‘toàn diện, có tính kế thừa và phát triển’ như Đảng nói và
Đảng muốn.
Tiếp
theo là tăng số lượng Ủy viên Trung ương mà theo Đảng nói là ở ‘các vị trí, địa
bàn chiến lược’, các ‘lĩnh vực công tác quan trọng’ với chú ý ‘tăng thêm tỉ lệ’
cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.
Mà
như Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của Đảng được đề nghị cần có ba độ tuổi là
dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên.
Mốc
61 tuổi
Ở
đây đã lộ rõ một định hướng mở mà theo đó đại biểu từ 61 tuổi trở lên không được
quy định rõ “lên” tới tuổi bao nhiêu thì dừng.
Cái
“mốc giới tuổi” trên 61 ấy đối với vị nào sẽ được đề cử và sẽ được bầu sẽ vào
diện “đặc biệt” này.
Báo
cáo của ông Nguyễn Phú Trọng nói:
“Trường
hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp
hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng”…
Như
thế, báo cáo không chốt ở mốc tuổi 61 sẽ là độ tuổi cao nhất được giới thiệu ra
ứng cử các chức danh lãnh đạo Ban chấp hành TƯ.
Nhưng
qua cách trình bày, công luận có thể hiểu được số vị đại biểu trên 61 tuổi, muốn
được giới thiệu ra ứng cử tiếp vào các chức danh quan trọng trong bộ máy lãnh đạo
Đảng nhiệm kỳ XII sẽ phải được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành TƯ khoá
XI ‘cân nhắc, sắp xếp, quy hoạch’ thì mới được ra giới thiệu ra ứng cử.
Hiện
nay số uỷ viên Bộ Chính trị có độ tuổi 61 tuổi trở lên nếu lấy mốc đại hội năm
2016 thì đó là những vị sinh trước năm 1955.
Số
này chiếm số đông trong các uỷ viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư của nhiệm kỳ
khoá XI.
Riêng
trong Bộ Chính trị khóa XI, số uỷ viên nằm trong diện phải được quy hoạch mới
được giới thiệu ứng cử tiếp là số đông, chỉ có một vài vị sinh sau năm 1955, ở
tuổi 61.
Và
qua thông tin này có thể thấy cho tới khi khai mạc đại hội Đảng lần thứ XII vào
đầu năm 2016, mà thời gian còn hơn 7 tháng, trong nội bộ bộ máy lãnh đạo cao cấp
của Đảng có thể sẽ xảy ra “cuộc chiến” quy hoạch “ai ở – ai về” được căn cứ vào
mốc giới “tuổi 61” đã được công bố, tức là người sinh sau năm 1955.
Mở
màn số lượng?
Vấn
đề thứ hai, như trên đã sơ bộ đề cập, là Đảng muốn tăng số lượng Ủy viên Trung
ương ở các vị trí, địa bàn ‘chiến lược’, lĩnh vực công tác ‘quan trọng’.
Điều
này, theo một số nguồn tin là một màn “mở” cho việc sẽ bầu tăng số lượng uỷ
viên Bộ chính trị và uỷ viên Trung ương cho nhiệm kỳ khoá XII so với khoá XI.
Xin lưu ý, đây là việc mà ông Nguyễn Phú Trọng được cho là cần nên cân nhắc kỹ.
Bởi
mới cách đây chưa đầy tháng, Báo Điện tử Chính phủ đưa tin rằng hôm 22/4/2015,
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và tái cơ cấu
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trong
đó, người ta đề ra 4 nhiệm vụ và giải pháp thế này: “Về tổ chức bộ máy, Bộ
Chính trị chỉ đạo, trước mắt, giữ ổn định tổ chức như hiện nay. Không thành lập
các tổ chức trung gian; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật
sự cần thiết do yêu cầu của thực tiễn.
“Về
tinh giản biên chế, Bộ Chính trị chỉ đạo kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản
biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả
hệ thống chính trị.
“Bộ
Chính trị yêu cầu, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức
chính trị- xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản
biên chế trong 7 năm (2015-2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt để tổ chức thực hiện,” vẫn theo nguồn của Báo điện tử Chính phủ.
Mâu
thuẫn chính sách
Như
thế, hiểu theo tinh thần của Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt
Nam vừa ký chưa ráo mực thì các cơ quan, đầu mối của đảng sẽ phải tinh giảm, kể
cả cơ quan đầu não là Bộ chính trị và Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương.
Thế
nhưng theo phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong phiên bế mạc hội nghị trung
ương lần thứ 11 vừa kết thúc chiều hôm 7/5 thì bộ máy của Ban chấp hành Trung
ương khoá XII có khả năng sẽ “tăng biên chế “ chứ không giảm.
Mà
như thế sẽ là trái với nghị quyết số 39 vừa ban hành cuối tháng 4/2015.
Điều
ấy dẫn đến sự bất lợi là nếu không được giải thích làm sáng tỏ, thì sẽ dễ làm
cho người dân, quần chúng hiểu nhầm rằng Trung ương Đảng đã ban hành một thứ
“luật trừ tôi”.
Và
rằng người ta cũng có thể hiểu nhầm rằng các nghị quyết của Bộ chính trị chỉ để
áp dụng cho cấp cơ sở và cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cấp dưới, mà
thôi.
No comments:
Post a Comment