Israel
hưu chiến với Hezbollah để tập trung đối phó Iran và Syria
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 30/11/2024 - 09:24
Israel
thỏa thuận hưu chiến với Hezbollah để tập trung đối phó với Syria và Iran ;
Ukraina tố cáo Nga sử dụng bom chùm phá hoại các cơ sở năng lượng ; Đức thống
kê hầm tránh bom trước nỗi lo mối đe dọa Nga ; Thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng
thận trọng sau thông báo áp thuế nhập khẩu mới của Donald Trump và tại bán đảo
Triều Tiên, vùng « phi quân sự » là vùng thiên nhiên lý tưởng để nuôi ong. Trên
đây là những chủ đề chính mục tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa: Ngoại ô phía nam thủ đô Beyrouth bị không quân Israel oanh tạc ngày
23/10/2024. REUTERS - Mohamed Azakir
Tối
ngày 26/11/2024, tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo một thỏa thuận ngừng bắn giữa
quân đội Israel và lực lượng Hồi giáo hệ phái Shia Hezbollah tại Liban sau 13 tháng
giao tranh khốc liệt. Lệnh hưu chiến có hiệu lực ngay từ sáng thứ Tư 27/11 và
việc thực thi được đặt dưới sự giám sát của Mỹ và Pháp. Đôi bên cam kết rút
quân và thiết lập một vùng đệm an ninh do quân đội Liban kiểm soát.
·
Đọc thêm: Liban:
Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah bắt đầu có hiệu lực
·
Đây
có thể được xem như là một thắng lợi ngoại giao « hiếm hoi » của chính quyền tổng
thống Biden trước những cuộc xung đột lớn trên thế giới, và trong một chừng mực
nào đó là thành công của nền ngoại giao Pháp.
Syria
và Iran trong tầm ngắm của Israel
Vì
sao Israel chấp nhận một thỏa thuận ngưng bắn vào lúc này khi đã một lần bác bỏ
một sáng kiến tương tự do Paris đề xuất hồi tháng 9/2024 ? Trong bài phát biểu
truyền hình tối thứ Ba, 26/11, để thông báo việc đúc kết thỏa thuận với Liban,
thủ tướng Benjamin Netanyahu không che giấu ý đồ chiến lược : Đình chiến với
Hezbollah để tập trung đối phó với Iran.
Trên
làn sóng RFI Pháp ngữ, tướng Dominique Trinquand, cựu lãnh đạo phái bộ quân sự
Pháp bên cạnh Liên Hiệp Quốc phân tích :
« Thủ
tướng Benjamin Netanyahu đã có được những gì ông ấy muốn bằng cách thủ tiêu
toàn bộ ban lãnh đạo Hezbollah. Nhưng trên thực địa, sự việc không có tiến triển.
Ông đã bị mất 150 binh sĩ, và do vậy ông nhận thấy rằng đã gần như đến cuối đường.
Quân đội Israel đang gặp khó khăn, còn quân dự bị thì không quay trở lại vị trí
của mình. Họ tiến hành một cuộc chiến quá dài.
Tuy
nhiên, trong phát biểu của ông Netanyahu, điều gây ấn tượng nhất là điểm
mấu chốt Iran. Thủ tướng luôn nhắc đến Iran và khả năng nước này tái vũ trang.
Tất nhiên, điều khiến Israel lo sợ là việc Iran thao túng tất cả các nhóm vũ
trang khắp nơi trong vùng cũng như là khả năng nước này có vũ khí hạt nhân.
Thế
nên, thời gian không còn nhiều cho ông Netanyahu nếu ông muốn vô hiệu hóa năng
lực này của Teheran. Thủ tướng Israel rất có thể cần nhiều vũ khí hơn từ phía Mỹ,
theo như những gì ông ấy tuyên bố. Việc vô hiệu hóa cuộc tấn công trực tiếp của
phe Hezbollah từ Liban nhắm vào lãnh thổ Israel sẽ cho phép quân đội Israel sẽ
được rảnh tay nhiều hơn, đặc biệt là không quân do họ rất cần các chiến đấu cơ. »
·
Đọc thêm: Israel
trả đũa Iran, oanh kích vào các cơ sở sản xuất tên lửa
Ngoài
Iran, một mục tiêu khác cũng nằm trong tầm ngắm của Israel là Syria. Thách thức
lớn của Tel – Aviv là làm thế nào ngăn chặn Hezbollah tái lập kho vũ khí, phần
nào bị phá hủy trong các cuộc oanh kích dữ dội của không quân Israel trong nhiều
tuần qua. Các đường dây chuyển giao vũ khí hay các linh kiện tên lửa đều đi qua
ngả Syria để đến các xưởng lắp ráp bí mật tại Hezbollah.
France
Inter nhắc lại, Israel thường xuyên oanh tạc các mục tiêu trên lãnh thổ Syria
có liên hệ đến Iran và nguồn hậu thuẫn của Iran với Hezbollah. Vài giờ sau khi
thỏa thuận có hiệu lực tại Liban, không quân Israel đã phá hủy ba chốt biên giới
giữa Syria và Liban. Một thông điệp rõ ràng mà Israel không ngần ngại đưa ra một
cách thường xuyên và khi cần thiết.
Trong
một động thái hiếm có, thủ tướng Israel đã có cuộc trao đổi với tổng thống Nga
Vladimir Putin, nhằm đề phòng việc cảng biển Lattaquié của Syria, hiện là một
căn cứ hải quân Nga, có thể được sử dụng phục vụ lợi ích cho phe Hezbollah.
Nga
dùng bom chùm bắn phá cơ sở năng lượng Ukraina
Ngày
28/11/2024, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga dùng bom chùm, ồ
ạt oanh kích mạng lưới năng lượng tại các vùng Kiev, Odessa và Dnipro của
Ukraina vào lúc ngoài trời nhiệt độ xuống ở mức 0°C, khiến hơn một triệu người
bị mất điện. Liệu việc Nga chọn sử dụng bom chùm để bắn phá các cơ sở năng lượng
của Ukraina lần này có là một nấc thang mới trong cuộc xung đột hay
không ?
Ông
Thibaut Fouillet, giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, đại
học Jean – Moulin Lyon 3, trả lời RFI, phân tích :
« Ngay
từ năm đầu tiên, mục tiêu đặt ra là rất rõ ràng : bóp nghẹt tiềm năng chính trị
và kinh tế Ukraina, cũng như là gây áp lực lên tinh thần người dân. Và quả thật,
chiến lược này ngày càng hiệu quả, bởi vì còn có việc đổi mới các loại vũ khí,
chẳng hạn như sử dụng bom chùm. Nhưng chúng ta đã thấy loại vũ khí này được sử
dụng trên chiến tuyến.
Hiển
nhiên, đây là chiến dịch thứ ba oanh kích các cơ sở năng lượng. Sức chịu đựng của
người dân Ukraina đang giảm dần, và họ nhọc nhằn phòng thủ. Thay vì là một bước
mới, thì đây là một sự đào sâu nỗi bất hạnh cho người dân Ukraina.
Nhưng
lô-gic của các cuộc không kích chiến lược Nga và trong các phát biểu của Nga
luôn là sự đáp trả một tình huống. Phát biểu chính thức của tổng thống Nga
Vladimir Putin là để trả đũa việc sử dụng các loại vũ khí tầm xa. Và quả thật,
người ta cũng đã thấy rõ đây là sự khẳng định kiểu lô-gic trên bởi vì đây là
năm thứ ba liên tiếp họ phải hứng chịu những loạt tấn công như vầy. »
·
Đọc thêm: Nga
không kích mạng lưới năng lượng Ukraina, hàng trăm nghìn người bị mất điện
Ukraina
được khuyến nghị hạ tuổi tối thiểu gọi nhập ngũ
Trước
đó, ngày 27/11, chính quyền Mỹ dường như đã yêu cầu Ukraina có một nỗ lực khi đề
nghị hạ thấp tuổi tối thiểu gọi nhập ngũ, từ 25 xuống còn 18, để huy động thêm
binh sĩ. Nhà nghiên cứu Thibaut Fouillet, đánh giá là giải pháp này có nguy cơ
vấp phải sự phản đối từ người dân Ukraina, và ông không chắc là có thể làm thay
đổi được gì nhiều trên chiến trường.
« Có
và Không. Tôi nói Không theo nghĩa : Liệu điều này có sẽ là một yếu tố quyết định
cho phép Ukraina chắc chắn giành thắng lợi với Nga hay không ? Rõ ràng là
Không. Đổi lại, chúng có sẽ mang tính quyết định cho Ukraina hay không ? Tôi trả
lời là Có, bởi một lẽ đơn giản là vì, cuộc chiến tranh Nga – Ukraina này cũng
giống như những cuộc chiến lớn kéo dài nhiều năm, đang phải đối mặt với một cuộc
khủng hoảng về việc tuyển quân, về lòng trung thành, động lực cũng như là tình
trạng khan hiếm nhân lực và trang thiết bị.
Do
vậy, trong mọi trường hợp, Ukraina rơi vào thế bí bởi vì nước này đang mất các
nguồn phương tiện. Chiến tranh tiếp diễn, Ukraina sẽ phải bổ sung thêm nhân lực.
Một trong số các đòn bẩy đó, tất nhiên là phải hạ tuổi tòng quân. Điều mới ở
đây không phải là sự cần thiết tuyển quân mà là do các đồng minh yêu cầu và gây
áp lực buộc Ukraina phải có thêm quân để chiến đấu. »
Berlin
lập danh sách các hầm trú phòng ngừa bị không kích
Đức
quay trở lại với thời Chiến Tranh Lạnh. Sau khi phá dỡ, bỏ hoang hay bán các lô
cốt cũ, Berlin muốn tái kích hoạt và phát triển những cơ sở hạ tầng mới. Chiến
tranh tại Ukraina và nỗi lo sợ trước mối đe dọa Nga từ hai năm qua là những lý
do chính. Chính phủ và các địa phương đang xây dựng một kế hoạch cho phép thường
dân, trong trường hợp nguy hiểm, có thể tìm nơi trú ẩn.
Từ
Berlin, thông tín viên đài RFI, Pascal Thibaut tường thuật :
« Bảo
tàng, sàn nhảy nhạc điện tử hay đơn giản chỉ là những tàn tích bị bỏ phế, vô số
hầm trú ẩn của Đức thuộc Đệ Tam Đế Chế được xây dựng để bảo vệ người dân tránh
bom đạn của quân đồng minh cũng như là những boong-ke được bảo tồn hay phát triển
trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh đã được tái xử lý, phá hủy hay bỏ hoang.
Số
hầm còn tồn lại đã không được duy tu từ năm 2007. Khoảng 300 hầm đã bị bán, và
giờ chỉ còn chưa tới 600 lô cốt so với con số 2000 trong quá khứ.
Năm
2022, khi chiến tranh Ukraina bùng phát, Đức đã ngưng phá dỡ và đã đảo ngược
tình hình. Nhật báo bình dân "Bild Zeitung" xem kế hoạch được
đưa ra hồi mùa xuân năm nay là một cuộc "tấn công hầm trú ẩn". Kế
hoạch này đã được phát ngôn viên bộ Nội Vụ đề cập đến hôm 24/11.
Ông
nói : "Chúng tôi muốn xác định một cách có hệ thống các tòa nhà tư
nhân hay công cộng, có thể được dùng làm nơi trú ẩn. Một danh sách kỹ thuật số
về tất cả các địa điểm này phải được lập sẵn và phải có một chiến dịch thông
tin về tầm quan trọng của những trú ẩn này cũng như là các biện pháp mà người
dân có thể thực hiện".
Hầm
chứa, nhà để xe, ga tầu điện ngầm phải được tổng kết. Do việc xây dựng các
boongke mới rất tốn kém và mất nhiều thời gian, nên phải sử dụng những cơ sở có
sẵn. Các chủ sở hữu sẽ được khuyến khích chuyển đổi tầng hầm hay nhà để xe.
Danh sách những địa điểm này rất có thể sẽ được đăng trên ứng dụng điện thoại
di động một khi được hoàn tất. »
Mức
thuế quan mới của Trump : Thị trường tài chính Mỹ phản ứng cẩn trọng
Ngày
25/11/2024, tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thông báo sẽ tăng thuế nhập khẩu
đối với các loại hàng hóa đến từ Trung Quốc, Mêhicô và Canada. Tuyên bố này của
chủ nhân Nhà Trắng tương lai khiến nhiều doanh Mỹ quan ngại. Dù vậy, thị trường
chứng khoán Mỹ cũng phản ứng một cách dè dặt.
Từ
Atlanta, thông tín viên đài RFI Edward Maille tường thuật :
« Sau
khi Donald Trump thông báo tăng mức thuế hải quan, cổ phiếu trên sàn chứng
khoán nhiều hãng xe ô tô đã bị rớt giá. Các nhà công nghiệp này nhập khẩu nhiều
linh kiện rời và đôi khi toàn bộ chiếc xe từ các nước láng giềng của Mỹ, những
nước bị ảnh hưởng bởi việc tăng các mức thuế hải quan. Đồng peso của Mêhicô và
đô la Canada đã bị rớt giá so với đô la Mỹ, dấu hiệu cho thấy nỗi lo lắng của
thị trường tài chính.
Nhưng
những cổ phiếu khác không bị ảnh hưởng. Lý do là vì một số lãnh đạo tài chính
thế giới không mấy lo lắng. Theo giải thích từ nhật báo hàng đầu về kinh tế Mỹ,
The Wall Street Journal, thị trường tài chính cũng đã quen với các phát biểu của
Donald Trump và kể từ giờ thích chờ xem các chính sách cụ thể hơn. Những tuyên
bố này còn được xem là cách để Donald Trump gây áp lực lên các nước đối tác về
mặt ngoại giao.
Dù
vậy, có một sự đồng thuận về những rủi ro của việc tăng mức thuế. Biện pháp này
có nguy cơ gây ra nhiều hệ quả về lạm phát trong khi Donald Trump, trong chiến
dịch vận động tranh cử, đã từng hứa hẹn làm giảm chi phí sinh hoạt – mối bận
tâm chính của các cử tri. »
·
Đọc thêm: Hoa
Kỳ: Trump sẽ áp thuế hải quan đối với hàng Trung Quốc, Canada và Mêhicô
Bán
đảo Triều Tiên : Vùng phi quân sự, thiên đường cho loài ong
Ở
biên giới giữa hai miền Triều Tiên là khu phi quân sự. Một dải đất dài rộng bốn
km bị cấm đối với thường dân. Nhưng không phải là hoàn toàn tất cả, vài nhà
nông nuôi ong vẫn hoạt động trong khu vực rất khép kín này. Xa con người, xa ô
nhiễm, vùng biên giới giữa hai nước thù nghịch lại là nơi sản xuất mật ong độc
nhất vô nhị trên thế giới. Một vùng đa dạng sinh thái ngoại lệ cần được bảo vệ.
Từ
Paju, thông tín viên đài RFI, Celio Fioretti gởi về bài phóng sự :
« Bước
qua đồn kiểm soát của sư đoàn bộ binh số 1 Hàn Quốc, chúng tôi gặp Park Jeong
Seon, một nhà nuôi ong ngay giữa lòng khu phi quân sự, rất gần biên giới với Bắc
Triều Tiên. Một mảnh đất nhỏ được cây cối bao phủ cách xa chốn đô thị. Một vùng
độc nhất mà ông chọn để nuôi ong.
Park
Jeong-seon cho biết, mẹ ông là người Hàn Quốc, còn cha ông là người Bắc Triều
Tiên đào tẩu vào Nam. Ông được sinh ra không xa mấy Paju, nhưng vì thực sự rất
muốn đến gần đất nước của cha mình, nên ông đã lấy mảnh đất này.
Vùng
phi quân sự này cấm thường dân, tình cờ lại là chốn thiên đường cho đa dạng
sinh học. Xa con người và ô nhiễm, đây là một điểm tuyệt vời cho loài ong.
Nhưng từ xa, nhiều tiếng nổ vang lên như nhắc nhở rằng quân đội ở cách đó không
xa lắm, và điều này đôi khi khiến nhà nuôi ong đau đầu.
Ông
Park giải thích : « Quân đội chỉ cho phép tôi đến đây từ 8 giờ đến 18 giờ. Điều
này gây rắc rối bởi đôi khi tôi phải đến sớm hơn hay ở lại trễ hơn để chăm sóc
bầy ong, nhưng tôi buộc phải đi về và chờ đến giờ mở cửa khu phi quân sự. »
Khu
bảo tồn đa dạng sinh học này được bảo vệ kỹ bằng vũ khí nhưng cũng không tránh
được tình trạng mở rộng đô thị. Một mối đe dọa cho đàn ong của ông Park. Ông
nói tiếp :
«
Mỗi năm họ dỡ dây kẽm gai và bắt đầu xây dựng ngày càng nhiều trong khu phi
quân sự như nhà ở, nhà xưởng. Mỗi rào kẽm bị gỡ là thêm một mối đe dọa cho
thiên nhiên và tất cả loài khác đang sinh sống ở đây, cần phải bảo vệ chúng. »
Ngoài
vấn đề môi trường, Park Jeong Seon, qua kinh nghiệm bản thân và nghề nghiệp, là
chiếc gạch nối thật sự tại một bán đảo bị chia cắt làm hai. Nhìn qua hàng rào kẽm,
ông mơ một ngày được thống nhất với đất nước của cha mình. »
No comments:
Post a Comment