Monday, 6 April 2015

Hội thảo của các tổ chức Việt Phi vận động đổi tên Biển Nam Hải thành Biển Đông Nam Á (Đàn Chim Việt)





08:00:am 06/04/15

Theo thông tin của tổ chức Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) – một tập họp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau, nhân quyền, văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị, có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam đã tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ. Năm nay, Tĩnh hội HMDC 2015 được tổ chức lần đầu tiên tại Đông Nam Á trong 2 ngày tại Philipinnes từ thứ bẩy 28.3 đến chủ nhật 29.3.2015. Đây là Tĩnh hội thứ 14, quy tụ 38 người, đến từ 8 quốc gia: Úc, Phi, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, Hoa kỳ và Việt Nam, gặp nhau tại một thị trấn nhỏ mang hình ảnh quê hương VN với những rặng dừa xanh mát, nhiều cây ăn trái vùng nhiệt đới, ven bờ hồ nước trong, với nhiều kỳ hoa dị thảo.

Trong 2 ngày làm việc, Tĩnh Hội đã tập trung thảo luận về tình hình VN, về những yếu tố mới tác động vào tình hình chính trị và cuộc vận động dân chủ tại VN. Việc phối hợp trong-ngoài, nhận diện các tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) về số lượng, chất lượng, ưu khuyết điểm và thành quả. Việt Nam sau 40 năm chấm dứt chiến tranh (1975-2015) cùng nhìn lại 40 năm đấu tranh của cộng đồng hải ngoại, về những khó khăn và thuận lợi, góp những đề nghị cụ thể để đẩy mạnh dân chủ hóa VN. Trong hội nghị đã có những quyết định để HMDC hoạt động hữu hiệu hơn. Địa điểm tổ chức HMDC 2016 cũng đã được lựa chọn.

Gs Nguyễn Ngọc Bích: Hướng tới một giải pháp hoà bình đối với xung đôt trên Biển Đông Nam Á

Trước đó vào ngày thứ sáu 27.3, bốn (4) tổ chức: hai tổ chức XHDS Việt, hai tổ chức XHDS Phi, tổ chức thành công Hội nghị Quốc Tế về Biển Đông, trong khuôn viên Đại học thủ đô Manila, với sự tham dự của 70 người Việt, Phi và ngoại quốc. Nhiều diễn giả quốc tế là chuyên viên nghiên cứu có uy tín về biển Đông, đến từ Nhật, Úc, Phi, Pháp và VN, đã đóng góp các bài thuyết trình có giá trị. Nhiều ý kiến trao đổi rất hữu ích về Hoàng Sa – Trường Sa, giúp VN trong cuộc tranh đấu gìn giữ độc lập và tự chủ cho đất nước. Bế mạc Hội nghị QT, 4 tổ chức XHDS Việt-Phi đã có một Tuyên Bố Chung, nội dung yêu chuộng hòa bình, ổn định, phát triển trong vùng, khẳng định “đường chín vạch“ do Trung Quốc áp đặt, không có cơ sở pháp lý hay lịch sử, không phù hợp với Quy Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) mà TQ đã ký. Bốn tổ chức Phi và Việt chủ trương các nước Đông Nam Á hợp tác, gìn giữ an toàn lưu thông trên biển, trên không. Bản TB cũng lên tiếng hỗ trợ các tổ chức XHDS tại VN và Phi, cùng kêu gọi thời gian tới sử dụng tên mới cho vùng biển nầy là “Biển Đông Nam Á”.

Gs Carl Thayer: Chính sách của Hoa Kỳ và Uc là không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp

Tiến sĩ Fumio Ota: Thuyết trình về chiến lược và những giới hạn về sự bành trướng trên biển của Trung Quốc

Dưới đây là nguyên văn Tuyên bố chung của các tổ chức xã hội dân sự Việt-Phi về Biển Nam Hải

“Chúng tôi, những người ký tên dưới đây,

Ghi nhận là đã có một hội nghị về Biển Đông nhóm họp ở Manila, Phi Luật Tân, vào ngày 27 tháng 3 năm 2015 với sự tham gia của các học giả và chuyên gia từ Việt Nam, Phi Luật Tận và cộng đồng quốc tế,

Xét vì tầm quan trọng của Biển Nam Hải (Biển Đông đối với Việt Nam và Biển Tây Phi Luật Tân đối với người Phi) trong việc duy trì hòa bình, an ninh, và phát triển khu vực,

Khẳng định là đường chín vạch do Trung Quốc đòi là không có cơ sở pháp lý hay lịch sử, cũng như nó không phù hợp với Quy Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) mà Trung Quốc đã ký vào,

Nhắc lại những đối đầu không có tiền lệ và còn đang tiếp diễn cũng như những nỗ lực xây cất của Trung Quốc trên các đảo dẫn đến các phản đối của Việt Nam và Phi Luật Tân trong thời gian gần đây,

Nhấn mạnh nhu cầu cần có các xã hội dân sự ở Việt Nam và Phi Luật Tân tham gia vào các thảo luận cũng như cung cấp một kênh khác trong cuộc đối thoại và giải quyết các tranh chấp trên biển,

1.    Đồng ý tiếp tục bàn thảo những ý kiến liên quan đến một đề nghị gọi vùng biển chung này là “Biển Đông Nam Á”.

2.    Yêu cầu Trung Quốc hãy có những nỗ lực tức thì ngưng các cuộc đổ đất và xây cát trên các đảo cũng như các hoạt động khác trên các đảo và bài san hô đang trong vòng tranh cãi cho đến khi có một Quy Ước Ứng Xử được sự chấp thuận bởi các bên liên quan.

3.    Ủng hộ việc thành lập một ủy ban quốc tế và độc lập để giải quyết các tranh chấp qua thương lượng và dẫn tới đồng thuận về một Quy Ước Ứng Xử.

4.    Khuyến cáo hai chính quyền Việt Nam và Phi Luật Tân, trong khi chờ đợi, bắt tay thảo luận để dẫn tới một thoả thuận tạm thời trong việc giải quyết các tranh chấp và hợp tác phát triển các tài nguyên có lợi cho dân chúng của hai nước.

5.    Đồng tình với kế hoạch của các tổ chức dân sự đỡ đầu cho hội nghị năm nay là sẽ thành lập một Ủy Ban Công Tác Hỗn Hợp của các tổ chức xã hội dân sự nhằm tổ chức những sinh hoạt tượng tự trong tương lai để nâng cao sự hiểu biết về vấn đề và cung cấp một diễn đàn cho người dân các nước liên hệ có tiếng nói trong tiến trình này.

Tuyên Bố Chung này được chấp nhận vào ngày 27 tháng 3, 2015, ở Manila, Phi Luật Tân

Tiến sĩ Celia B. Lamkin, US Pinoys for Good Governance   
Roilo Golez,  DI KA Pasisiil Movement  
Nguyễn Ngọc Bích ký thay Lâm Đăng Châu, Họp Mặt Dân Chủ
Trịnh Hội, VOICE

Ts Sophie Boisseau du Rocher: Liên hiệp châu Ấu với vấn đề Biển Nam hải [của TQ]: Mơ tưởng hay giá trị đích thực?

---------------------------------------------------------
International Conference On South China Sea
March 27, 2015 – Manila, The Philippines 

JOINT STATEMENT 

THE UNDERSIGNED,

Noting that a conference on the South China Sea was held in Manila, Philippines on 27 March 2015 with the participation of scholars from Vietnam, the Philippines and international experts,
Considering the importance of the South China Sea (‘East Sea’ to Vietnam and ‘West Philippine Sea’ to the Philippines) in the maintenance of peace, security, and regional development,
Confirming that the nine-dash line claimed by China has no legal nor historical basis, nor does it conform with the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) to which China is a signatory,
Recalling the unprecedented and continued confrontations and land reclamation by China prompting official protests by both Vietnam and the Philippines recently,
Emphasizing the need for civil society in Vietnam and the Philippines to engage in the discussion and provide an alternative for discourse and resolution of the maritime disputes,
1.    Agree to continue to exchange ideas on the proposal to name this common interest sea area as the ‘Southeast Asia Sea’.
2.    Request immediate efforts be made by China, to cease land reclamation, facility construction, and other activities on all disputed islands and reefs until a Code of Conduct is agreed by all concerned parties.
3.    Express its support for an international and independent commission to be set up to settle the disputes through negotiations and eventual agreement on a Code of Conduct.
4.    Recommend that, in the meantime, the governments of Vietnam and the Philippines engage in discussions leading to an interim agreement on dispute resolution and the joint development of resources benefiting the peoples in both countries.
5.    Approve the co-organizers’ plan to set up a Joint Civil Society Working Group to organize similar events in the future to further the understanding of the issue and provide a platform for the peoples from all concerned states to have a voice in the process.

Adopted in Manila, the Philippines on March 27, 2015
Dr. Celia B. Lamkin , US Pinoys for Good Governance
Roilo Golez, DI KA Pasisiil Movement
Nguyễn Ngọc Bích, for Lâm Đăng Châu, Họp Mặt Dân Chủ
Trịnh Hội,  VOICE







No comments:

Post a Comment

View My Stats