Hoàng Sơn Long
Gửi
cho BBC từ California, Mỹ
11 tháng 4 2015
Đã
40 năm trôi qua, một thời gian khá dài có những việc với trí nhớ của con người
có thể quên đi hoặc có nhớ lại hình như nó rất mơ hồ.
Nhưng có những việc người ta không quên được, mỗi một
lần có dịp hồi tưởng, nó lại hiển hiện trước mắt y như vừa mới xảy ra.
Sự kiện đó trở thành một dấu ấn khắc sâu vào tâm trí
con người, và nó mãi mãi in đậm vào lòng có thể khi đến chết vẫn còn mang theo.
Những người thuộc thế hệ 4X của thế kỷ trước được
sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh, có thể nói chúng tôi là chứng
nhân và cũng là nạn nhân của một cuộc chiến kéo dài trên 20 năm.
Mang
bầu nhiệt huyết
Vào đầu thập niên 60 chúng tôi là những thanh niên
mang bầu nhiệt quyết.
Chúng tôi biết chiến tranh đang xảy ra trên quê
hương.
Chúng tôi tham gia vào cuộc chiến với lý tưởng muốn
phục vụ quốc gia dân tộc.
Ở lứa tuổi chúng tôi thời đó không có nhiều con đường
để lựa chọn, nếu không được vào các trường đại học chuyên nghiệp như kỹ thuật,
luật khoa, y, nha, dược, sư phạm… để tiếp tục con đường học vấn, thì trước sau
gì cũng phải thi hành nghĩa vụ quân sự.
Nơi chiến trường chúng tôi đối diện với bom đạn mìn
bẫy, với cái chết trong gang tấc.
Bao nhiêu đồng đội không trở về hậu cứ sau những cuộc
hành quân. Những chiếc khăn tang trên quấn trên đầu người góa phụ.
Trong trái tim chúng tôi trở thành chai đá. Bất cần
đời, sống nay chết mai.
Tưởng
như nói đùa
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn
Minh của Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố đầu hàng quân đội miền Bắc, cuộc chiến
tranh kéo dài trên bảy ngàn ngày đêm giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam coi như
kết thúc.
Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh
làm mọi người hoang mang, mới nghe tưởng như lời nói đùa, nhưng có lời chấp thuận
đầu hàng của phía bên kia và những lời phát thanh nầy được phát liên tục.
Như vậy cuộc chiến nầy không đánh nữa mà phải bỏ vũ
khí đầu hàng kẻ địch. Với tôi việc ra trận mà buông súng đầu hàng địch trong
khi chưa bắn một viên đạn nào là một điều sĩ nhục.
Một cuộc chiến dài nhất trong lịch sử cận đại.
Thế nhưng người ta không muốn nói đây là chiến
tranh.
Và theo các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng không
nên có nó, nếu nhìn ra bên ngoài và sau Thế chiến lần thứ II, những quốc gia
như Đông và Tây Đức, Nam và Bắc Triều Tiên, đâu nước nào có chiến tranh tàn sát
lẫn nhau khốc liệt như ở Việt Nam?
Đây là một cuộc chiến được tung ra dưới một hình thức
hỏa mù được thực hiện bởi những thế lực đối đầu trong bóng tối.
Lừa
dối và chua xót
Bốn mươi năm sau cuộc chiến ở Việt Nam một số tài liệu
được giải mật, một số sách báo phim ảnh được ấn hành như quyển “Khi Đồng Minh
Tháo Chạy” của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cũng như cuốn “Bên Thắng Cuộc” (quyển
I) của nhà báo Huy Đức và Phim tài liệu “Last Day In Việt Nam của bà Rody
Kennedy v.v..., người ta thấy chiến tranh Việt Nam được chấm dứt như thế nào.
Chiến tranh kết thúc với nỗi vui mừng của kẻ chiến
thắng cũng như đem lại sự đau buồn của những người thua trận đó là lẽ đương
nhiên của cuộc chiến.
Nhưng hệ lụy của nó sau cuộc chiến đã phơi bày ra một
sự thật là: nhân dân miền Bắc kẻ thắng trận đã thấy mình bị lãnh đạo lừa dối đẩy
dân chúng vào một cuộc chiến vô nghĩa.
Nhân dân miền Nam chua xót hơn khi bị đồng minh phản
bội. Chiến tranh Việt Nam đã tiêu hao trên ba triệu người cho cả hai bên, hơn
thế nó đã phân hóa tình tự hòa hợp dân tộc một thời gian khá dài mãi đến nay đã
40 năm vẫn chưa hàn gắn được, ít lắm phải vài thế hệ kế tiếp mới có cơ may.
Bốn mươi năm trôi qua nước Việt Nam dưới chế độ độc
tài Cộng sản đã từng bước đưa đất nước vào chỗ suy vong không lối thoát.
Nhiều phần của đất liền và biển đảo lần lượt lọt vào
tay Trung cộng, chủ quyền quốc gia không được tôn trọng.
Việt Nam ngày nay lệ thuộc rất nhiều vào Trung cộng
từ kinh tế cho đến chính trị, lẫn ngoại giao và có vẻ như đã hoàn toàn nằm
trong quỹ đạo của Trung Quốc, đến nỗi, trong tương lai gần, nếu không cẩn thận,
theo cảnh báo của các nhà quan sát thời cuộc tiên đoán, năm 2020 Việt Nam sẽ có
thể biến thành 'một tỉnh thành' của Trung Quốc.
Con
đường sau 40 năm
Hội nghị Thành Đô năm 1990 với Trung cộng có gì bí mật
để các nhà lãnh đạo Việt Nam phải giấu kín?
Sau nghị hội nầy có vẻ nhiều chính sách và đường lối
của chánh quyền cộng sản Việt Nam như 'đều theo chỉ thị' của Trung cộng.
Trong khi ấy, não trạng của ban lãnh đạo, cầm quyền
hiện nay bị cáo buộc là 'hèn với giặc ác với dân', hay họ 'những tên Thái tú
Tàu' của thời đại, đâu đó, người dân còn dùng cả những từ ngữ diễu cợt để gọi
tên công khai các lãnh đạo từ Tổng bí thư, tới Chủ tịch nước hay Thủ tướng (như
ông này lú, ông kia lẫn, ông nọ là đồng chí X, đồng chí Z v.v...).
Thế nhưng dường như mỗi lần họ cất tiếng lên 'chửi
Trung Cộng', là công an có thể bắt họ liền và họ có thể bị kết án rất nặng.
Thiết nghĩ, trước họa mất nước về tay Tàu cộng, người
Việt trong và ngoài nước phải hành động ngay từ bây giờ nếu không sẽ quá muộn.
Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, nếu chúng ta không quật
cường mà lại chịu cúi đầu làm nô lệ cho họ, thì con cháu đời sau sẽ phê phán
chúng ta và tôi nghĩ, con đường duy nhất của Việt Nam ngày nay, 40 năm sau sự
kiện 30/4/1975 là phải thoát Trung, hoặc phải thay đổi đổi chế độ hiện hành.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả
đang sống tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Bài được gửi tới BBC sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài
vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment