AFR Dân Nguyễn
Posted
by adminbasam on
11/04/2015
Biểu
tình vẫn chỉ là khái niệm mơ hồ?
QH
khóa 13, kỳ họp thứ 2 có hai vấn đề nổi bật, thu hút sự chú tâm đặc biệt của dư
luận trong cũng như ngoài nước. Đó là tại kỳ họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
công khai cho thiên hạ biết sự kiện cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo
Hoàng Sa của VN 40 năm về trước (19/1/1974), khi ấy còn trong sự quản lý của
VNCH. Một sự kiện vô cùng quan trọng bị nhà nước bưng bít trong gần nửa thế kỷ!
Cũng tại kỳ họp này, một sự kiện khác gây háo hức lòng dân, ấy là quyền biểu
tình lần đầu tiên được “xới” lên, sau nhiều thập kỷ đảng ta lờ tịt đi, chỉ dùng
nó trang trí cho Hiến Pháp.
Tại
kỳ họp này, hai nhân vật nổi bật trong nghị trường: Đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng (TT NTD) và ông nghị Hoàng Hữu Phước (HHP). Nổi bật bởi những phát ngôn.
Ông thủ tướng, người đứng đầu hành pháp đề nghị đem thảo luận và sớm hình thành
luật biểu tình, trong khi ông nghị Phước, một đại biểu của Nhân Dân lại ra sức
chống.
Hai
vấn đề, một liên quan tới quyền và lợi ích quốc gia, một liên quan tới một
trong những quyền hết sức căn bản của Nhân Dân.
Một
quyền lợi chúng ta phải đòi từ tay nước ngoài. Một quyền chúng ta phải đòi từ
chính nhà cầm quyền trong nước.
Nhưng
chắc chắn, quyền nào cũng rất khó đòi. Quả vậy. Cho đến giờ, chúng ta chưa đòi
được bất cứ hòn đảo nào từ tay kẻ thù, hơn thế kẻ thù còn “đẻ” thêm ra những
hòn đảo nhân tạo…
Còn
về luật biểu tình, QH vẫn gửi đi tín hiệu “hãy đợi đấy”! Kể từ đó tới nay, luật
biểu tình vẫn chưa được thông qua, thậm chí QH còn chưa thèm xây dựng. Lý do
không mấy thuyết phục: QH còn bận nhiều vấn đề cần thảo luận, nên luật biểu
tình tạm gác lại. Tuy nhiên, những vấn đề trời ơi đất hỡi, như “ngủ ôm trong
sáng”, hay hình thức phạt khi một người bị bắt về tội ngoại tình… thì lại có sức
thu hút sự chú tâm của các ông nghị và làm xáo động nghị trường!
Ở
các nước văn minh, nơi người ta trị quốc bằng luật, nơi tam quyền phân lập rạch
ròi, nơi đa đảng hoạt động chế tài lẫn nhau, thì mọi quyền lợi thiết yếu của
người dân, trong đó có quyền biểu tình luôn được ghi nhận, không chỉ trong Hiến
Pháp, mà nó còn được thực thi nghiêm chỉnh. Những cuộc biểu tình đôi khi xảy ra
bạo động, cướp phá, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cảnh sát; nhưng cũng không
vì thế mà quyền biểu tình bị tước bỏ hay xem nhẹ. Bởi vì, cái lợi mà quyền biểu
tình đem lại cho xã hội khi nó được thực thi, là lớn lao hơn nhiều.
Hệ
quả nhỡn tiền từ việc dây dưa không ban bố luật biểu tình
Biểu
tình là một quyền đương nhiên của nhân dân, được ghi trong HP, từ “bản gốc” năm
1946 –Bản HP của chế độ sơ khai, cũng như những “bản sao” sau này, quyền ấy vẫn
được long trọng khẳng định trong các thời kỳ mà HP được sửa đổi. Và cụ thể HP
hiện hành mới được sửa đổi 2 năm trước, ĐCSVN cũng không thể “trục xuất” cái
quyền đó của nhân dân ra khỏi HP.
Vậy
quyền biểu tình thực chất là gì, và tại sao ở những nơi còn tồn tại chế độ cộng
sản, quyền này cứ bị dây dưa trì hoãn với đủ lý do… không thuyết phục?
Biểu
tình là một động thái biểu thị quan điểm, ý chí của người dân về một vấn đề. Là
phương tiện để người dân áp lực lên một cá nhân, một tổ chức, một đảng phái,
hay thậm chí là một chính thể, khi những thực thể này có những hoạt động vượt
ra ngoài hành lang pháp luật hay vi hiến. Hoặc chí ít, những thực thể này không
thi hành hay thi hành kém hiệu quả chức năng của mình đã được người dân giao
phó, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, của quốc gia… Như vậy, quyền biểu
tình của người dân không chỉ buộc các cơ quan công quyền hoạt động hiệu quả
hơn, mà còn góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, hình thành và duy trì một thể
chế pháp trị, những yếu tố bảo đảm cho một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Cho
đến thời điểm này, quyền biểu tình của Nhân Dân chỉ đóng vai trò như cái bánh vẽ
trong HP, tuy nhỏ hơn cái bánh “thiên đường cộng sản làm theo năng lực hưởng
theo nhu cầu…”. Tại sao đảng và chính quyền “của dân, do dân, vì dân” không cho
người dân quyền biểu tình, một cái quyền rất căn bản? Phải chăng quyền này đi
ngược lại quyền và lợi ích “hợp pháp” của đảng, khi nó được thực thi? Và như vậy
thì có thể khẳng định quyền lợi của Nhân Dân không song hành với quyền lợi của
đảng. Thử biện luận một chút thôi, chứ thực tế diễn ra hàng ngày đã đủ để khẳng
định quyền lợi của đảng đi ngược lại quyền lợi của quảng đại Nhân Dân, thậm chí
là đi ngược lại quyền lợi Dân Tộc!
Lấy
ví dụ về vụ chặt phá cây xanh, hủy hoại môi trường diễn ra gần đây tại thủ đô
Hà Nội, được lên kế hoạch và thực thi bởi chính quyền thủ đô. Xét về mọi khía cạnh,
đều có thể khẳng định đây là hành động phá hoại có tổ chức, hay vụ cướp bóc trắng
trợn coi thường luật pháp, coi khinh Nhân Dân. Lâm tặc phá rừng phải lén lút,
đôi khi phải móc nối với lực lượng kiểm lâm; còn trong sự kiện phá cây xanh HN,
người ta có thể thấy lâm tặc, kiểm lâm hay quan chức chính quyền cũng chỉ là một,
và nó chính là những quan chức cấp cao của chính quyền thủ đô – những người có
quyền ra quyết định cho kẻ khác thi hành.
Qua
sự kiện trên, nếu luật biểu tình đã được ban hành và quyền biểu tình của Nhân
Dân đã được thực thi, thì những “công bộc”, những “đầy tớ” của Dân đang làm việc
trong phòng lạnh có dám “động thủ” như thế chăng? Nếu người Dân đi biểu tình
không bị chính quyền của ông Nguyễn Thế Thảo vu cho tội gây rối, đeo cái gông
phản động, hay thế lực thù địch… thì ông Thảo cũng như bộ sậu của mình trong
cái Ủy ban nhân dân có dám manh động đến liều lĩnh thế không?
Hành
động vừa qua của chính quyền HN cho thấy họ “coi Trời bằng vung”, bởi có lẽ họ
tự coi mình là “Trời”, hay “đỉnh cao trí tuệ” rồi, nên mới xảy ra sự kiện rất
đáng tiếc như vậy… Nếu người Dân đã có thể xuống đường gây áp lực bằng biểu
tình, thì ông Thảo (hay ông Hùng phó) có dám chỉ thị hay xui kẻ dưới trướng phá
hoại như thế chăng? Giả thiết người Dân sẽ dựng lều trại ở trước cổng Ủy ban
nhân dân HN hô vang các khẩu hiệu, buộc các ông này, những kẻ ngang ngược tuyên
bố “chặt cây không cần hỏi dân” phải từ chức và chịu trách nhiệm hình sự cho những
quyết định của mình… thì những quan lại trên của chính quyền thủ đô có run sợ
không? Chắc chắn câu trả lời là có; và có lẽ không chỉ có mỗi quan lại chính
quyền thủ đô mới run sợ…
Cũng
chính vì quyền biểu tình của Nhân Dân đang bị nhà nước bỏ trong hòm khóa lại,
nên dù cho số cây bị chặt lên tới 6700 cây, chứ không phải là 500 hay 2000, thì
họ cũng chỉ việc “kiểm điểm nghiêm khắc”, hay tiếp tục “rút cái dây kinh nghiệm”
mà thôi…
Thực
tế, cùng với việc tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, quyền biểu
tình của người dân còn bị dây dưa trì hoãn, cho thấy nhà nước này đã tước đoạt
đi quyền lực của Nhân Dân. Cái gọi là “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm
tra”, chỉ là lời nói, là khẩu hiệu rỗng tuyếch, không hơn không kém.
Quyền
biểu tình là quyền thiêng liêng và hiển nhiên của Nhân Dân. Không lẽ người Dân
phải đi xin cái quyền hiển nhiên đó?
Có
chăng là đòi, và đòi cách nào mà thôi!
No comments:
Post a Comment