24-04-2015
Việc
điều tra các cáo buộc về ngược đãi ‘tù cải tạo’ hậu 30/4/1975 tại Việt Nam do
bên thắng cuộc tiến hành với bên thua cuộc ‘là khó’, theo một nhà nghiên cứu lịch
sử quân sự Việt Nam từ Hà Nội.
Ý
kiến trên được đưa ra tại Bàn
tròn với chủ đề ‘Có ngược đãi hay không hậu 30/4?’ của BBC hôm
23/4, nhân đánh dấu bốn thập niên cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.
Tuy
nhiên, cũng tại bàn tròn này, ý kiến phản biện cho rằng ‘không có gì là khó’ để
lật lại vụ việc và tiến hành điều tra tìm hiểu sự thực và truy cứu trách nhiệm.
Hôm
thứ Năm, BBC đặt câu hỏi sau 40 năm, liệu nhà nước có nên mở hay không các cuộc
điều tra trước các cáo buộc của tù nhân cải tạo và thân nhân về việc họ bị ngược
đãi trong thời gian đi cải tạo sau 30/4, và nếu phát hiện có ngược đãi, thì cần
xử lý ra sao.
Từ
Hà Nội, Đại tá Phạm Hữu Thắng,
nguyên chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng
Việt Nam, nói:
“Tôi nghĩ bây giờ tìm
lại những bằng chứng để có những việc tìm lại những việc đó cũng hơi khó và tôi
cho rằng dần dần pháp luật quy định lại thì có thể những điều nào vô pháp luật
quá, sẽ tìm và có bằng chứng rõ ràng thì người ta cũng sẽ tìm.
“Người ta cũng sẽ giải
quyết, nhưng mà bây giờ thành một chính sách riêng, bản thân tôi nghĩ là hơi
khó vì nó cũng lâu lắm,” nhà nghiên cứu lịch sử quân sự nói.
‘Không
có gì khó’
Phản
biện lại ý kiến này tại Bàn
tròn, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ,
người mà từ năm 2010 đã gửi Quốc hội Việt Nam kiến nghị ‘đòi trả tự do cho tất
cả’ tù nhân cựu quân nhân và viên chức Việt Nam Cộng Hòa mà ông tin là vẫn còn
bị giam giữ khi đó, nói:
“Tôi nghĩ rằng không
có gì là khó cả, lịch sử Việt Nam có khi đến hàng nghìn năm còn tiếp tục khai
quật các di chỉ, còn tìm để đưa ra những chứng cứ để chứng minh lịch sử lúc ấy
đã diễn ra như thế nào.
“Huống chi là sự việc
ấy mới xảy ra cách đây 40 năm, 30 năm, 20 năm, tùy theo thời gian mà có những
người Việt Nam Cộng Hòa bị tù ở trong các trại tập trung như thế.
“Bây giờ nhìn chung
cho dân tộc Việt Nam, chúng ta muốn hàn gắn những vết thương chiến tranh, thì
có những sự thật nghiệt ngã đến đâu, chúng ta cũng phải điều tra và có những trả
lời một cách đích đáng.”
‘Phải
đưa bằng chứng’
Tiến
sỹ Cù Huy Hà Vũ đặt vấn đề về trách nhiệm nhà nước điều tra sự thực, ông nói:
“Thế thì về phía
chính quyền cộng sản Việt Nam phải đưa ra những bằng chứng, bởi vì hiện nay nhà
nước Việt Nam về mặt chính thức mà nói, tự nói đó là một nhà nước pháp quyền,
Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng khẳng định đấy là một nhà nước pháp quyền.
“Mà pháp quyền thì phải
làm dựa trên pháp luật, những cái nghi vấn, những cái được coi là tội ác ở
trong lịch sử, mà chính quyền phạm phải, theo sự tố cáo, thì cũng phải làm rõ
ra, có tội ác đó hay không.
“Còn quan điểm riêng
của tôi việc tập trung cải tạo hàng trăm nghìn cựu sỹ quan, cựu viên chức Việt
Nam Cộng Hòa vào các trại tập trung cải tạo đó là môt tội ác, bởi vì về nguyên
tắc, con người được sinh ra phải được bình đẳng.
“Sau khi chiến tranh
kết thúc, tức là không còn sự xung đột nữa, thì không thể có trả thù. Còn nếu
ai phạm tội, thì phải đưa ra xử theo pháp luật, dù pháp luật đó là thế nào và
phải có bản án.
“Chứ còn chuyện mà cứ
đưa đi mà không có một bản án, kéo dài hết năm này, hết năm kia, thậm chí rất
nhiều người mất mạng có thể do việc bị xử bắn, hoặc do chuyện rừng thiêng nước
độc, hoặc do ăn đói kém, thì những chuyện đấy tôi cho là tội ác.
“Còn cuộc sống chung
của đất nước khó khăn, thì nó là một chuyện khác, không thể đồng nhất việc những
người dân ở những giai đoạn sau năm 1975 đến 1980 hay sau đó đói kém, tất nhiên
cái đấy cũng là tội của chế độ xã hội chủ nghĩa đã làm xụp đổ kinh tế, phá hoại
kinh tế, cho nên mới dẫn đến sự đói kém đó.
“Nhưng không thể đồng
nhất chuyện ở chung quanh mà người dân đói kém, mà đồng nhất với sự đói kém của
những người cựu sỹ quan, hoặc cựu viên chức Việt Nam Cộng hòa bị tập trung cải
tạo,” Tiến
sỹ Cù Huy Hà Vũ nói với BBC từ Washington DC., Hoa Kỳ.
Cũng
hôm 23/4/1975, nữ nghệ sỹ điện ảnh Kim
Chi, người từng tham gia đóng trong nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng
Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và sau 1975, nói với Bàn tròn:
“Cái việc hai bên
đánh nhau thì đó là chuyện đã rồi rồi, tôi không nói lại nữa…
“Nhưng mà tôi thấy rằng
là tôi không thể nào đồng tình với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Việt
Nam, cách cư xử.
“Khi đã gọi mình là
người chiến thắng rồi, thế mà lại vào rồi bắt người ta đi.
“Gọi là đi học tập,
thế rồi sau đó thì lại bỏ tù, có người tới mười mấy năm luôn, có người chết ở
trong tù.
“Rất nhiều cảnh bi
thương, thì điều đó chính là đã làm cho tôi rất là đau đớn và phẫn uất.
“Tôi không đồng tình
với chuyện đó.
“Cho nên nói gì thì
nói, tôi cũng nói là chỉ có cộng sản mới cư xử tàn bạo như thế thôi, đó là theo
cái suy nghĩ của tôi như thế,” bà Kim Chi nói với BBC từ Việt Nam.
‘Sự
thật vì tương lai’
Chia
sẻ ở cuối cuộc Tọa đàm của BBC từ San Diego, California, ông Nguyễn Quý, nguyên Đại úy Sư đoàn Nhảy Dù, quân lực Việt Nam Cộng
Hòa, người trải qua 8 năm tù cải tạo và sang Mỹ định cư theo diện HO, nói:
“Thông điệp mà nhà nước
kêu là hòa hợp, hòa giải dân tộc, thực sự quả banh đang nằm ở trong chân của
người cầm quyền cộng sản.
“Chúng tôi không có
khả năng gì để kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc với chúng tôi.
“Quý vị hãy thể hiện
sự hòa hợp, hòa giải dân tộc đó thứ nhất với 90 triệu người dân ở trong nước.
“Làm sao họ có dân chủ,
nhân quyền, có cuộc sống được nâng lên.
“Chúng tôi không phải
nói lên sự thật để chúng tôi căm thù, hạch sách gì.
“Nhưng mình phải nhìn
nhận sự thật để mình cùng xây dựng một đất nước cho tương lai tốt hơn,” ông Nguyễn Quý nói với Tọa đàm của BBC
nhân tròn bốn thập niên sự kiện 30/4.
Mời quý vị theo dõi
toàn văn cuộc Tọa đàm của BBC tại đây.
Tin
liên quan
.
--------------------------------
XEM THÊM :
Tin
liên quan :
'Hòa
hợp ở VN về cơ bản đã giải tỏa'
Thưa
ông,
Bốn
mươi năm là một khoảng thời gian khá dài, thậm chí quá lâu để làm thước đo cho
sức chịu đựng của một dân tộc. Chịu đựng trong nghèo nàn, lạc hậu. Chịu đựng để
ngoi ngóp thở trong một xã hội suy dinh dưỡng, xuống cấp trầm trọng từ đạo đức,
nhân cách đến niềm tin. Bốn mươi năm, kể từ ngày « đại thắng mùa Xuân 1975 », một
xã hội thật sự dân chủ và phồn thịnh vẫn là một giấc mơ xa vời đối với người
dân Việt Nam, thay vào đó là một xã hội độc tài, tràn đầy bất công, cách biệt
giàu nghèo ngày càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết.
Đó
là một phác hoạ sơ bộ cho hiện trạng của Việt Nam sau 40 năm « thống nhất đất
nước ». Nói chung là tồi, là tệ lắm thưa ông !
Và
còn tệ hơn khi nghe cuộc trao đổi giữa ông và đài BBC tiếng Việt. Tôi đã phải
nghe lại nhiều lần để hiểu rõ những gì ông nói.
Thưa
ông,
Khi
cho rằng không có ngược đãi đối với mọi người sau chiến tranh và nhất là việc học
tập cải tạo chỉ là « để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy
giờ » hay đó « không có nghĩa là một chế độ tù đày » thì ông đã vô tình hay cố
ý khơi dậy một nỗi đau, một vết thương vẫn còn âm ỉ, đau nhói trong lòng của rất
nhiều người. Đúng như ông nói là đã không có một cuộc « tắm máu » nào khi quân
đội Bắc Việt vào Sài Gòn. Nhưng thay vào đó là một cuộc thanh trừng, trừng phạt
toàn bộ xã hội miền Nam Việt Nam nhằm tàn phá, xoá bỏ tận gốc rễ mọi vết tích từ
tư tưởng đến văn hoá. Suy cho cùng, thưa ông, nó còn tàn nhẫn hơn là nổ súng giết
người !
Nói
không ngoa, nhưng cả một xã hội đã trở thành một thứ trại tù. Một trại tù kinh
khủng và vô nhân đạo, nơi đó, tội ác do chính kẻ cầm quyền gây nên. Có ai hiểu
rõ cái loại địa ngục tù đày trong những chế độ độc tài cộng sản hơn Aleksandr
I. Solzhenitsyn. Nhà văn Nga đã miêu tả một cách chân thật về hệ thống ngục tù
khắc nghiệt thời Liên Xô qua tác phẩm nổi tiếng Quần đảo Gulag. Sự tàn ác, khủng
bố tinh thần, bắt bớ một cách vô tội vạ, không cần toà án và pháp luật chính là
những đặc tính nổi bật của chế độ. Tù đày, giam cầm, tra tấn, bức bách, khiến sự
sợ hãi bao trùm cả xã hội. Những bản án vô nhân đạo, những tiếng nói bất đồng
chính kiến bị đoạ đày, thậm chí bị thủ tiêu trong sự bí mật tuyệt đối. Chính
Solzhenitsyn cũng đã nếm mùi của những ngục tù khủng khiếp ấy ! Đó không chỉ là
Liên bang Xô Viết, qua tác phẩm của mình, ông đã gióng lên hồi chuông cảnh báo
sự độc ác của toàn thể các chế độ độc tài cộng sản trên thế giới. Tại Việt Nam,
sau biến cố 30/4/1975, nhà cầm quyền đã đơn giản « sao y bản chính », bắt chước
đàn anh, xây dựng nên một hệ thống nhà tù, từ Bắc vào Nam, không kém phần khắc
nghiệt để trừng phạt những ai liên quan đến chế độ VNCH. Hàng trăm ngàn người bị
bỏ tù dưới cái gọi là « học tập cải tạo ». Đôi ba năm, thậm chí hơn chục năm và
biết bao người đã phải bỏ mạng nơi chốn lao tù. Xã hội bị triệt phá một cách
thâm độc, sách vở bị thiêu đốt, người tài bị vứt vào tù hay bị đào thải ra khỏi
cuộc sống. Tất cả đều là « tệ nạn xã hội », do đó phải bị « cải tạo ». Trí thức
đạp xích lô, ba gác, làm khuân vác, vá xe bên lề đường…bùi ngùi, đau khổ trước
bản án mà những kẻ chiến thắng đã dành cho mình. Họ không còn cơ hội nào, ngay
cả chính con cái của họ cũng thế ! Trắng tay, họ mất tất cả, nhưng quan trọng
hơn hết chính là sự tự do đã bị tước đoạt một cách trắng trợn.
30/4/1975
đánh dấu sự rạn nứt, đổ vỡ và chia rẽ. Hơn nửa đất nước tìm đường ra đi, bất chấp
tính mạng và hiểm nguy. Với tư cách là một sử gia, tôi nghĩ ông phải thấy và hiểu
rõ bản chất của thảm cảnh trên. Ông không thể nào đánh đồng những bài học tuyên
truyền, sáo rỗng với sự thật mà phân nửa đất nước phải hứng chịu.
Thưa
ông,
Sự
ngược đãi đối với những tàn dư, chứng tích của « chế độ cũ » vẫn còn thể hiện
rõ sau 40 năm « hoà bình ». Ngay cả những nấm mồ của những người lính VNCH tại
Nghĩa trang quân đội Biên Hoà cũng bị nhà cầm quyền cố tình một cách nhỏ mọn
đưa vào lãng quên, bỏ mặt trong hoang tàn, vắng lạnh. Những thương phế binh của
chế độ cũ vẫn còn bị khinh rẻ, ruồng bỏ ngay tại quê nhà. Những mảnh đời đau
thương của họ vào tuổi cuối đời vẫn không nhận được một chế độ đãi ngộ nào của
nhà cầm quyền, dẫu chỉ tượng trưng. Ngược lại, khi các tổ chức dân sự muốn chăm
sóc hay tri ân thì bị chính quyền quấy nhiễu, ngăn cấm ! Công sức của những chiến
sĩ đã anh dũng hy sinh hòng bảo vệ Hoàng Sa trong cuộc chiến với Trung Cộng vẫn
không được nhìn nhận một cách trung thực. Đó mới chính là nỗi xấu hổ của dân tộc!
Ông
cho rằng nếu nói tù đày sau 1975 thì đó là một sự « xuyên tạc ». Xin lỗi ông,
có lẽ chúng ta không có cùng nhận thức về vấn đề. Không thể nào gọi là xuyên tạc
khi nói đến một sự thật nhất là khi nó đã được phơi bày trước công luận quốc tế
và được kể lại qua bao nhân chứng sống. Ông bảo vệ cái chế độ đã đào tạo nên
ông là điều hiển nhiên. Nhưng đến mức nhắm mắt phủ nhận sự thật thì ông mới
chính là người xuyên tạc lịch sử dân tộc.
Có
lẽ ông đã đọc qua bài thơ Ta về của
Tô Thuỳ Yên. Hẳn ông cảm nhận được đôi chút về những gì mà người tù VNCH đã phải
trải qua sau bao năm tháng bị giam cầm để « học tập cải tạo », để thông hiểu và
sáng suốt với tinh thần của cái học thuyết phi nhân, phản khoa học mà đảng của
ông đang bảo vệ. Mười năm tù đày, thưa ông. Cái mạng con người còn gì sau chừng
ấy thời gian bị mất tự do, bị hành hạ, bị khủng bố ? Còn nhiều lắm chứ. Còn cả
tinh thần hiên ngang, khảng khái của kẻ sĩ, dẫu bị đời ngược đãi. Đó cũng chính
là thái độ cương quyết, không sợ hãi của bao người tù mà chế độ của các ông muốn
trừng trị.
Ta về một bóng trên
đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt
áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm
phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm
ngùi thay
Vĩnh biệt ta - mười
năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im
tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi
khe nước
Ta hoá thân thành vượn
cổ sơ
Mười
năm, hai mươi năm, ừ thì đã sao. Sợ gì !
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm
tối nay
Chút rượu hồng đây
xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển
dâu này
Solzhenitsyn
miêu tả cái sự khốn nạn, tồi bại, tàn nhẫn của nhà tù cộng sản. Tô Thuỳ Yên ngạo
mạn, mỉa mai xem thường mười năm tù tội cộng sản. Cái mẫu số chung là chế độ độc
tài phi nhân tính, dẫu tàn bạo đến đâu vẫn không thể tước đoạt khát vọng Sống
và nhân cách của một xã hội văn minh !
Ông
có nói « hoà hợp ở Việt Nam về cơ bản đã giải toả ». Tôi không nghĩ như thế. Và
đó chính là điều đáng buồn sau 40 năm. Làm sao có thể hoà giải khi mà nhà cầm
quyền vẫn còn bưng bít sự thật về một cuộc chiến đau thương mà chính người Việt
chúng ta mới là nạn nhân ! Hoà giải sao được khi lòng người còn đớn đau bên những
người cộng sản vẫn hống hách phô trương chiến thắng và độc quyền lãnh đạo đất
nước. Hoà giải và hoà hợp không thể chỉ là những lời nói suông mà còn phải được
thể hiện bởi những hành động cụ thể của nhà cầm quyền.
Thưa
ông,
Ông
là một trí thức, một sử gia của chế độ, hơn nữa là một nhà giáo. Ông hiểu nhiều
về học thuyết cộng sản, một học thuyết vốn bị nhân loại từ bỏ một cách cương
quyết. Nhưng ông không có cái dũng và cái tâm của một trí thức biết đớn đau trước
tương lai và vận mệnh của đất nước. Cái dũng là dám lên tiếng chống lại bất
công, độc tài. Ông có thể bảo vệ cái chế độ ấy, đó là quyền tự do của ông, cũng
như ông có quyền tuyên bố bất cứ những gì ông muốn (như ông đã làm với BBC tiếng
Việt) về cuộc chiến vừa qua. Nhưng nên nhớ lương tâm của một trí thức là phải
nói lên sự thật và đứng về lẽ phải, nếu không, đó chính là một sự xuyên tạc trắng
trợn đối với những trang sử của dân tộc.
Và
dẫu biết rằng « lịch sử luôn được viết bởi người chiến thắng », nhưng giá trị
đích thực của lịch sử sẽ luôn luôn được tái lập một cách công tâm và trung thực
vì đó là một qui luật bất biến của văn minh nhân loại.
Lương
tâm chính là yếu tố cao cả của người viết sử. Tiếc thay, ở ông, hoàn toàn không
có điều ấy !
Chúc
ông mau thức tỉnh để đất nước sớm thoát khỏi sự dối trá, ngục tù và hoà mình
vào thế giới tự do, dân chủ !
Lâm
Bình Duy Nhiên, 25/4/2015
Tin
liên quan : 'Không
có ngược đãi sau 30/4'
Các bạn phải chuẩn bị tinh thần! Phải bình tĩnh để đọc
phát ngôn sau đây: "Tôi nghĩ rằng
sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính
sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc. […]Thế còn việc
tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của
nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. […] Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy"
(1). Nếu có thì giờ, nên nghe cái tape phỏng vấn và những phát biểu của
ông thì sẽ rõ hơn, nhưng ý chính là như trích dẫn trên.
Ai
nói thế? Xin thưa, đó là Tiến sĩ Vũ
Quang Hiển, phó giáo sư, sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội (2). Xin nhắc lại
để khỏi nhầm lẫn: sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhìn qua lí lịch khoa học
thì thấy đây là một sử gia rất tiêu biểu của "triều đình" (còn gọi là
sử gia cung đình).
Tôi
nghĩ câu nói đó đã đủ để ông có thêm một chức danh mới, nói theo tiếng Anh là "truth denier", tức là kẻ phủ nhận sự thật. Rất
nhiều người, không phải là sử gia, có thể thấy ngay rằng ông đã sai lầm. Tù cải
tạo là một thực tế đã xảy ra. Nhục hình, tra tấn, đánh đập đã xảy ra. Có nhiều
người chết trong các trại tù cải tạo. Tất cả những điều đó là sự thật. Ấy thế
mà ông phó giáo sư sử học lại phủ nhận thì chúng ta có lí do để chất vấn tính
trung thực của ông ấy, dù là tính trung thực của người làm khoa học xã hội.
Có
bao nhiêu người đi tù cải tạo?
Con
số tù cải tạo chính xác thì rất khó có được vì phía chính quyền nắm giữ và họ
chưa tiết lộ. Nhưng trang wikipedia có hẳn một entry dành cho tù cải tạo (3).
Dò theo nguồn này, chúng ta sẽ thấy một số nguồn ước tính, và con số tù cải tạo
rất lớn. Đáng chú ý là một bài trên thuvienhoasen.info thấy tác giả trích dẫn
tài liệu mang bí số TN/QP-14 ngày 14/2/1977 tại Cục lưu trữ Quốc phòng thì:
"Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau
khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết
trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình, bộ quốc phòng giao lại cho bộ
nội vụ quản lý là 1.236.569 người" (4). Rất tiếc là tác giả không cho thấy
hình ảnh, nhưng hãy tạm xem đó là một nghi vấn.
Tài
liệu đó (4) cũng có trích dẫn tài liệu từ Viện bảo tàng VN tại San Jose với vài
thống kê từ phía VNCH như sau:
•
Năm 1975, miền Nam VN có 980 ngàn quân nhân; trong số này có khoảng 9600 cấp tá
+ tướng, 80000 là cấp uý.
• Cấp tướng tính đến này 30/4/1975 là 112 người, trong số này bị bắt làm tù cải tạo là 32 người, còn 80 thì di tản ra nước ngoài.
• Cấp đại tá có 600, trong số này bị bắt cải tạo là 366 người.
• Cấp trung tá có 2500 người, tù cải tạo là 1700 người.
• Thiếu tá có 6500 người, tù cải tạo là 5500 người.
• Cấp uý có 80000 người, bị bắt đi tù cải tạo là 72000 người.
• Cấp tướng tính đến này 30/4/1975 là 112 người, trong số này bị bắt làm tù cải tạo là 32 người, còn 80 thì di tản ra nước ngoài.
• Cấp đại tá có 600, trong số này bị bắt cải tạo là 366 người.
• Cấp trung tá có 2500 người, tù cải tạo là 1700 người.
• Thiếu tá có 6500 người, tù cải tạo là 5500 người.
• Cấp uý có 80000 người, bị bắt đi tù cải tạo là 72000 người.
Theo
tác giả cuốn "Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur,
Repression" của Robert Laffront thì "Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn
1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo đó Phạm Văn Đồng đã chỉ đạo
bắt giữ con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000
trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt
Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát
viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của
Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam" (trích từ
#4).
Một
tài liệu tổng hợp khá công phu từ những chứng nhân và học giả từ Đông Nam Á,
nhóm tác giả đi đến những ước tính là có khoảng 1 triệu người bị giam giữ không
được xét xử; trong số này có đến 165 ngàn người chết trong các trại tù cải tạo
(5).
Theo
báo cáo của Quĩ Aurora thì năm 1983 có hơn 1 triệu người miền Nam đã bị bắt đi
"cải tạo". Lúc đó, Việt Nam có trên 150 trại cải tạo. Trong số trên 1
triệu đó, có khoảng 500 ngàn người được trả tự do trong vòng 3 tháng; 200 ngàn
bị tù từ 2-4 năm; và 240 ngàn bị tù trên 4 năm; và vài chục ngàn tù trên 10
năm. Có thể nói thời đó, gia đình nào ở miền Nam cũng có người bị bắt đi tù cải
tạo.
Địa
ngục trần gian
Trại
cải tạo thường được các trại viên mô tả là "địa ngục trần gian". Có
người còn nói rằng những trại ở Siberia của Stalin chưa chắc thấm gì so với trại
tù cải tạo ở Việt Nam, vì thiếu thốn đủ thứ. (Thời đó thì cả nước thiếu thốn
lương thực, thực phẩm và thuốc men & thiết bị y tế, chứ chẳng riêng gì trại
tù.) Đã có hàng ngàn tài liệu viết về tù cải tạo, và thông tin thường rất nhất
quán với nhau. Tôi không thể nào kể hết, nhưng những cuốn sách nổi bậc nhất mà
tôi từng đọc qua là "Đại học máu" của Hà Thúc Sinh, "Đáy địa ngục"
của Tạ Tỵ, "AK và Thập giá" của Phan Phát Huồn, sách của Duyên Anh,
những bài viết của sử gia Tạ Chí Đại Trường, và các cựu sĩ quan VNCH. Riêng cuốn
"Trại cải tạo" của Phạm Quang Gai có phác hoạ bằng tay những nhục
hình được các nhà tù sử dụng thời đó.
Những
gì mà các cựu tù nhân kể qua thì thấy họ bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần.
Như tôi nói trên, họ kể một cách rất nhất quán. Rất nhiều hồi kí kể rằng trong
tù quản giáo ít khi tra tấn tù nhân, nhưng họ có cách làm cho tù nhân chết dần
chết mòn: bỏ đói. Như tác giả Phạm Quang Giai mô tả, "Họ lôi cái máy này đến
mọi nơi, mọi chốn có tù nhân chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn
không mang tiến là ác độc, là giết người.”
Trong
thực tế, đi tù cải tạo cũng là một cuộc tẩy não. Các tù nhân bị bắt buộc phải
viết kiểm điểm liên tục, và lần nào cũng phải viết “Ðả phá chủ nghĩa đế quốc
Mĩ, kẻ thù của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc
Mĩ; Ðế quốc Mĩ là con đỉa hai vòi: một vòi hút máu mủ nhân dân trong nước, còn
vòi kia vươn sang các nước khác để hút máu mủ nhân dân các nước này bằng cách
bán súng đạn, tạo ra các cuộc chiến tranh diệt chủng. Tội ác của ngụy quyền ngụy
quân miền Nam, bán nước, tay sai. Chính sách khoan hồng của Ðảng, nghĩa vụ của
người có tội, lao động là vinh quang. Những thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt
Nam.”
Theo
Hà Thúc Sinh, trong cuốn "Đại học
Máu" nổi tiếng, thì khi tù nhân nhập trại họ được đưa "chỉ
tiêu" như sau:
”Tôi
không bao giờ quên rằng tôi là kẻ có tội với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân.
Tôi cũng không quên rằng Đảng đã khoan hồng tha tội chết cho tôi, lại tập trung
tôi lại, tạo điều kiện cho tôi học tập cải tạo để trở nên người công dân lương
thiện. Để đền ơn Đảng, tôi nhất trí:
1. Tích cực học tập cải tạo lao động tốt.
2. Giải phóng mọi tình cảm gia đình yếu đuối và tình nguyện ở lại trại học tập lao động cho dến khi nào được cách mạng công nhận tiến bộ cho về phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân.
3. Trong thời gian học tập tại trại, tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy quy định. Khắc phục mọi khuyết điểm tồn tại. Đấu tranh sai trái để thủ tiêu mọi mặt yếu của các bạn cải tạo khác hầu biến trại ta trở thành trại cải tao tiên tiến về mọi mặt.
4. Tố giác kịp thời với Cách mạng bọn xấu trong và ngoài trại đang còn ý đồ chống phá cách mạng.
5. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối khoan hồng trước sau như một của cách mạng.” (6)
1. Tích cực học tập cải tạo lao động tốt.
2. Giải phóng mọi tình cảm gia đình yếu đuối và tình nguyện ở lại trại học tập lao động cho dến khi nào được cách mạng công nhận tiến bộ cho về phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân.
3. Trong thời gian học tập tại trại, tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy quy định. Khắc phục mọi khuyết điểm tồn tại. Đấu tranh sai trái để thủ tiêu mọi mặt yếu của các bạn cải tạo khác hầu biến trại ta trở thành trại cải tao tiên tiến về mọi mặt.
4. Tố giác kịp thời với Cách mạng bọn xấu trong và ngoài trại đang còn ý đồ chống phá cách mạng.
5. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối khoan hồng trước sau như một của cách mạng.” (6)
Có
khá nhiều trường hợp bị hành hạ đến chết ở trong trại tù, nhưng không ai biết
con số chính xác là bao nhiêu. Một trong những người bị chết trong tù là đồng
nghiệp và đàn anh của ông Vũ Quang Hiển: sử gia Phạm Văn Sơn, người nổi tiếng với
bộ Việt Sử Tân Biên. Một số thì sau khi ra tù một thời gian ngắn cũng chết do
những di chứng từ thời còn bị giam trong tù. Ông Hồ Hữu Tường (một học giả nổi
tiếng ở miền Nam) chết sau khi bị thả ra khỏi tù.
Tạ Tỵ, một nhà văn và
hoạ sĩ có tiếng là điềm đạm, mà cũng viết trong sách là "Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường
khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xẩy ra, đã khắc
xâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!” (7)
Có
những chuyện cười ra nước mắt. Chẳng hạn như những mẫu đối thoại sau đây cho thấy
cán bộ quản giáo rất ngô nghê như thế nào.
[trích]
Chỉ
huy trại là một người miền Nam tập kết, cấp bậc Đại úy mà các tù binh vẫn quen
gọi là “ông Răng Vàng” vì nguyên hàm răng trên của ông là “kim loại màu vàng” –
nói theo cách nói của “cách mạng”.
Một
tù binh khai: “Cấp bậc: Đại úy, chức vụ: Quyền Tiểu Đoàn Trưởng” bị “ông Răng
Vàng” đập bàn, hét:
“Mẹ
bố, quân ngụy các anh là láo lếu: ai chẳng biết các anh là Đại úy, là có quyền,
còn bày đặt khoe khoang.”
Nói
xong, ông ta lấy viết gạch bỏ chữ “Quyền” trước ba chữ “Tiểu Đoàn Trưởng”.
Một
tù binh khác khai: “Cấp bậc: Đại úy. Binh chủng: Biệt Cách Nhảy Dù” bị “ông
Răng Vàng” chỉnh:
“Mẹ
bố, ngụy các anh là ưa khoe khoang: ai chẳng biết các anh “biết cách” nhảy dù.
Nói xong, “ông Răng Vàng” lấy viết sổ toẹt hai chữ “Biệt Cách”.
Nói xong, “ông Răng Vàng” lấy viết sổ toẹt hai chữ “Biệt Cách”.
Một
tù binh khác khai địa chỉ: “… đường Huỳnh Tịnh Của – Đa Kao”, đã phải dở khóc,
dở cười khi bị một ông sĩ quan bộ đội người miền Trung “dạy dỗ” như sau:
“Ngụy
các anh là ưa rắc rối: “Huỳnh Tịnh – Đa Kao” là người ta hiểu rồi. Còn bày đặt
là “Huỳnh Tịnh của Đa Kao” làm gì cho rắc rối.”
Nói
xong, ông ta bèn gạch bỏ chữ “Của” một cách ngon ơ!
[hết
trích]
Người
phủ nhận sự thật
Câu
nói của ông sử gia, phó giáo sư Vũ Quang Hiển làm tôi nhớ đến một sử gia người
Anh tên là David Irving. Tôi nhớ đến ông này vì vào đầu thập niên 1990s báo chí
Úc làm ồn ào khi Chính phủ Úc không cho ông nhập cảnh Úc. Rất rất hiếm khi nào
Úc không cho người Anh nhập cảnh, nhưng họ cấm cảng ông Irving thì đủ biết sự
việc nghiêm trọng như thế nào. Ông Irving nhiều lần kiện Chính phủ Úc về việc cấm
cảng, nhưng ông không thành công. Ông Irving nổi tiếng là một người mà tiếng
Anh gọi là "Holocaust Denier", tức là không chịu tin rằng cuộc tàn
sát Holocaust đã xảy ra. Ông viết nhiều sách để lí giải rằng không có những cái
gọi là hầm ga mà Hitler dùng để giết người Do Thái. Sau này, ông bị toà án Áo
phạt tù 3 năm vì hành vi phủ nhận cuộc tàn sát Holocaust, và xuyên tạc lịch sử.
Tôi
chỉ kể chuyện xưa để biết rằng ở nước ngoài sử gia mà phát ngôn theo kiểu phủ
nhận sự thật lịch sử được xem là một trọng tội và có thể đi tù. Dĩ nhiên, luật ở
nước ngoài không giống như luật ở Việt Nam, và đó là một điều may mắn của ngài
phó giáo sư vậy. Nhưng nhìn một cách tích cực, tôi vẫn tin vào lòng tốt của
ông, và hi vọng rằng một ngày nào đó ông sẽ tịnh tâm và nhìn nhận sự thật.
Tuy
số người bị giam giữ và chết trong tù cải tạo sau 1975 không bằng số người Do
Thái bị chết trong vụ Holocaust, nhưng vẫn là hàng vạn người chết thì không thể
nào bỏ qua được.
Nếu
người Đức đủ can đảm để nhìn nhận sự thật, thì Việt Nam cũng nên tỏ ra can đảm
nhìn nhận rằng tù cải tạo là một thực tế đã xảy ra. Chứ như hiện nay thì sự phủ
nhận sự thật của ông rất bất lợi cho chính sách hoà hợp – hoà giải dân tộc của
Nhà nước.
====
(2) PGS.TS VŨ QUANG HIỂN
(3) Học tập cải tạo
(4) Bản
Lên Tiếng thứ 46_Việt Nam Là Nước Giam Giữ Tù Chính Trị Nhiều Nhất Trên Thế Giới
Và Lời Kêu Gọi Liên Hiệp Quốc Cùng Quốc Tế Mở Cuộc Điều Tra Về Cái Chết Của
265.000 Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa
(5)
Camp Z30-D: The Survivors
(6)
Hà Thúc Sinh, Đại
Học Máu trang 100.
(7)
Tạ Tỵ, Đáy Địa Ngục, trang 152.
No comments:
Post a Comment