SARS-CoV-2
có thể thúc đẩy cuộc chiến chống ung thư
Phan Minh - RFI
Đăng
ngày: 03/12/2024 - 08:38 - Sửa đổi ngày: 03/12/2024 - 10:40
Một
nghiên cứu mới và thú vị vừa được công bố vào tháng 11/2024 trên Tạp chí Nghiên
cứu Lâm sàng (Journal of Clinical Investigation), thực sự cho thấy virus
SARS-CoV-2, gây ra đại dịch Covid-19, có thể thúc đẩy cuộc chiến chống ung thư.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa : Một nhân viên y tế quét các ống nghiệm tại Bệnh viện Đại học Queen
Elizabeth ở Glasgow, Anh Quốc, ngày 22/04/2020. REUTERS - POOL New
Trước
hết, cần nhấn mạnh rằng phát hiện bất ngờ này, dựa trên các nghiên cứu được thực
hiện trên chuột, không khuyến khích mọi người cố nhiễm Covid-19 một cách có chủ
đích... Tuy nhiên, nghiên cứu này làm sáng tỏ các tương tác phức tạp giữa hệ miễn
dịch và các tế bào ung thư, mở ra những hướng mới để tiêu diệt các tế bào này.
Tầm
quan trọng của hệ miễn dịch trong cuộc chiến chống ung thư đã được chứng minh bởi
rất nhiều dữ liệu. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, và hiện nay có rất
nhiều loại thuốc nhắm vào hệ miễn dịch để khai thác tiềm năng chống ung thư.
Những
tác giả của nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng đã tập trung
vào một loại tế bào miễn dịch đặc biệt, các bạch cầu được gọi là monocyte. Những
tế bào này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể không bị nhiễm
trùng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân ung thư, các tế bào u có thể lợi dụng
monocyte và sử dụng chúng để bảo vệ mình khỏi hệ miễn dịch, qua đó thúc đẩy sự
phát triển của bệnh.
Tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng việc bị viêm nhiễm nặng do virus
SARS-CoV-2 gây ra sẽ kích thích cơ thể sản sinh một loại monocyte đặc biệt có
tính chất chống ung thư độc đáo. Các monocyte "được kích
thích" trong quá trình này được "huấn luyện" để
nhắm mục tiêu vào virus, nhưng chúng vẫn giữ được khả năng chống lại các tế bào
ung thư.
Để
hiểu cơ chế này, cần tìm hiểu về vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2, đó là
axit ribonucleic hay ARN. Các nhà khoa học đã phát hiện những monocyte được
kích thích sau nhiễm trùng có một thụ thể đặc biệt trên bề mặt, có thể liên kết
hiệu quả với một đoạn ARN đặc trưng của virus SARS-CoV-2. Ankit Bharat, một
trong những nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern ở Chicago (Mỹ), tham gia
vào công trình nghiên cứu này, nhận xét : "Nếu coi thụ thể của
monocyte như một ổ khóa, thì ARN của virus là chìa khóa hoàn hảo để mở
khóa."
Kết
quả đáng khích lệ
Để
kiểm tra xem các tế bào này có tác dụng đối với ung thư hay không, nhóm nghiên
cứu đã tiến hành các thí nghiệm trên chuột mắc các loại ung thư giai đoạn cuối
(giai đoạn 4), bao gồm ung thư da, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại
tràng. Họ đã tiêm cho chuột một chất kích thích miễn dịch mô phỏng phản ứng miễn
dịch khi bị viêm nhiễm nặng do SARS-CoV-2 gây ra, và kích thích cơ thể chuột sản
sinh ra các monocyte đặc biệt này. Kết quả thật đáng ngạc nhiên : ở cả bốn loại
ung thư nói trên, các khối u bắt đầu thu nhỏ lại.
Trong
khi các khối u có thể "chuyển hóa" các monocyte
thông thường thành tế bào bảo vệ chúng, thì các monocyte được kích thích này vẫn
giữ được đặc tính chống ung thư. Hơn nữa, chúng có thể di chuyển đến các vị trí
của khối u, việc mà phần lớn các tế bào miễn dịch không làm được. Khi đến nơi,
chúng kích hoạt các tế bào lymphocyte NK (Natural Killer), là những tế bào miễn
dịch có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc tế bào bị nhiễm. Những tế
bào NK này đã tấn công các tế bào ung thư, khiến các khối u thu nhỏ lại. Cơ chế
này thực sự có nhiều triển vọng, vì nó mở ra một cách tiếp cận mới để chống ung
thư.
Thay
thế cho các liệu pháp miễn dịch truyền thống ?
Hiện
nay, các bác sĩ và nhà nghiên cứu đặt nhiều kỳ vọng vào các liệu pháp miễn dịch
chống ung thư. Các phương pháp điều trị này nhằm mục đích kích thích hệ miễn dịch
để cơ thể tự loại bỏ các tế bào ung thư. Một loại tế bào miễn dịch đặc biệt,
lymphocyte T, đóng vai trò trọng tâm trong nhiều liệu pháp miễn dịch hiện tại.
Tuy
nhiên, mặc dù có những kết quả đầy khả quan, các phương pháp này chỉ hiệu quả đối
với khoảng 20% đến 40% ca bệnh. Chúng thường thất bại khi cơ thể bệnh nhân
không thể sản sinh đủ lượng lymphocyte T hoạt động. Việc phụ thuộc vào
lymphocyte T hiện được xem là một hạn chế lớn của những phương pháp này.
Cơ
chế mới được các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern phát hiện có thể mở ra
một phương thức mới để loại bỏ các tế bào ung thư mà không cần đến lymphocyte
T, mang lại giải pháp tiềm năng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các liệu
pháp miễn dịch truyền thống.
Kết
quả cần được xác nhận trên người
Điều
quan trọng là nghiên cứu này chỉ mới được thực hiện trên chuột. Các thử nghiệm
lâm sàng sẽ cần được thực hiện để xác định cơ chế này có hiệu quả với con người
hay không. Điều này có thể xảy ra, bởi cơ chế này liên quan đến con đường mà hầu
hết các loại ung thư đều sử dụng để di căn trong cơ thể.
Những
kết quả này có thể sẽ có ảnh hưởng đối với việc sản xuất vac-xin. Trên thực tế,
các vac-xin chống Covid hiện nay ít có khả năng kích hoạt cơ chế này, vì chúng
không sử dụng toàn bộ chuỗi ARN của virus. Tuy nhiên, có thể sẽ có những
vac-xin được phát triển sau này, có thể kích thích sản sinh các monocyte chống
ung thư mà các nghiên cứu đã phát hiện.
Khái niệm “huấn
luyện hệ miễn dịch”
Những
phát hiện từ nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đối với Covid-19 và ung thư.
Chúng thực sự cho thấy cách phản ứng của hệ miễn dịch đối với một mối đe dọa
này có thể hiệu quả hơn đối với một mối đe dọa khác. Khái niệm "huấn
luyện hệ miễn dịch" là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị có thể
dẫn đến những phương pháp điều trị mới cho một loạt các bệnh tật.
Tuy
nhiên, cần phải nhấn mạnh khái niệm này không có nghĩa là mọi người nên cố để
lây nhiễm Covid-19. Nhiễm bệnh này không phải là cách để chiến đấu với ung thư.
Hơn nữa, nhiễm virus SARS-CoV-2 nặng có thể gây tử vong và có nhiều hậu quả
nghiêm trọng lâu dài đối với sức khỏe. Cuối cùng, việc mắc bệnh này có thể đặc
biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân ung thư.
Những
thông tin quý giá mà nghiên cứu này cung cấp có thể dẫn đến việc phát triển các
phương pháp điều trị an toàn hơn và nhắm mục tiêu chính xác hơn trong tương
lai. Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi đạt được điều đó, những phát
hiện này đã giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ phức tạp giữa virus, hệ miễn dịch
và ung thư.
Trong
khi chúng ta tiếp tục đối mặt với hậu quả của đại dịch Covid-19, đặc biệt là
các vấn đề liên quan đến Covid kéo dài, với những ca nhiễm SARS-CoV-2 vẫn tồn tại,
kết quả này nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng vô cùng lớn của nghiên cứu cơ
bản, giúp thúc đẩy sự hiểu biết về sinh học con người và các bệnh tật, mở ra
con đường dẫn đến những tiến bộ y tế đôi khi không ngờ tới.
Nguồn : The
Conversation
No comments:
Post a Comment