Saturday 26 January 2019

MỞ CỬA CHÍNH PHỦ LẠI LÀ MỘT THẤT BẠI CAY ĐẮNG CHO TT TRUMP (Báo Cali Today)




Báo Cali Today
January 26, 2019

New York Times – TT Trump từng tuyên bố một câu nổi tiếng là ‘với chính phủ của ông, có khi quốc gia Hoa Kỳ cảm thấy mệt mỏi vì chính phủ của ông gặt hái toàn là chiến thắng’, vì thế có thể xem việc ông tuyên bố mở cửa lại chính phủ liên bang sau 35 ngày, là một thất bại cay đắng.

Đó là nhận xét của ký giả Peter Beker của báo New York Times hôm thứ bảy. Sau ‘chiến cuộc dằng co’ kéo dài 35 ngày, TT Trump phải ‘đầu hàng’ mà không thu được cái gì cụ thể cả, vì ông phải chấp nhận thỏa hiệp mà ông đã từng bác bỏ lúc đầu trong tháng 12.

Nhưng TT Trump không sao tiếp tục được nữa cuộc chiến này, khi các đồng minh của ông của Cộng Hòa đã bắt đầu ‘nổi loạn’, khi TNS Mitch McConnell của Thượng Viện cứ réo gọi qua điện thoại và truyền hình ở Tòa Bạch Ốc chiếu cảnh rối loạn ở các phi trường Hoa Kỳ vì vụ đóng cửa.

Đối với một TT Trump, vốn là người không quen với thỏa hiệp, việc này là một bước lùi khá đau cho ông, cho thấy ông vẫn có giới hạn không thể vượt qua khi điều hành một chính phủ và một đất nước có nhiều chia rẽ như thế.

Vì thế người ta cho là việc ông đồng ý chấp nhận cho mở cửa chính phủ lại, sau khi từng hùng hồn tuyên bố là ‘đóng cửa có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm’ có thể là bước đầu cho một cách điều hành mới, bớt cực đoan hơn. Vấn đề là bản thân của ông có điều chỉnh với bối cảnh mới được hay không.

Patrick Griffin, vốn là cựu Giám đốc Pháp lý cho cựu TT Bill Clinton khi chinh phủ Mỹ cũng bị đóng cửa vào những năm 1990, nhận định: “Xét về góc độ nào thì đây cũng là một thất bại rất rõ ràng, TT Trump không có bức tường và có thể mất nhiều phiếu của cử tri sau này, thay vì thắng một cái gì đó”

Ba tuần lễ sắp đến rất quan trọng cho TT Trump. Nếu ông có thể đạt được cái gì đó gọi là ‘đồng thuận’ với bà Pelosi và ông Schumer để giữ cho chinh phủ liên bang không bị đóng cửa một lần nữa, mà vẫn ‘có cái gì đó’ cho bức tường của ông, thì TT Trump mới có thể rêu rao là mình đã chiến thắng chính trị.

Trần Vũ

---------------------------





------------------------

20:48 26/01/2019

Lần đóng cửa chính phủ dài lâu nhất lịch sử Mỹ khép lại với thất bại chính trị của TT Trump, khi ông không có được kinh phí cho bức tường biên giới và sự ủng hộ cũng sụt giảm.

Nguyên nhân của việc chính phủ Mỹ đóng cửa lần này là Tổng thống Donald Trumpmuốn quốc hội thông qua ngân sách xây dựng bức tường biên giới với Mexico. Nhưng sau 35 ngày, ông Trump chấp nhận nhượng bộ và để chính phủ hoạt động trở lại mà không thể tiến gần hơn đến kế hoạch xây tường của mình.

Không được gì
Kéo dài 35 ngày, đây lần đóng cửa dài nhất lịch sử của chính phủ Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 800.000 viên chức nhà nước, cuối cùng chẳng giải quyết được điều gì.

Chính xác hơn thì nó đem tới những vấn đề khác cho ông Trump: sự phản đối từ bên trong đảng Cộng hòa, tỷ lệ ủng hộ sụt giảm theo các thăm dò mới nhất, và những chỉ trích từ công chúng về tình trạng gián đoạn của các dịch vụ công.

Ba tuần tới sẽ là thời gian thử thách với ông Trump vì tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục yêu cầu ngân sách cho bức tường biên giới trong khi phe Dân chủ giữ nguyên quan điểm phản đối kế hoạch này. Ảnh: New York Times

Không chỉ vậy, ông Trump sẽ tiếp tục chịu áp lực khi chưa thể hoàn thành lời hứa lúc tranh cử, tham vọng ở lại Nhà Trắng sau năm 2020 cũng bị ảnh hưởng. Hơn hết, sự kiện lần này phần nào thể hiện những thách thức to lớn ở phía trước dành cho ông Trump khi đối phó với phe Dân chủ.

Đây là điều đã được dự báo từ trước khi đợt đóng cửa bắt đầu, khi các cố vấn của ông Trump cho rằng không có cửa thắng trong một trận đấu với Điện Capitol. Phe Dân chủ coi nhiệm vụ hàng đầu với họ là ngăn cản bức tường của tổng thống, và ý tưởng này cũng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở phe Cộng hòa.

Các cố vấn hoàn toàn bất ngờ khi ông Trump tuyên bố vào hồi tháng 12 rằng tổng thống "tự hào khi đóng cửa chính phủ". Và khi điều này diễn ra, họ e rằng ông Trump đã thua trong cuộc chiến thông điệp với phe Dân chủ.

Cựu hạ nghị sĩ Cộng hòa Tom Davis của bang Virginia ví von ông Trump "đã chơi bóng chày nghiệp dư với các cầu thủ chuyên nghiệp". Bằng việc tự đưa mình vào tình thế đóng cửa chính phủ mà không có đường lùi, ông Davis nhận định tổng thống thể hiện sự thiếu kỷ luật ngay từ khi bắt đầu.

Sự thiếu hụt về mặt chiến lược cũng được thể hiện qua những gì mà đồng minh của tổng thống gọi là lỗi chiến thuật. Ông Trump dành những ngày nghỉ của mình tweet từ Nhà Trắng thay vì xuất hiện trước công chúng để thể hiện sự sẵn sàng đàm phán.

Tổng thống cũng không đưa ra một thông báo nào với công chúng và cũng không tới biên giới vận động cho kế hoạch của mình cho tới khi tình trạng đóng cửa đã kéo dài hàng tuần. Và quan trọng nhất là có vẻ như ông Trump đã đánh giá thấp Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi và sự đồng lòng của phe Dân chủ.

Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi được Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ tại thượng viện, ca ngợi trong cuộc họp báo chung ngày 25/1. Ảnh: Politico.

Những thông điệp của tổng thống Mỹ cũng thay đổi nhanh chóng và thể hiện sự thiếu nhất quán. Ông Trump giữ nguyên quan điểm "tự hào" khi đóng cửa chính phủ nhưng vẫn cố gắng đổ lỗi cho phe Dân chủ. Từng có lúc tổng thống cho thấy dấu hiệu ông sẵn sàng từ bỏ bức tường và thay bằng kế hoạch an ninh khác cho tuyến biên giới, nhưng ngay sau đó ông Trump lại đăng dòng tweet cho biết mình sẽ chiến đấu đến cùng cho bức tường.

Điều này đã là biểu tượng cho văn hóa đưa ra quyết định của Nhà Trắng trong hai năm qua dưới thời ông Trump, khi tổng thống liên tục thay đổi quan điểm về các quyết sách lớn nhỏ.

Nhưng lại mất nhiều
Cho đến những ngày cuối cùng của đợt chính phủ đóng cửa, các cố vấn Cánh Tây Nhà Trắng và những đồng minh bên ngoài của tổng thống bắt đầu coi lời hứa bức tường mà ông Trump đưa ra khi tranh cử vào năm 2016 là một gánh nặng quá lớn và không thể giải quyết được.

Vào cuối năm ngoái, đã từng có những lời phàn nàn từ các nhà bình luận bảo thủ và nhóm House Freedom Caucus, nhóm các dân biểu Cộng hòa bảo thủ, rằng ông Trump đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng để xây dựng bức tường khi lưỡng viện quốc hội vẫn còn do đảng Cộng hòa nắm giữ.

Nhưng khi tổng thống cố gắng để làm hài lòng nhóm cử tri trung thành bằng cách "chiến đấu" cho bức tường, công chúng dường như lại thất vọng hơn với ông Trump vì đã khiến chính phủ đóng cửa.

Trong một thăm dò mới đây nhất của trung tâm nghiên cứu các vấn đề công cộng NORC của hãng tin AP, chỉ 34% người được hỏi tán thành với màn thể hiện của tổng thống, giảm so với 42% một tháng trước đó. 34% cũng là con số thấp nhất kể từ khi ông Trump bước vào Nhà Trắng.

Sự không hài lòng cũng xuất hiện ở ngay trong đảng Cộng hòa, các nhà lập pháp đảng này đã có cuộc gặp với Phó tổng thống Mike Pence để bày tỏ sự bực bội với việc thiếu sự chuẩn bị chiến lược trong lần đóng cửa này. Theo CNN, ông Trump cũng dành phần lớn buổi tối ngày 24/1 để nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo Cộng hòa, những người đã thuyết phục được ông Trump chấm dứt tình trạng đóng cửa.

Tổng thống Donald Trump bước trở lại Nhà Trắng sau khi tuyên bố mở cửa chính phủ trở lại. Ảnh: AFP.

"Hy vọng là tổng thống đã rút ra được bài học của mình", Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo Dân chủ ở thượng viện phát biểu trong một cuộc họp báo cùng với Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi.

Bế tắc khiến chính phủ đóng cửa là một trong những bài kiểm tra sớm với bà Pelosi, người trở thành chủ tịch hạ viện mà không nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của phe Dân chủ. Nhưng nữ chính trị gia đến từ California đã vượt qua thử thách này một cách thuận lợi.

Phe Dân chủ tiếp tục thể hiện sự đồng thuận cao trong việc chống lại kế hoạch bức tường của ông Trump, và họ sẽ bước vào các cuộc đàm phán tiếp theo với Nhà Trắng về vấn đề an ninh biên giới trong tâm thế tự tin.






No comments:

Post a Comment

View My Stats