Monday 3 July 2023

BẠO ĐỘNG TẠI PHÁP : TỔNG THỐNG MACRON TIẾP CHỦ TỊCH THƯỢNG VIỆN, TÌM CÁCH GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG (RFI)

 



NỘI DUNG :

Bạo động tại Pháp : Tổng thống Macron tiếp chủ tịch lưỡng viện, tìm cách giải quyết khủng hoảng

Thùy Dương  -  RFI

.

Từ biểu tình đến bạo loạn, hình ảnh nước Pháp bị sứt mẻ nặng nề, ngành du lịch bị đe dọa

Trọng Nghĩa  -  RFI

.

Bạo động tại Pháp : Tổng thống Macron tiếp chủ tịch lưỡng viện, tìm cách giải quyết khủng hoảng

Thùy Dương  -  RFI

.

Bạo động tại Pháp: Thiệt hại và mức độ nghiêm trọng đã vượt quá “kỷ lục” của năm 2005

Trọng Nghĩa  -  RFI

 

======================================================

.

.

Bạo động tại Pháp : Tổng thống Macron tiếp chủ tịch lưỡng viện, tìm cách giải quyết khủng hoảng

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 03/07/2023 - 13:46

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20230703-b%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-t%E1%BB%95ng-th%E1% ….BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng

 

Trong đêm 02 rạng sáng 03/07/2023, tình hình bạo động tại Pháp đã có dấu hiệu tạm lắng, dù vẫn xảy ra một số vụ xô sát, phóng hỏa và 157 vụ câu lưu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay 03/07/2023 tiếp chủ tịch Hạ Viện Yaël Braun-Pivet và Thượng Viện Gérard Larcher để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng.

 

https://s.rfi.fr/media/display/ab2430ec-1991-11ee-baca-005056a90321/w:980/p:16x9/AP23182020404644.webp

Người biểu tình chặn đường bằng thùng rác ở Colombes, Pháp ngày 01/07/2023. AP - Lewis Joly

 

Tối hôm qua 02/07, tổng thống Macron đã có cuộc họp tại điện Elysée với thủ tướng Elisabeth Borne và 7 bộ trưởng, trong đó có bộ trưởng Nội vụ và bộ trưởng Tư pháp để tổng kết tình hình bạo động trong những ngày qua, sau vụ thanh niên 17 tuổi Nahel bị bắn chết vì không tuân lệnh cảnh sát tại Nanterre, ngoại ô Paris. Tổng thống Macron muốn hiểu rõ các lý do dẫn đến các vụ bạo động.

Ông Macron cũng đã yêu cầu các bộ trưởng tiếp tục làm mọi chuyện, để tái lập trật tự, và chính phủ phải đồng hành với các lực lượng cảnh sát, hiến binh, quan tòa, thị trưởng, lính cứu hỏa … để xử lý tình hình. Theo điện Elysée, tổng thống Macron cũng đã đề nghị thủ tướng Elisabeth Borne tiếp lãnh đạo các đảng phái chính trị có đại diện tại hai viện vào hôm nay. Đích thân tổng thống Macron ngày mai sẽ tiếp thị trưởng của hơn 220 xã, thành phố xảy ra bạo động. 

Về phía các thị trưởng, sau vụ các trường học, thư viện, phòng tập thể thao, tòa thị chính bị đập phá, và nhất là sau vụ nhà riêng của thị trưởng thành phố L’Hay les Roses, ngoại ô Paris bị những kẻ bạo động tấn công, khiến vợ và 1 trong 3 người con ông bị thương, hôm qua Hiệp hội các thị trưởng tại Pháp đã kêu gọi các dân biểu và người dân vào trưa nay tập trung trước các tòa thị chính trong cả nước để bày tỏ thái độ đoàn kết, ủng hộ các thị trưởng chống bạo động.

 

----------------------------------

Các nội dung liên quan

Chính phủ Pháp ban hành các biện pháp mới chống bạo động

Chính phủ Pháp họp khẩn sau đêm thứ ba bạo động bùng phát tại nhiều nơi

 

 

====================================================

.

.

Từ biểu tình đến bạo loạn, hình ảnh nước Pháp bị sứt mẻ nặng nề, ngành du lịch bị đe dọa

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 03/07/2023 - 16:01

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20230703-t%E1%BB%AB-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%C4%91%E1%.... 8B-%C4%91e-d%E1%BB%8Da 

 

Những vụ bạo động ở nhiều nơi trên đất Pháp sau vụ một thiếu niên 17 tuổi vị cảnh sát bắn chết hôm 27/06/2023 đã làm xấu đi thêm hình ảnh của nước Pháp trên trường quốc tế, một uy tín gần đây từng bị sứt mẻ do những cuộc biểu tình, đình công chống cải tổ hưu trí.

 

https://s.rfi.fr/media/display/b59b3efa-19a3-11ee-86fa-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP23182752746453.webp

Cảnh sát chống bạo động triển khai tại đại lộ Champs - Elysées, Paris, Pháp, tối ngày 01/07/2023. AP - Christophe Ena

 

Vì những vụ bạo động bùng lên trong nước, ngày 01/07/2023 vừa qua, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải hủy bỏ chuyến công du cấp Nhà nước tại Đức. Đây là một vố đau cho uy tín của nước Pháp vì lần đầu tiên từ năm 2000 đến nay một chuyến thăm cấp cao nhất như vậy được tổ chức và phải hoãn lại.

 

Đối với giới quan sát, những vụ bạo động đã làm xấu đi thêm hình ảnh của nước Pháp trên trường quốc tế. Uy tín của Pháp gần đây từng bị sứt mẻ do những cuộc biểu tình, đình công chống cải tổ hưu trí, đã buộc Paris phải hủy bỏ chuyến thăm Pháp của quốc vương Anh Charles III, vào cuối tháng 3, trong bối cảnh lãnh đạo Anh đã tỏ ý rất trân trọng nước Pháp khi chọn Paris là nơi thăm viếng đầu tiên trong tư cách người đứng đầu Vương Quốc Anh.

 

Theo nhận đinh của nhật báo Pháp Le Figaro, vì các rối loạn trong nước, rõ ràng là chính quyền của tổng thống Macron đã phải liên tiếp nuốt nhục về ngoại giao khi phải hủy bỏ những cuộc hẹn quan trọng.

 

Không chỉ thế, sau những vụ bạo động ở nhiều nơi trong những ngày qua, Paris đã phải liên tục nghe những cảnh báo của chính phủ nhiều nước, khuyến cáo người dân của họ tránh đến thăm Pháp khi tình hình chưa ổn định.

 

Bộ Ngoại Giao Mỹ chẳng hạn, đã ban hành cảnh báo an ninh, khuyến cáo công dân Hoa Kỳ tránh xa các điểm biểu tình có nguy cơ chuyển thành bạo lực ở Paris cũng như các thành phố khác. Tương tự, Luân Đôn cũng khuyên người Anh đang du lịch tại Pháp là nên tránh những khu vực dễ trở thành mục tiêu của những vụ bạo loạn.

 

Không những thế, một số nước còn lớn tiếng đòi Pháp phải bảo vệ kiều dân của họ. Algerie ngày 01/07 vừa qua, đã yêu cầu chính phủ Pháp “thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ” đối với người Algeria ở Pháp. Qua ngày 02/07, đến lượt tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Marseille đã gửi công hàm phản đối chính quyền Pháp sau vụ tấn công một chiếc xe buýt chở du khách Trung Quốc. Một số người được cho là đã bị thương nhẹ do cửa sổ bị vỡ.

 

Về phía chính quyền Iran, thái độ còn khiếm nhã hơn với lời kêu gọi Pháp “chấm dứt việc đối xử bạo lực” với dân mình và “thể hiện sự kiềm chế”.

 

Thậm chí phát ngôn viên văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc còn yêu cầu Pháp “nghiêm túc giải quyết các vấn đề sâu xa về phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử trong lực lượng thực thi pháp luật”, một tuyên bố đã lập tức bị Paris phản đối.

 

Dẫu sao thì bạo động tại Pháp sẽ tác hại đến ngành du lịch, với lượng du khách quốc tế giảm sụt. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Pháp AFP ngày 02/07, ông Jean-François Rial, giám đốc Cơ Quan Du Lịch khẳng định rằng các vụ bạo động vừa xẩy ra đã khiến hàng loạt du khách nước ngoài, đặc biệt là du khách Mỹ, hủy bỏ các đơn đặt phòng trong các kỳ nghỉ tới đây.

 

Theo ông Rial, riêng tại Paris, vào đầu tháng 7, đã có khoảng 20-25% khách hàng quốc tế hủy phòng đặt trước, và trên toàn quốc sẽ là những tỷ lệ tương tự. Ông lo ngại tình hình sẽ xấu như hồi năm 2005 khi có đến 30% phòng đặt trước bị hủy.

 

Không chỉ thế, nhân vật này còn lo ngại là nếu tình hình không được cải thiện, hình ảnh nước Pháp sẽ xấu đi thêm và có thể tác hại đến Thế Vận Hội mùa hè 2024 tổ chức tại Paris. 

 

==============================================

 

Bạo động tại Pháp : Tổng thống Macron tiếp chủ tịch lưỡng viện, tìm cách giải quyết khủng hoảng

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 03/07/2023 - 13:46

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20230703-b%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-t%E1%BB%95ng-th%E1%..... BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng

 

Tối hôm qua 02/07, tổng thống Macron đã có cuộc họp tại điện Elysée với thủ tướng Elisabeth Borne và 7 bộ trưởng, trong đó có bộ trưởng Nội vụ và bộ trưởng Tư pháp để tổng kết tình hình bạo động trong những ngày qua, sau vụ thanh niên 17 tuổi Nahel bị bắn chết vì không tuân lệnh cảnh sát tại Nanterre, ngoại ô Paris. Tổng thống Macron muốn hiểu rõ các lý do dẫn đến các vụ bạo động.

 

Ông Macron cũng đã yêu cầu các bộ trưởng tiếp tục làm mọi chuyện, để tái lập trật tự, và chính phủ phải đồng hành với các lực lượng cảnh sát, hiến binh, quan tòa, thị trưởng, lính cứu hỏa … để xử lý tình hình. Theo điện Elysée, tổng thống Macron cũng đã đề nghị thủ tướng Elisabeth Borne tiếp lãnh đạo các đảng phái chính trị có đại diện tại hai viện vào hôm nay. Đích thân tổng thống Macron ngày mai sẽ tiếp thị trưởng của hơn 220 xã, thành phố xảy ra bạo động. 

 

Về phía các thị trưởng, sau vụ các trường học, thư viện, phòng tập thể thao, tòa thị chính bị đập phá, và nhất là sau vụ nhà riêng của thị trưởng thành phố L’Hay les Roses, ngoại ô Paris bị những kẻ bạo động tấn công, khiến vợ và 1 trong 3 người con ông bị thương, hôm qua Hiệp hội các thị trưởng tại Pháp đã kêu gọi các dân biểu và người dân vào trưa nay tập trung trước các tòa thị chính trong cả nước để bày tỏ thái độ đoàn kết, ủng hộ các thị trưởng chống bạo động.

 

---------------------------

 

Bạo động tại Pháp: Thiệt hại và mức độ nghiêm trọng đã vượt quá “kỷ lục” của năm 2005

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 03/07/2023 - 13:42

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20230703-b%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-thi%E1% …..BB%A5c-c%E1%BB%A7a-n%C4%83m-2005

 

Tính đến hết ngày hôm qua, 02/07/2023, số nạn nhân trực tiếp của các vụ phóng hỏa, đập phá, hôi của trong các vụ bạo động bùng lên tại Pháp từ hôm 27/06 sau vụ một thiếu niên 17 tuổi bị cảnh sát bắn chết ở Nanterre, ngoại ô Paris, đã lên đến hàng nghìn người. Theo nhiều nhà quan sát, thiệt hại và mức độ nghiêm trọng của các vụ bạo động lần này trong không đầy 1 tuần lễ, đã vượt quá “kỷ lục” đáng sợ của năm 2005 với ba tuần bạo loạn.

 

https://s.rfi.fr/media/display/352fa92c-18b8-11ee-a93c-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/2023-07-02T051843Z_1061336134_RC2OU1AMVRI0_RTRMADP_3_FRANCE-SECURITY-SHOOTING.webp

Cảnh sát chống bạo động triển khai tại Paris, Pháp ngày 02/07/2023. © REUTERS / JUAN MEDINA

 

Theo ghi nhận của nhật báo Pháp Le Monde, các vụ bạo động trong những ngày gần đây ở Pháp không còn liên quan nhiều đến cái chết của thiếu niên 17 tuổi tại Nanterre, và kể từ hôm 30/06, bạo loạn bùng lên tại hàng trăm thành phố và thị xã đã thay đổi về bản chất, với mức độ bạo lực cực kỳ cao, cường độ chưa từng thấy, từ những vụ cướp bóc cửa hàng, tấn công đập phá các cơ sở dịch vụ và phương tiện công cộng, thậm chí tấn công cả các đại biểu dân cử, tạo ra hàng nghìn nạn nhân trực tiếp của các vụ hỏa hoạn, hành hung, đập phá hoặc trộm cắp.

 

Theo tờ báo Pháp, các số liệu tuy nhiên không ghi nhận được những khoảng thời gian rất dài khi các nhóm bạo loạn chiếm lĩnh cả một khu phố, tấn công vào các dịch vụ công cộng hoặc các cơ sở thương mại ở trung tâm thành phố, gây hoảng loạn tại các thành phố lớn như Marseille, Lyon, Toulouse hay Strasbourg, ban đêm đã đành, mà thậm chí cả ban ngày, bất chấp một lực lượng cảnh sát đáng kể, với hơn 40.000 người được huy động, bao gồm cả các đơn vị đặc nhiệm như RAID hay GIGN, dùng đến cả xe bọc thép chống bạo loạn.

 

Bộ Nội Vụ Pháp ngày hôm qua (02/07) đã thống kê được hơn 5.000 chiếc xe bị đốt cháy, 10.000 vụ cháy thùng rác, gần 1.000 tòa nhà bị phóng hỏa, đập phá hoặc cướp phá, 250 vụ tấn công vào đồn cảnh sát hoặc hiến binh, hơn 700 nhân viên công lực bị thương. Điều chưa từng thấy là những kẻ bạo loạn cũng tấn công các đại biểu dân cử, như ở Pontoise (Val-d'Oise), Montluçon (Allier) hay L'Haÿ-les-Roses (Val-de-Marne).

 

Marseille ở miền nam nước Pháp là một trong số các thành phố lớn bị bạo loạn lần này. Trái với năm 2005, khi thành phố được bình yên vô sự, Marseille lần này đã bị ba đêm bạo động liên tiếp, với hơn 400 cửa hiệu bị đập phá và cướp bóc trong những ngày cuối tuần.

 

Theo đặc phái viên RFI Siam Spencer tại Marseille, vào sáng nay, nhiều chủ cửa hàng đã bị chấn động khi chứng kiến cơ sở của mình bị đập phá tan hoang:

 

“Ở trung tâm thành phố Marseille, trong tiếng máy khoan không ngớt, người ta đóng ván che lại những cửa kính bị đập vỡ hoặc bảo vệ những cửa sổ chưa bị phá. Đứng trước tủ kính của cửa hàng bị phá hủy vào cuối tuần, ông Xavier không khỏi giận dữ: “Tôi rất tức giận. Có người đã bị mất mạng rồi. Cửa hàng của tôi cũng chung số phận bị rút ruột giống như tất cả các cửa hàng khác. Đây là một vụ cướp bóc có tổ chức”.

 

Một người chủ khác là cô Sonia, ngồi một mình trong một góc của cửa hàng bán quần áo may sẵn cho nam giới của mình. Cửa hàng trống rỗng, các tủ kính vỡ tan. Những kẻ cướp chỉ để lại duy nhất một chiếc móc áo trên mặt đất. Cô Sonia cho biết: “Tôi rất bị sốc. Tôi không hiểu được là việc phá cửa hàng giúp ích gì cho họ”.

 

Đối diện với cửa hàng của cô Sonia, ở phía bên kia đường là một cửa hàng bán quần áo khác, nhưng lại không bị cướp. Anh Jérôme, chủ cửa hiệu tuy nhiên đã cho dọn hàng hóa đi nơi khác. Anh xác nhận: “Chúng tôi dọn hàng đi. Họ có thể phá cửa, nhưng sẽ không có gì để cướp”.

 

Cửa hàng bên cạnh bán vật dụng văn phòng cũng không bị cướp phá, nhưng bà chủ tên Dominique cho biết bị sốc trước số phận của các cơ sở kinh doanh trên con phố của bà: “Tôi đã ở đây 36 năm rồi. Khi tôi nhìn thấy mảnh kính vỡ ở khắp mọi nơi, những ma-nơ-canh hình nộm vương vãi mọi chỗ, tôi thấy thật thảm hại. Tôi đã bật khóc khi đến đây.

Chủ các cửa hàng không bị đập phá có kế hoạch mở cửa lại vào hôm nay, nhưng họ thú nhận cũng sợ bị mất tất cả trong những ngày tới.”

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

 

Chính phủ Pháp ban hành các biện pháp mới chống bạo động

Pháp: Hơn 1.300 người bị câu lưu trong đêm thứ tư bạo động

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats