VNTB: 60.000 công nhân
Công ty Pou Yuen đã làm nên một chiến thắng bước đầu trong cuộc đấu tranh đòi
quyền lợi chính đáng của mình khi gây ra sức ép, buộc Chính phủ phải nhất trí
kiến nghị Quốc Hội sửa Điều 60 Luật BHXH (điều luật chỉ cho phép người lao động
nhận tiền BHXH một lần khi về hưu.)
Đó là kết quả của sự kiên trì và trật tự, can trường và đồng ý chí, nó cùng với sự ủng hộ, sát cánh với cuộc đình công của báo giới lề trái, dư luận xã hội thông qua việc phân tích minh bạch về Điều 60 (Luật BHXH 2014), đã cho thấy tính "ưu việt XHCN" không đáp ứng, và đảm bảo được lợi quyền lâu dài cho người lao động, nhất là trong tình trạng quỹ BHXH bị thâm thủng do các hoạt động chi tiêu chính sách công, cho vay vô tội vạ (1.052 tỉ đồng tiền BHXH đã mất trắng vì hoạt động này), và quản lý kém (năm 2013 chi phí quản lý Quỹ BHXH lên tới 3.718 tỉ - xấp xỉ 3% tổng nguồn thu).
Trong Tuyên bố số 5/Hội NBĐLVN ủng hộ yêu sách đình công của công nhân Pou Yuen cũng nêu rõ: "Đình công nổ ra là tất yếu, khi người lao động đã mất niềm tin vào sự đảm bảo của Quỹ BHXH do tình trạng mất cân đối, không minh bạch tỷ lệ thu chi vẫn đang diễn ra và không có biện pháp ngăn chặn."
Và theo đó, "thiết lập một khung BHXH phù hợp hơn, đủ khả năng quản lý rủi ro trong trường hợp thâm hụt ngân sách vẫn diễn biến nghiêm trọng."
Tất cả đã gây sức ép về mặt kinh tế lẫn chính trị, buộc Chính phủ phải lên tiếng, "thống nhất sửa Điều 60 Luật BHXH" tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra hôm nay 1/4/2015. Theo đó, "giải quyết theo hướng linh hoạt để người lao động được lựa chọn giữa hưởng BHXH một lần khi nghỉ việc hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để tiếp tục đóng và cộng dồn hưởng hưu trí sau này."
60.000 công nhân Công ty Pou Yuen đã làm nên lịch sử khi buộc chính quyền phải biết cách lắng nghe hơn. Nó cũng cho thấy rằng: sức mạnh làm chủ vẫn nằm ở chính người dân, khi và chỉ khi người dân biết vận dụng nó bằng sự tập hợp có tổ chức nhằm biểu thị tiếng nói đồng nhất của mình.
Đồng thời, cho thấy những luận điểm tuyên truyền của báo giới, quan chức nhà nước trước đó (lẫn sau này) rằng "Điều 60 Luật BHXH 2014 giúp người lao động hưởng lợi" là sự dối trá, đi ngược lại với nguyện vọng, tâm tư của đại đa số người lao động, và hoàn toàn thiếu tính thực tiễn.
Đó là kết quả của sự kiên trì và trật tự, can trường và đồng ý chí, nó cùng với sự ủng hộ, sát cánh với cuộc đình công của báo giới lề trái, dư luận xã hội thông qua việc phân tích minh bạch về Điều 60 (Luật BHXH 2014), đã cho thấy tính "ưu việt XHCN" không đáp ứng, và đảm bảo được lợi quyền lâu dài cho người lao động, nhất là trong tình trạng quỹ BHXH bị thâm thủng do các hoạt động chi tiêu chính sách công, cho vay vô tội vạ (1.052 tỉ đồng tiền BHXH đã mất trắng vì hoạt động này), và quản lý kém (năm 2013 chi phí quản lý Quỹ BHXH lên tới 3.718 tỉ - xấp xỉ 3% tổng nguồn thu).
Trong Tuyên bố số 5/Hội NBĐLVN ủng hộ yêu sách đình công của công nhân Pou Yuen cũng nêu rõ: "Đình công nổ ra là tất yếu, khi người lao động đã mất niềm tin vào sự đảm bảo của Quỹ BHXH do tình trạng mất cân đối, không minh bạch tỷ lệ thu chi vẫn đang diễn ra và không có biện pháp ngăn chặn."
Và theo đó, "thiết lập một khung BHXH phù hợp hơn, đủ khả năng quản lý rủi ro trong trường hợp thâm hụt ngân sách vẫn diễn biến nghiêm trọng."
Tất cả đã gây sức ép về mặt kinh tế lẫn chính trị, buộc Chính phủ phải lên tiếng, "thống nhất sửa Điều 60 Luật BHXH" tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra hôm nay 1/4/2015. Theo đó, "giải quyết theo hướng linh hoạt để người lao động được lựa chọn giữa hưởng BHXH một lần khi nghỉ việc hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để tiếp tục đóng và cộng dồn hưởng hưu trí sau này."
60.000 công nhân Công ty Pou Yuen đã làm nên lịch sử khi buộc chính quyền phải biết cách lắng nghe hơn. Nó cũng cho thấy rằng: sức mạnh làm chủ vẫn nằm ở chính người dân, khi và chỉ khi người dân biết vận dụng nó bằng sự tập hợp có tổ chức nhằm biểu thị tiếng nói đồng nhất của mình.
Đồng thời, cho thấy những luận điểm tuyên truyền của báo giới, quan chức nhà nước trước đó (lẫn sau này) rằng "Điều 60 Luật BHXH 2014 giúp người lao động hưởng lợi" là sự dối trá, đi ngược lại với nguyện vọng, tâm tư của đại đa số người lao động, và hoàn toàn thiếu tính thực tiễn.
-----------------------------
Tin
liên quan:
(Chinhphu.vn) – Tại phiên họp
Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015, Chính phủ đã thảo luận về báo cáo của các Bộ,
cơ quan chức năng đối với kiến nghị của công nhân về Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội
2014 (có hiệu lực vào 1/1/2016), trong đó có quy định người tham gia BHXH không
được hưởng BHXH một lần như Luật hiện hành.
Chính
phủ nhất trí kiến nghị Quốc Hội sửa Điều 60 BHXH 2014. Ảnh: IJAVN
Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP. HCM
đã kiến nghị việc sửa đổi Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng
của công nhân. Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến thảo luận, Chính phủ đã nhất
trí với kiến nghị của các Bộ, cơ quan, địa phương nêu trên và kiến nghị Quốc hội
sửa đổi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 theo hướng nếu người lao động không đủ
thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.
No comments:
Post a Comment