Thanh Sơn / SBTN
T6, 03/27/2015 - 09:50
Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975
khi Sài Gòn thất thủ, Miền Nam Việt Nam rơi vào tay CSVN, thì hàng triệu người
đã liều mình vượt biển, vượt biên qua đến xứ tự do và tạo thành cộng đồng người
Việt Nam hải ngoại ở nhiều nước trên thế giới.
Cộng đồng người Việt Nam tị nạn
dần dần lớn mạnh theo thời gian với những đứa bé thuộc thế hệ thứ hai sinh ra
nay đã trưởng thành. Cộng thêm những lớp người từ trong nước được bảo lãnh theo
diện đoàn tụ gia đình.
Cho đến nay đã 40 năm và đài
truyền hình SBTN để kỷ niệm hành trình bốn mươi năm của người Việt tỵ nạn Cộng
sản sẽ trình chiếu một thiên phóng sự dài gồm 15 tập mang tưa đề "40
Năm Nhìn Lại - Sau Cơn Sóng Gió Lưu Vong". Mỗi tập khoảng 30 phút, ghi những
hình ảnh sinh hoạt của các cộng đồng người Việt tị nạn tại 15 quốc
gia gồm các nước tại Tây Âu như Pháp, Đức, Anh, Hòa Lan, Bỉ, Đan Mạch, Thụy
Điển, Phần Lan, Na Uy, ở Bắc Mỹ thì có Hoa Kỳ và Canada; Úc, Tân Tây Lan,
Nhật bản và Ba Tây.
Vào những năm cao trào vượt biển
thì nhiều nước đã đồng ý nhận người tị nạn Việt Nam định cư. Riêng hai nước Nhật
Bản và Ba Tây thì là trường hợp đặc biệt vì các tàu chở dầu của họ đi ngang Biển
Đông và đã vớt các thuyền nhân Việt Nam.Theo luật quốc tế thời đó thì tàu của
quốc gia nào vớt thuyền nhân thì phải cho họ định cư tại quốc gia đó.
Tàu dầu của Ba Tây (Brazil) đã
vớt khoảng 86 thuyền nhân Việt Nam vào năm 1979 và đưa họ về sinh sống
tại thành phố Sao Paulo, lớn thứ nhì nước Ba Tây. Trong chủ đề phóng sự truyền
hình Bốn Mươi Năm Nhìn Lại của SBTN thì cộng đồng Việt Nam tại Ba Tây đặc biệt
nhất. Đây là cộng đồng Việt Nam ít người nhất so với các quốc gia đã kể trên và
ít được nói tới trên báo chí.
Phóng viên truyền hình SBTN
kiêm đạo diễn Vũ Trần, là người đã bỏ công đi tới tận nơi các cộng đồng Việt
Nam tại 15 nước, ròng rã 6 tháng trời, để quay phim và phỏng vấn nhiều nhân vật. Anh
đi một mình với chiếc máy quay, lần mò hỏi thăm và tìm kiếm các địa chỉ của các
nhân vật cộng đồng đặc biệt và dự những sinh hoạt để ghi lại thành thiên phóng
sự dài nhiều tập, để cống hiến cho khán giả đài truyền hình SBTN một cái
nhìn hiểu biết về những đồng hương tị nạn ở các quốc gia khác.
Phóng viên Vũ Trần cho biết
trong 15 quốc gia anh đến, thì cộng đồng Việt Nam tại thành phố Sao Paulo, nước
Brazil, là để lại ấn tượng đậm đà nhất. Những người Việt Nam tị nạn ở Ba Tây
lúc đầu tới xứ này được chính phủ cho ở trong những tầng hầm của các nhà thờ,
hoàn cảnh rất khổ sở. Họ phải đi làm thợ may cho những hãng may của Nam Hàn từ
6 giờ sáng đến nữa đêm. Suốt mấy chục năm làm việc vất vả, dành dụm để mua nhà
và có chút vốn liếng buôn bán nhỏ, họ mới có cơ hội hòa nhập vào dòng sinh hoạt
của dân bản xứ. Họ học được nghề và phát triển ngành may túi xách du lịch, tự
kinh doanh lấy và khá thành công.
Đoạn phim phóng sự ghi lại hình
ảnh những người Việt Nam có những quầy hàng lưu động bán túi xách trên đường phố
và chợ trời ở Sao Paulo. Có ông Thái Quang Nghĩa kinh doanh ngành túi xách
du lịch, hãng xưởng của ông không may bị cháy, thiệt hại rất lớn và nhiều đồng
hương Việt Nam đã cho ông mượn tiền để làm lại sự nghiệp, thật là cảm động cho
tình nghĩa đồng hương với nhau.
Người Việt
bán túi xách chợ trời Sao Paulo
Mức lương thấp nhất khoảng 500
mỗi tháng nhưng căn nhà bình thường giá cả triệu bạc, điều này nói lên sự chênh
lệch giàu nghèo ở Ba Tây rất lớn. Nhờ vào kinh doanh nên những đồng hương Việt
Nam ở đây mới ngóc đầu lên nổi trong một đất nước xa lạ như vậy.
Ở Sao Paulo có một tiệm ăn Việt
Nam đầu tiên tên Miss Saigon nổi tiếng, bán thức ăn Việt Nam và thực khách
là dân bản xứ Ba Tây rất ưa chuộng.
Cộng đồng Việt Nam tị nạn tại
Ba Tây là những thuyền nhân, tinh thần chống Cộng rất cao. Nhưng những
năm sau này có thêm những người di dân từ Việt Nam sang. Tòa đại sứ CSVN đã bắt
đầu gây ảnh hưởng vào cộng đồng, tạo sự phân chia lập trường chính trị. Tuy vậy
nhiều đồng hương ở đây vẫn không quên họ là người tị nạn, đã từng bỏ nước ra đi
vì không chịu nổi sự cai trị tàn ác của bạo quyền Hà Nội, họ đã từng trải qua
hiểm nguy trên biển cả năm nào; cho nên họ vẫn giữ vững lập trường chống cộng.
Họ nói rằng sẽ không hồi hương khi nào Cộng Sản còn cai trị đất nước.
Được hỏi cảm giác nào vương vấn
khi từ giã cộng đồng Việt Nam tại San Paulo thì phóng viên Vũ Trần kể rằng hình
ảnh những ngôi mộ của những đồng hương Việt Nam tại đây đã làm anh ngậm ngùi.
Những nấm mộ đó nằm lạc lõng giữa nghĩa trang nước Ba Tây, anh nghĩ tới hương hồn
của họ chắc vẫn còn nghĩ tới quê nhà thân yêu xa lắc xa lơ hàng mấy ngàn cây số
và cách cả một đại dương.
Anh có vào những ngôi chùa Nhật
Bản ở Sao Paulo- nơi đặt những bình đựng tro cốt của những người Việt Nam đã hỏa
táng, cũng có cảm tưởng ngậm ngùi tương tự. Bên cạnh nỗi buồn là niềm vui khi
thấy những đứa trẻ sinh ra ở Ba Tây nói tiếng Việt Nam sành sỏi.
Tro cốt đồng
hương để ở chùa Nhật tại Sao Paulo.
Tương lai của cộng đồng này thật
mơ hồ, con cái của họ phải lập gia đình với người Ba Tây và những đứa con hai
dòng máu Việt Nam - Ba Tây ra đời dễ bị đồng hóa bởi người bản xứ. Họ vẫn theo
dõi những sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ qua Internet và truyền thông
và họ rất muốn cho con cái du học tại đây và nếu có điều kiện thì họ lại di cư
một lần nữa đến Hoa Kỳ.
Phóng viên Vũ Trần cho biết
sau 7 ngày sống chung với cộng đồng Việt Nam tại thành phố San Paulo
nước Ba Tây để làm phim phóng sự, cảm giác thật hồi hộp vì là lần đầu ghé một
quốc gia Nam Mỹ. Đây là cộng đồng Việt Nam nhỏ nhất ở hải ngoại, tuy vậy họ đã
thành công sau mấy chục năm làm lụng vất vả, dành dụm và vươn lên bằng kinh
doanh.
Đó là ghi lại vài nét về tập
phóng sự sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam tại Ba Tây, kế tiếp là các quốc gia
khác. Mười lăm tập phim phóng sự của phóng viên kiêm đạo diễn Vũ Trần, thực hiện
trong vòng một năm trời, sẽ được trình chiếu vào trung tuần tháng 4
năm 2015, mỗi tuần một tập và sẽ kéo dài mấy tháng trời trên đài truyền hình
SBTN nhân kỷ niệm 40 năm Miền Nam tự do thất thủ 1975-2015. Mời quí vị đón
xem.
Thanh Sơn / SBTN
nhìn quân giải phóng tiến vào nhưng mà họ có giết hại những người việt của chế độ cũ đâu, tất cả chỉ là trò lừa bịp của giới phương tây nhằm kéo những con người lưu vong sang bên đó để chia đôi đất nước mà thôi. nhìn mà xem các nước cộng sản đều bị như thế bởi vì chính sách mị dân của phương tây
ReplyDeletehọ cứ chống rồi đến các thế hệ họ sẽ mai cái danh là con cháu lưu vong, mang quốc tịch nước ngoài chẳng phải là người việt nam đến lúc đấy các bạn sẽ hiểu được cuộc sống của khổ nhục như thế nào, rồi đến khi chết làm ma của phương tây thì các bạn có sướng không
ReplyDelete