Sunday, 13 March 2016

DÒNG NHẠC & DÒNG ĐỜI (Hồi ức của Vũ Văn Chính)





Vũ Văn Chính
11/05/2015 - 16:57 PM

Xin cám ơn âm nhạc đã giúp cho cuộc sống này thêm tươi đẹp cả lúc vui, khi buồn, những lúc hạnh phúc và đau khổ, những lúc lãng đãng như mây trời hay những lúc quỵ té trên đường đời của một kiếp người.

Tôi tiếp xúc với âm nhạc sớm là nhờ học ở trường Taberd, nơi văn - thể - mỹ luôn được coi trọng

Giọng nhẹ nhàng của Gibert O’ Sullivan với Alone Again, Getdown từng làm mê mệt giới trẻ Sài Gòn. Ảnh: TL 

Ngay cả các frère (cha) cũng có ban nhạc riêng để thỉnh thoảng có dịp biểu diễu cho các học sinh Taberd nghe chơi. Cái thứ âm nhạc của nước ngoài, nhất là của Mỹ nó len lén đi vào người tôi từ lúc nào không biết, chỉ biết những năm 1968-1969 tôi đã được nghe trên radio, mục phát thanh âm nhạc dành cho quân đội Mỹ ở Việt Nam những cái bài như Listen in the music của ban nhạc Doobie Brother, Play me với cái giọng khàn khàn của Neil Diamond, Alone Again, Getdown với giọng nhẹ nhàng của Gibert O’ Sullivan. Tôi nghe loáng thoáng vậy thôi chứ có hiểu các bài hát đó nó nói gì đâu, nhưng đã say mê âm nhạc thì nhiều khi chỉ nghe giai điệu của nó cũng thấy hay rồi.Vả lại tôi may mắn có điều kiện của gia đình, trong nhà có giàn máy hát băng và tâm hồn văn nghệ của ông bố đã truyền cho tôi máu yêu âm nhạc.

Thời đó mỗi lần nghe băng hòa tấu guitar thật sôi động của ban nhạc The Ventures, tay chân tôi lại táy máy đánh trống đàn tưởng tượng, có lúc cầm cây chổi mà tưởng là cây guitar điện, thế là cứ gảy lên tưng bừng, nhất là cái bài The House Of Rising Sun với phần solo guitar thật độc đáo của ban nhạc The Animals, bài này thường là bài đầu tiên cho người học guitar. Chưa kể những bản nhạc cao bồi Django oai hùng thời viễn Tây, với tiếng vó ngựa và tiếng súng bắn ì xèo, mỗi lần nghe đoạn bắn súng là tôi đứng dang chân cho có vẻ ngạo nghễ, mắt lườm lườm về phía trước. Cũng may là không ngậm điếu thuốc lá trên môi, nếu không là tôi cũng bị mấy cây chổi lông gà vô đít.

Âm nhạc đến với tôi từ độ mới 9, 10 tuổi. Nhớ mỗi chiều đi tắm piscine (hồ bơi) ở Lido. Hồ có chỗ rất sâu, nước lại trong xanh y như biển do được lát gạch màu xanh biển. Tôi hay được nghe bài Diamond Head của The Ventures lúc đứng trên tấm ván của cầu nhảy, nghe nhạc cảm thấy hứng nhưng không dám nhảy cầu vì... không biết bơi. Hầu hết các hồ tắm ở Sài Gòn đều có nhạc dành cho những người bơi lội, vừa bơi thỏa thích hay nằm phơi nắng trên ghế bố thưởng thức những bản nhạc thời thượng lúc ấy. Những hồ tắm hạng sang đều tuyển những bản nhạc hay của Anh, Mỹ, Pháp...

 Lối chơi của The Ventures ảnh hưởng đến bao thế hệ nhạc sĩ sau này, ai cũng xem The Ventures là thần tượng nhạc dụng cụ. Vì vậy mà The Venture được biết đến như là “Ban nhạc đã sinh ra ngàn ban nhạc. Ảnh: TL 

Lớn lên một chút thì lại thích nghe ban nhạc CCR, với giọng nhừa nhựa quyến rũ của Tom Fogerty, qua các bài một thời được yêu thích như Have You Ever Seen The Rain?, Proud Mary, Who’ll Stop The Rain… Đồng thời tôi cũng bắt đầu làm quen với nhạc Pháp qua bài Mal của Christophe, nghe lần đầu thấy mê mẩn bởi giọng the thé liêu trai của Christophe. Rồi còn La Plus Bells Pour Aller Danse với Sylvie Vartan, Bang Bang của Sheila, Tous Les Garcons et Les Filles dễ thương của Francois Hardy thời thập niên 1960. Dạo ấy văn hóa Pháp rất gần gũi với người dân Sài Gòn. Âm nhạc Pháp cũng thế, với những âm điệu rất giống và gần gũi dòng nhạc Việt Nam, mặc dù không phải ai cũng hiểu lời.

Ban đầu, tôi học chương trình Pháp nhưng lại khoái nghe nhạc Mỹ. Tôi có cảm tưởng là nhạc Mỹ nghe hay hơn nhạc Pháp, nhất là khi nghe giọng đầm ấm của LoBo, rồi giọng trong trẻo và sang của Karen Carpenters với bài Goodbye To Love có phần solo guitar hay kinh khủng, một giọng khàn khàn của Neil Diamond nhịp nhàng với Song Sung Blue, Playme, Simon&Garfunker êm đềm với El Condo Pasa, Sound Of Silent, Santana, Andy William với Love Story...

Nếu phải kể phong trào nhạc trẻ ở VN, thì ngoài các ban nhạc chơi trong các club của quân đội Mỹ, lại phải nhắc tới trường Taberd. Vào những năm 1961, trường có làm một buổi đại hội nhạc trẻ thu nhỏ để khánh thành hội trường vừa mới xây xong. Hội trường chứa được hơn 1.700 ghế, tương đương rạp Rex ngày ấy. Thành phần các ban nhạc thuộc các trường bạn như Saint Paul, Regina Pacis, Thiên Phước, trường Lê Quý Đôn và ban nhạc của Taberd. Buổi đại hội rất thành công và được tái hiện vào năm 1965.

Nhưng từ khi đại hội nhạc trẻ Woodstock được tổ chức vào năm 1968 ở Mỹ, thì không khí nhạc trẻ ở Sài Gòn bắt đầu khởi sắc hơn. Vào năm 1972 một đại hội nhạc trẻ rầm rộ với sự tham dự nồng nhiệt của giới trẻ, được tổ chức tại sân trường Taberd và sau đó vào năm 1973 một đại hội nhạc trẻ được tổ chức ở Thảo Cầm Viên, trong ngày lễ Hai Bà Trưng có hàng ngàn người xem. Mặc dù năm này chiến tranh khốc liệt và tràn lan trên khắp đất nước, âm nhạc vẫn không thể thiếu trong lòng người dân Sài Gòn, nhất là giới trẻ.

Lớn lên một chút thì lại thích nghe ban nhạc CCR, với giọng nhừa nhựa quyến rũ của Tom Fogerty, qua các bài một thời được yêu thích như Have You Ever Seen The Rain?, Proud Mary, Who’ll Stop The Rain… Đồng thời tôi cũng bắt đầu làm quen với nhạc Pháp qua bài Mal của Christophe, nghe lần đầu thấy mê mẩn bởi giọng the thé liêu trai của Christophe. Rồi còn La Plus Bells Pour Aller Danse với Sylvie Vartan, Bang Bang của Sheila, Tous Les Garcons et Les Filles dễ thương của Francois Hardy thời thập niên 1960. Dạo ấy văn hóa Pháp rất gần gũi với người dân Sài Gòn. Âm nhạc Pháp cũng thế, với những âm điệu rất giống và gần gũi dòng nhạc Việt Nam, mặc dù không phải ai cũng hiểu lời.
Ban đầu, tôi học chương trình Pháp nhưng lại khoái nghe nhạc Mỹ. Tôi có cảm tưởng là nhạc Mỹ nghe hay hơn nhạc Pháp, nhất là khi nghe giọng đầm ấm của LoBo, rồi giọng trong trẻo và sang của Karen Carpenters với bài Goodbye To Love có phần solo guitar hay kinh khủng, một giọng khàn khàn của Neil Diamond nhịp nhàng với Song Sung Blue, Playme, Simon&Garfunker êm đềm với El Condo Pasa, Sound Of Silent, Santana, Andy William với Love Story...
Nếu phải kể phong trào nhạc trẻ ở VN, thì ngoài các ban nhạc chơi trong các club của quân đội Mỹ, lại phải nhắc tới trường Taberd. Vào những năm 1961, trường có làm một buổi đại hội nhạc trẻ thu nhỏ để khánh thành hội trường vừa mới xây xong. Hội trường chứa được hơn 1.700 ghế, tương đương rạp Rex ngày ấy. Thành phần các ban nhạc thuộc các trường bạn như Saint Paul, Regina Pacis, Thiên Phước, trường Lê Quý Đôn và ban nhạc của Taberd. Buổi đại hội rất thành công và được tái hiện vào năm 1965.
Nhưng từ khi đại hội nhạc trẻ Woodstock được tổ chức vào năm 1968 ở Mỹ, thì không khí nhạc trẻ ở Sài Gòn bắt đầu khởi sắc hơn. Vào năm 1972 một đại hội nhạc trẻ rầm rộ với sự tham dự nồng nhiệt của giới trẻ, được tổ chức tại sân trường Taberd và sau đó vào năm 1973 một đại hội nhạc trẻ được tổ chức ở Thảo Cầm Viên, trong ngày lễ Hai Bà Trưng có hàng ngàn người xem. Mặc dù năm này chiến tranh khốc liệt và tràn lan trên khắp đất nước, âm nhạc vẫn không thể thiếu trong lòng người dân Sài Gòn, nhất là giới trẻ.

Vũ Văn Chính

YOUTUBE :
The Ventures - Diamond Head (1965)

*
*

XEM TIẾP : 





» Dòng nhạc & Dòng đời - kỳ 6: Hồi sinh   (Vũ Văn Chính - 17/05/2015) 




*
*
1000 BẢN NHẠC VIỆT NAM







No comments:

Post a Comment

View My Stats