Thạch Đạt Lang
Posted by adminbasam on
08/04/2017
Tình hình chiến sự ở Syria đã sôi động hẳn lên khi
quân đội Mỹ vào sáng thứ năm 06.04.2017 đã tấn công một sân bay của chính quyền
Syria bằng hỏa tiễn Tomahawk, còn được gọi là tên lửa hành trình. Cuộc tấn công
xảy ra cùng ngày Trump tiếp đón Tập Cận Bình ở dinh cơ nghỉ mát Mar-a-Lago,
Florida.
Sân bay Shayrat của chính phủ Syria bị tấn công bằng
59 hỏa tiễn Tomahawk từ hai khu trục hạm USS Porter và USS Ross đang hoạt động
ngoài khơi, phía Đông Địa Trung Hải. Đây là loại hỏa tiễn bay rất thấp với tốc
độ 900km/giờ, radar không thể phát hiện, mức độ chính xác trúng vào mục tiêu là
85%, định vị và hướng dẫn bằng GPS. Theo thời giá năm 2011, mỗi Tomahawk trị
giá 1,41 triệu USD.
Cuộc tấn công đã được tổng thống Donald Trump họp
báo, cho biết đó là một hành động đáp trả lại việc chính phủ độc tài Bashar
al-Assad tấn công lực lượng kháng chiến Syria bằng hơi độc Sarin, gây tử vong
cho hơn 100 thường dân và gây thương tích trầm trọng cho mấy trăm người khác. Đồng
thời với việc tấn công quân đội Syria, ông Trump cũng yêu cầu các quốc gia khác
lên tiếng về việc chính phủ Syria dùng hơi độc Sarin trong cuộc đàn áp kháng
chiến quân.
Theo phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, việc tấn công
Syria bằng Tomahawk vào sân bay Shayrat chỉ xẩy ra một lần, là phản ứng thích hợp
cho việc dùng chất độc Sarin của chính quyền Bashar al-Assad, vì các hỏa tiễn
chỉ đánh vào các hầm chứa phi cơ, kho nhiên liêu, vũ khí, đạn dược, đài radar tức
hệ thống hậu cần, tiếp liệu… cho quân đội.
Hầu hết các nước phương Tây đều lên án, chỉ trích
chính quyền độc tài của Bashar al-Assad trong việc dùng khí độc tấn công kháng
chiến quân Syria trong thành phố Khan Sheikhoun, Tuy nhiên Bashar al-Assad luôn
phủ nhận chuyện này. Những hình ảnh thu thập được từ vệ tinh cho thấy nhiều nạn
nhân của vụ tấn công bằng hơi độc đã chịu đựng những cái chết kéo dài trong đau
đớn tột cùng.
Cuộc tấn công đã được báo trước cho Nga nhưng không
phải để xin phép. Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson tuyên bố, cuộc tấn công
không nhất thiết cần có sự chấp thuận của người Nga. Cũng có thể vì vậy mà phó
đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vladimir Safronkov đã cảnh cáo rằng “hành động
tấn công quân sự Syria sẽ đón nhận những hậu quả tệ hại. Những người trong
chính quyền Mỹ chủ trương can thiệp quân sự vào Syria sẽ phải chịu trách nhiện
về những hậu quả họ gây ra. Những hậu quả tương tự như đã thấy ở Lybia và
Iraq”.
Tuy nhiên kế hoạch tấn công, theo Bộ Quốc Phòng Mỹ
cũng đã chú trọng rất nhiều về việc giảm thiểu nguy hại đến tính mạng người Nga
cũng như người Syria.
Dù trước đây trong khi tranh cử, rất nhiều lần
Donald Trump tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống, sẽ không để Mỹ tham gia vào chiến
cuộc ở Syria, nhưng việc tấn công Syria bằng Tomahawk đã chứng tỏ điều ngược lại.
Nhiều người tự hỏi: Trump sẽ dừng lại chuyện tấn công Syria bằng Tomahawk hay sẽ
tiếp tục leo thang chiến tranh khi chính
Trump là người đã lên tiếng khuyến cáo cựu TT Obama vào năm 2013
là không nên can thiệp vào chiến tranh ở Syria khi Bashar al-Assad lần đầu sử dụng
hơi độc tấn công người Kurd ở phía Bắc Syria.
Dường như sau những thất bại liên tiếp về những kế
hoạch, chính sách di dân, y tế… Donald Trump và nội các trở nên mất phương hướng
điều hành đất nước. Chưa một kế sách nào được thiết lập rõ ràng, hầu hết do những
mâu thuẫn, đối chọi nhau gay gắt giữa ngân sách quốc gia và ý định của Trump.
Hơn thế nữa, xung đột giữa lợi ích cá nhân, gia đình của Trump, con gái và con
rể với lợi ích quốc gia quá lớn, nên dự định cải tổ về thuế vụ, tăng thuế nhập
khẩu hàng hóa, sản phẩm vào Mỹ, trở nên khó lòng thực hiện.
Việc ra lệnh tấn công Syria bằng hỏa tiễn Tomahawk
được nhiều người nhận định, cho là một bước phiêu lưu, mạo hiểm mới của Trump,
nhằm mục đích lấy lại sĩ diện trước những thất bại não nề vừa qua, đồng thời có
thêm lý do tăng ngân sách quốc phòng lên 10% (54 tỉ USD).
Một điểm khác nữa là khi phiêu lưu quân sự, tham gia
vào chiến tranh ở Syria, tăng ngân sách quốc phòng, nước Mỹ sẽ có thêm một số
việc trong công nghiệp sản xuất vũ khí, có thể làm giảm bớt thất nghiệp, thực
hiện được lời hứa tạo công ăn, việc làm như Trump tuyên bố khi tranh cử, nhưng
đồng thời ngân sách về y tế, an sinh xã hội, ngoại giao, môi trường, giáo dục…
sẽ bị cắt giảm, xã hội sẽ trở nên bất ổn. Với một người tính khí bất thường, dễ
nóng giận, mắc bệnh tự kiên (narcissism) nặng nề, thì chẳng có việc gì mà Trump
không dám làm để thỏa mãn tự ái.
Nhưng liệu ngân sách quốc gia có được Quốc hội Mỹ biểu
quyết thông qua trong kỳ họp sắp tới, hay sẽ bị đóng băng và chính phủ Mỹ phải
đóng cửa, không làm việc trong một thời gian? Chuyện can thiệp quân sự vào
Syria có chắc chắn như Bộ Quốc Phòng Mỹ tuyên bố, sẽ ngừng lại ở việc dùng
Tomahawk tấn công các căn cứ quân sự của chính quyền Bashar al-Assad hay sẽ tiến
thêm những bước khác, không ai có thể tiên đoán được.
Một số dân biểu trong Hạ Viện đang lo lắng về vấn đề
ngân sách, gọi cuộc tấn công Syria bằng Tomahawk là một sự phung phí tiền bạc.
Thật khó hình dung sự việc khi Quốc hội đang tranh cãi về sự thiếu hụt ngân
sách nặng nề, chi tiêu đã bị cắt giảm nhiều nơi, nước Mỹ lại sẽ tiếp tục cáng
đáng một cuộc chiến tranh khác nữa. Tương lai Mỹ bị khánh tận là điều có thể thấy
trước.
Tuy nhiên, việc tấn công Syria bằng Tomahawk có thể
nằm trong tính toán của Donald Trump trước khi gặp Tập Cận Bình, nhằm gia tăng
áp lực trong chương trình nghị sự, thảo luận về vấn đề nguyên tử của Bắc Hàn
cũng như giao thương của hai nước Mỹ-Trung. Nhưng cũng như Putin, Tập Cận Bình
là một con cáo già, khôn ngoan, lão luyện, thâm trầm trong chính trị, trong khi
Trump chỉ là một kẻ nóng nẩy, bộp chộp, tự kiêu, thiếu kinh nghiệm trong chính
trường.
Với tầm nhìn của một con buôn, chỉ thấy lợi cho bản
thân, gia đình là làm, không có con mắt chiến lược của một chính trị gia, chắc
chắn trong cuộc gặp gỡ Tập Cận Bình, Trump sẽ nhượng bộ họ Tập ở biển Đông, để
đổi lấy những hợp đồng béo bở khác mà Tập sẽ trao thêm, cùng với việc chặn đứng
Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử.
Sự bênh vực rõ ràng, ra mặt của Nga và Trung Cộng đối
với chính phủ độc tài của Bashar al-Assad trong việc điều tra về sử dụng hơi độc
Sarin giết hại dân Syria, phải chăng nhằm mục đích lôi kéo Mỹ tham gia mạnh mẽ
hơn vào cuộc chiến ở Syria?
Nếu chiến sự tại Syria leo thang, Trump có thể viện
nhiều lý do để can thiệp mạnh mẽ hơn bằng cách đưa quân tham chiến trực tiếp, hầu
khỏa lấp đi những thất bại trong các chính sách đối nội. Nếu điều này xẩy ra,
Trump đã rơi đúng vào bẫy của Tập và Putin. Tuy nhiên gánh nặng chi phí chiến
tranh hoặc kinh tế của nước Mỹ bị suy thoái, sẽ chỉ đổ lên vai người dân Mỹ chứ
Trump và gia đình chẳng có gì phải bận tâm, lo lắng.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, với chi phí 1,59 triệu USD/tên lửa, vụ tấn công bằng 59 tên lửa Tomahawk nhằm vào Syria vừa qua đã tiêu tốn tổng cộng 93,81 triệu USD.
ReplyDeleteMất chừng ấy tiền để phá hủy một căn cứ không quân trên núi lèo tèo mấy máy bay cổ lổ với mấy dãy nhà lợp tôn.
Đạn đâu bắn sẻ gươm đâu chém ruồi. Donald Trump quả nhiên là một "tổng tư lệnh" con nít mất tiền cho thiên hạ cười.