Sunday, 1 December 2024

TẢ hay HỮU? XÃ HỘI CHỦ NGHĨA và . . . XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Trương Nhân Tuấn / Facebook)

 



Tả hay hữu ? Xã hội chủ nghĩa và... xã hội chủ nghĩa  

Trương Nhân Tuấn

1-12-2024  02:40   

https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid02bdJBZzytyq2HkKCB43tG6okN8mfjge7YfQJdejUmuAuTQ2aqcQoKWPBvgx5twADkl

 

Tình hình là nhiều người VN, ngay cả báo chí "lớn", vẫn chưa thực sự "hiểu" được bản chất "chuyên chính" của các chế độ độc tài "Mác xít-Lê nin nít" như đã thấy ở TQ, VN, Cuba, Bắc Triều tiên... Nếu hiểu được thì ta sẽ không còn bị "nhập nhằng" giữa "chủ nghĩa xã hội" ở VN và "chủ nghĩa xã hội" ở các quốc gia EU.

 

Chuyên chính là gì ? Thưa, chuyên chính là "độc tài".

 

Hiến pháp VN năm 1980 qui định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản". Các bản Hiến pháp sau này bỏ câu "nhà nước chuyên chính vô sản" nhưng vẫn giữ câu "đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

 

"Chuyên chính vô sản" là giai cấp vô sản độc quyền lãnh đạo nhà nước.

 

Cốt lõi chủ nghĩa "Mác Lê nin" là tính "chuyên chính vô sản", tức là giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo toàn diện ở nhà nước và xã hội.

 

Trên BBC News Tiếng Việt (hai năm trước), có bài viết đặt câu hỏi đảng CSVN thuộc phe "tả" hay phe "hữu" ?

 

Làm gì có chuyện tả hay hữu trong một nhà nước chuyên chính ?

 

Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội. Có khác gì tài xế lái chiếc xe. Quẹo phải, quẹo trái, đi tới, đi lui hay dậm chân tại chỗ... đều do ý chí của đảng.

 

Tả hay hữu đều do tài xế "đảng" quyết định.

 

Tập Cận Bình có nói gần đây đại khái: đông, tây, nam, bắc, trung tâm... tất cả đều do đảng quản lý.

 

Chỉ ở các quốc gia "dân chủ đa nguyên" với "Nhà nước pháp trị - Etat de Droit" (Rule of Law) vững chắc và lâu đời. Các quyền tự do cơ bản của con người được nhà nước tôn trọng và các quyền này được luật pháp bảo vệ. Mọi người, không ngoại lệ, đều có quyền sinh hoạt chính trị, độc lập hay thông qua đảng phái.

 

Những chính trị gia độc lập, hay các đảng phái chính trị (chính đảng) được nhân dân bầu vào các vị trí lãnh đạo nhà nước. Những đảng phái này có các chính sách kinh tế và xã hội khác nhau. Mỗi chính đảng phục vụ cho một khuynh hướng kinh tế-chính trị, hay cho một tầng lớp dân chúng nào đó trong xã hội.

 

Phe "cánh tả", còn gọi là "phe xã hội" (socialisme), có chủ trương xây dựng một "nhà nước phúc lợi". Đất nước "phát triển nhưng không để ai bị bỏ sót lại". Phe này chủ trương nhà nước "can thiệp" chút đỉnh vào nền kinh tế (Keynesian), như đánh thuế cao trên hàng hóa (TVA), nhà ở (thuế nhà ở, thuế điền địa...) hay trên giá trị lao động của người lao động (bảo hiểm, hưu trí...) để có ngân sách bảo vệ an sinh xã hội cho mọi thành tố trong xã hội (gọi là liên đới xã hội). Phe "cánh tả" thường thấy ở các quốc gia Châu Âu, đặc biệt các quốc gia Bắc Âu.

 

Phe "cánh hữu" có khuynh hướng "tự do", gỡ bỏ tất cả những rào cản về thuế má, mục đích sao cho tư bản ngày càng giàu thêm. Cánh hữu chủ trương bảo vệ phe chủ nhân. Chủ trương này thường thấy ở đảng Cộng hòa bên Mỹ.

 

Chủ nghĩa Mác-Lê nin quan niệm quyền lực chính trị sinh ra từ "bạo lực cách mạng". Giới vô sản (không có gì để mất) sử dụng bạo lực lật đổ nhà nước "tư bản bóc lột" để nắm quyền lãnh đạo nhà nước.

 

Còn Mao thì cho rằng quyền lực chính trị sinh ra từ họng súng. Thì cũng giống như chủ nghĩa Mác-Lê nin. Khác một chút là bên dùng súng, bên dùng búa, liềm, dao phay... để "cướp" lấy chính quyền.

 

Vì vậy trong một quốc gia "chuyên chính" như VN. Chẳng có tả hữu trước sau đông tây nam bắc... chi cả. Kẻ nào "đi ngoài hàng" là "phản động, phản cách mạng". Tất cả sắp hàng tiến bước theo "cây gậy chỉ đường của đảng".

 

Chỉ ở dưới một chế độ dân chủ đa nguyên. Tất cả quyền lực chính trị đều đến từ lá phiếu người dân. Lúc đó mới có phe tả, phe hữu, cực tả, cực hữu v.v...

 

.

5 BÌNH LUẬN   

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats