Lê Quốc Trinh
Posted on April 30, 2015 by editor — 0 Comments
Cánh cửa sám hối này phải do tự tay họ mở ra để quay
đầu trở lại với dân tộc trước khi quá trễ, triết lý Nhà Phật gọi là “Hồi đầu thị
ngạn” nghĩa là “Quay đầu lại sẽ thấy bờ”.
I. Lời mở đầu
Thân chào quý bạn độc giả xa gần,
Trước hết tôi xin lỗi quý bạn độc giả một lần nữa là
phải tạm gác bài phân tích “Tìm Hiểu về Phong Trào Pháp Nạn 1963” đến ngày lễ
Phật Đản 01-06-2015 vì còn trong quá trình thu thập chứng cứ lịch sử, sau nữa
tôi cần gửi lá thư ngỏ này đến những bạn bè cũ trong Hội Việt Kiều Yêu
Nước tại Canada (HVKYNTC) nhân ngày 30-04-2015, vì những lý do sau:
1. Lý do thứ nhất: tôi viết lá
thư này trong bối cảnh đất nước Việt Nam tôi đang xuất hiện hình ảnh quân đội
vũ trang hiện đại của ba cường quốc trong cùng một thời điểm:
- Trung Quốc, đã và đang chiếm đóng nhiều đảo trong Hoàng Sa và Truờng Sa, xây phi truờng, lấp biển làm đảo nhân tạo, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam từ hơn 40 năm qua;
- Nga, được Nhà Nước Việt Nam cho phép ra vào quân cảng Cam Ranh tự do, phi cơ quân sự và chiến hạm Nga có thể sử dụng Cam Ranh bất kỳ lúc nào(1);
- Mỹ, chỉ mới gửi hai chiến hạm tối tân trang bị vũ khí hiện đại ghé thăm hải cảng Đà Nẵng cùng lúc với sự viếng thăm của ông Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ;
Điều này chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội và lãnh đạo đảng
Cộng sản Việt Nam lộ hẳn bản chất đê hèn nhu nhược, vì tình trạng phân hoá nội
bộ cùng cực mà thoả thuận ngầm chấp nhận sự hiện diện của nhiều quân đội ngoại
bang trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là ở thời kỳ khủng hoảng căng thẳng đang sôi
sục ở Biển Đông.
Nhớ lại thời VNCH 1 cố tổng thống Ngô Đình Diệm vì
cương quyết phản đối sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ mà phải chịu hy sinh cả
gia đình, tôi cảm thấy dân tộc Việt Nam bất hạnh đang gồng mình chịu đựng nỗi ô
nhục đau thương ê chề chưa từng thấy trong lịch sử. Và viễn ảnh một cuộc chiến
tranh đẫm máu sẽ tái diễn trên mảnh đất Việt Nam, rồi cả triệu người dân nghèo
lại sẽ bị đem nướng trên lò lửa như thời kỳ 1965-1975… không tránh khỏi. Thế
nhưng những người trí thức hải ngoại đã từng vỗ ngực tự xưng “yêu nước” vẫn còn
mơ ngủ chưa tỉnh sao? Đó là lý do đầu tiên thúc đẩy tôi viết bài này;
2. Lý do thứ hai là sự xuất hiện
của vài hội viên nòng cốt của HVKYNTC trong danh sách 22 người ký tên đại diện dưới “Lá
Thư Ngỏ gửi Ngài Andrew Scheer và các Dân biểu” không đồng ý với dự luật
S-219(2) (30 Tháng 4: Ngày Hành Trình Tìm Tự Do)(3). Người đứng đầu đi thu thập
chữ ký phản đối tại Montreal là anh Quách Tinh Văn, từng là một thành
viên lãnh đạo nòng cốt của HVKYNTC; anh cũng là Chủ tịch công ty Laser Express
Inc. chuyển hàng về Việt Nam(4) cho hàng chục ngàn thuyền nhân tị nạn gửi nhu yếu
phẩm về giúp thân nhân bạn bè trong thời kỳ khó khăn nhất của Việt Nam
(1984-1990). Nhờ vào tiền của những nạn nhân cộng sản này mà công ty của anh
phát triển và ngày nay tài sản của anh tích luỹ hàng triệu đô la cũng dựa trên
mồ hôi nước mắt của thuyền nhân tị nạn. Giờ đây anh ký tên, vận động phản đối dự
luật S-219 có khác chi là một hành động phản bội trắng trợn và làm giàu trên
xương máu thuyền nhân. Vì là người chịu trách nhiệm kỹ thuật công trình xây dựng
cơ sở vật chất (toà nhà 1450, Beaudry, Montreal) cho nên tôi cảm thấy có bổn phận
nói lên sự thật phũ phàng đắng cay này.
Quách Tinh Văn (2014). Nguồn: DCVOnline
3. Lý do thứ ba là bắt đầu
manh nha một mưu đồ đen tối ngấm ngầm làm áp lực lên gia đình tôi để ép buộc
tôi phải im lặng, sau loạt bài Lời
Sám Hối Muộn Màng và Đôi Lời
Tâm Sự, đăng trên Mạng trong tháng Ba 2015. Tôi xin phép không đi
vào chi tiết vào lúc này, nhưng tôi biết rõ có liên hệ đến những người lo sợ bị
vạch mặt chỉ tên trong cộng đồng. Qua lá thư ngỏ này tôi nhắn với họ rằng đừng
nên dùng thủ đoạn khủng bố tinh thần trong một xã hội tự do dân chủ thông tin
minh bạch như Bắc Mỹ và đừng nghĩ rằng tôi sẽ chùn bước trước mọi đe doạ hăm he
đen tối. Do đó tôi thấy cần phải viết để cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ hiểu rõ
thêm sự thật, tên tuổi tôi rõ ràng, quang minh chính đại. Nếu có ai cảm thấy bị
xúc phạm, tôi đề nghị viết bài phản hồi ở những blog khắp mạng internet, với
tên họ thật. Tôi sẵn sàng trả lời đầy đủ;
4. Lý do cuối: là trong hai tháng qua, nhiều bạn bè cũ mới đã gọi điện thoại và gửi
E-Mail cám ơn và cổ động tinh thần tôi sau khi đọc hai bài viết. Họ khẩn khoản
muốn được tiếp tục đọc thêm về những sự thật về HVKYNTC; họ có nhiều thắc mắc về
một số sự kiện xảy ra trong quá khứ liên quan đến hội này và những nhân vật chủ
chốt. Tôi đã hứa và tôi phải cầm bút viết tiếp coi như là góp phần làm sáng tỏ
nhiều mảng đen tối bao trùm trên nhóm người thiên tả hải ngoại này. Tôi cố gắng
tránh xúc phạm đến đời tư cá nhân hay liên hệ gia đình của những nhân vật đó,
nhưng tôi biết rõ tầm ảnh hưởng tai hại của chủ nghĩa Mác Lê cùng với những mối
dây liên lạc với cán bộ nòng cốt đảng Cộng sản và với Nhà Nước Việt Nam khiến
cho những người thân Cộng thay đổi tâm tính, tình cảm gia đình bị sứt mẻ, phân
hoá mãnh liệt. Qua bài viết này tôi mong muốn đưa ra một lời cảnh tỉnh chót để
những người trí thức thiên tả hải ngoại biết mà quay đầu trở về với dân tộc, với
nòi giống Lạc Hồng;
II. Thư ngỏ gửi các anh chị Hội viên HVKYNTC
Thân chào các anh chị,
Trước hết tôi xin phép gọi lại tên cũ nguyên thuỷ của
Hội từ lúc sáng lập: Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada (1970), tuy rằng tôi vào
Hội trễ (1973). Đối với tôi đó là cái tên thật do các anh chị nòng cốt tự nguyện
sáng lập, mang trong mình trái tim nóng bỏng yêu nước, yêu xóm làng bị đắm chìm
trong lửa đạn chiến tranh. Tôi biết hầu hết các anh chị sáng lập viên đều là những
du học sinh đi từ miền Nam Việt Nam (dưới vỹ tuyến 17). Dù muốn hay không các
anh chị, cũng như tôi, là sản phẩm do nền giáo dục nhân bản và khai phóng của
chế độ VNCH (1955-1975) đào tạo. Sau Hiệp Định Paris, tôi đã xung phong vào Hội
cũng vì hai chữ “yêu nước” đó. Tôi cũng dư biết Hội đã đổi tên hai lần: Hội
Đoàn Kết Việt Kiều Tại Canada (1975) và Hội Người Việt Nam (1987) chỉ vì áp lực
của Nhà Nước CHXHCN Việt Nam (chính quyền cộng sản Hà Nội); họ muốn kiểm soát
và điều khiển Hội một cách gián tiếp, xem Hội như là một đoàn thể trực thuộc
Nhà Nước qua trung gian của cái gọi là Ban Việt Kiều Trung Ương (BVKTƯ, Hà Nội
và Sài Gòn).
Đau buồn là từ năm 1987, khi các anh chị vì hai chữ
quyền lực, danh lợi, tiền bạc lợi nhuận đi đến xâu xé phân hoá mãnh liệt, lôi
cuốn sự can thiệp trắng trợn và thô bạo của chính quyền cộng sản Hà Nội; chính
tôi là người duy nhất đã đứng giữa Hội tuyên bố công khai ra khỏi Hội, chính thức
phản đối sự can thiệp của Nhà Nước Việt Nam vào nội bộ Hội. Lòng yêu nước đã
khiến tôi vào Hội tích cực đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho Hội, và cũng vì
lòng yêu nước thương nòi mà tôi dứt khoát rời bỏ Hội lúc đó. Chắc các anh chị
còn nhớ chứ? Ngày hôm nay cũng vì cụm từ “yêu nước thương nòi” tôi lại phải tâm
tình với các anh chị, trong bối cảnh cộng đồng người Việt hải ngoại tại Bắc Mỹ
này.
1.
Tư cách và chính danh của nhân chứng sống trong lòng HVKYNTC
Các anh chị hội viên thân mến,
Tôi xin phép vắn tắt vài hàng để tóm tắt những đóng
góp hy sinh tích cực của tôi trong lòng HVKYNTC từ 1973 đến 1990:
- Tôi đã từng hăng say tham gia văn nghệ, chơi đàn Mandoline, hát hò, đóng kịch, múa may trong hầu hết mọi sinh hoạt (Trại Hè, Trại Mùa Đông, Tết Nguyên Đán). Có nhiều kỷ niệm vui đáng nhớ nhưng cũng có vài kỷ niệm buồn rất muốn quên, đó là lúc tôi quyết định đập vỡ cây đàn Mandoline yêu quý. Đừng hỏi tôi tại sao, nếu tôi kể hết những thủ đoạn “đâm dao sau lưng của vài đồng chí yêu nước” thì các anh chị sẽ ngã ngửa; Tôi đã từng hăng say xông pha đi tìm địa điểm và tổ chức chu đáo nhiều trại hè: Sutton (Quebec), Long Sault (Ontario), Contrecoeur (Quebec), quy tụ hơn 300 lượt người tham dự. Tôi đã từng vẽ thiết kế và vận động bạn bè dựng nên một cái lều lớn bằng vải Canvas cho hơn 50 người ngủ ngoài trời.
- Tôi từng đóng bàn Ping-Pong cho các anh chị chơi, đóng bàn họp (4′ x 8′) cho Ban Thường Vụ, Ban Chấp Hành hội họp. Tôi đã từng đóng kệ, đóng tủ cho thư viện Hội, cho ban biên tập tờ báo Đất Việt;
- Tôi đã từng vẽ hoạ đồ thiết kế ngăn chia phòng ốc để xây dựng cơ sở vật chất cho bốn công ty kinh doanh hoạt động trong một toà nhà lớn ba tầng ở 1450, Beaudry, Montreal (1980). Tôi mất hơn hai tháng để tìm tài liệu kỹ thuật liên hệ đến xây dựng, đề phòng hoả hoạn. Bản vẽ bằng mực của tôi khổ lớn nhất, có chữ ký và con dấu kỹ sư chuyên nghiệp, đầy đủ mọi chi tiết kỹ thuật cần thiết để xin giấy phép thành phố Montreal. Từ những vách tường chịu lửa, cột bằng nhôm, cửa sắt, cho đến một hệ thống sưởi, điều hoà không khí cho hàng trăm người tụ họp, đến sàn nhà, trần nhà mới tinh, quán bar và một sân khấu nhỏ trong một phòng sinh hoạt rộng. Tất cả đều được dự trù sửa soạn bằng phương pháp làm việc kỹ thuật nhà nghề bắt đầu từ một cái xác nhà in cũ rích dơ dáy, lạnh lẽo, tối tăm, dầu mực in bám đầy trước đó. Mời các anh chị xem lại sơ đồ tôi vẽ tay kèm theo đây để các anh chị mường tượng công lao đóng góp không công vô vị lợi của tôi và một số Hội viên lý tưởng hăng say để cho Hội tạo được uy tín khắp nơi, lãnh đạo Hội nở mặt nở mày với cán bộ trong nước. Nếu các anh chị biết rằng ngân sách chi phí do tôi đảm nhiệm không vượt quá 70.000 đô-la Canada, trong khi gọi đấu thầu kiến trúc sư người Quebec số tiền lên đến 700,000 CAD thì các anh chị sẽ hiểu lợi nhuận Hội hưởng được đã đưa danh tiếng Hội lên đỉnh cao chót vót. Và trong thời kỳ đó (1980-1990) không một ai ngoài tôi ra dám đứng ra đảm nhiệm trọng trách này. Đáng buồn là rất nhiều anh chị hội viên nòng cốt xem như đó là “bổn phận tự nguyện tự giác” của một thành viên Ban Chấp Hành. Sơ đồ tôi vẽ mới chỉ là phân bố cho tầng trệt phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thành phố Montreal. Tuy nhiên lầu hai, dành cho văn phòng công ty CaviMedic Inc. & QTK Inc., toà soạn báo Đất Việt, phòng họp của Ban Chấp Hành, thư viện, tôi cũng đảm nhiệm nhưng không cần đệ trình thành phố Montral. Các anh chị đâu có biết.
Họa đồ thiết kế tầng
trệt trung tâm sinh hoạt và kinh tài của HVKYNTC. Nguồn: LQT.
Điều làm tôi vui nhất là khi thấy bà con kiều bào,
phần đông là thuyền nhân tị nạn đã tấp nập đem hàng hoá nhu yếu phẩm đến gửi
cho thân nhân bạn bè họ bị kẹt lại ở Việt Nam. Số tiền gửi hàng đem đến một nguồn
lợi khổng lồ cho bốn công ty: Laser Express Inc., CaviMedic Inc., Lacasia Inc.,
QTK Inc.(5).
Tuy nhiên anh Quách Tinh Văn là nguời hưởng lợi nhuận
nhiều nhất nhờ Laser Express Inc. gửi hàng nhiều nhất. Thế nhưng anh đã quên rằng
những thuyền nhân chân ướt chân ráo mới đến Canada, phải cày cục làm lao động mồ
hôi nước mắt dành dụm tiền mua hàng gửi về Việt Nam, họ đã góp phần đưa công ty
Laser Express phát triển tột bậc, và anh Quách Tinh Văn đã tậu đuợc một biệt thự
sang trọng to lớn ở Longueuil cũng nhờ vào những đồng tiền của họ. Đồng lương
giáo sư CEGEP của anh làm sao có thể giúp anh phát tài được như vậy? Vậy mà
ngày nay anh đã đứng ra vận động bạn bè phủ nhận ngày 30-04 là “Ngày Hành Trinh
Tìm Tự Do”, chống lại Dự luật 219 nay đã là Luật của Canada. Anh Quách Tinh Văn
có còn lương tâm hay không? Tôi đề nghị để cho cộng đồng người Việt tại Bắc Mỹ
này lên tiếng phán xét anh Quách Tinh Văn.
Và nhiều người đâu có biết rằng nhờ cơ sở phòng ốc
khang trang rộng rãi đó, các công ty hoạt động phát triển, nhiều hội viên cũ mới
có công ăn việc làm sung túc nuôi gia đình, trong 10 năm dài. Bao nhiêu đó đủ để
chứng tỏ tôi có đầy đủ tư cách làm nhân chứng thuật lại những biến chuyển gay gắt
trong lòng HVKYNTC không? Chưa nói rằng trong khi tận tuỵ đóng góp chất xám và
lao động tay chân cho HVKYNTC, tôi vẫn phải lái xe đi làm xa nhà (12 năm, mỗi
ngày gần 150km) để học hỏi kinh nghiệm công nghiệp của Canada và lo chăm sóc
cho gia đình, con cái thành đạt, hạnh phúc.
2.
Những chi tiết cần biết về sự phân hoá mãnh liệt trong lòng HVKYNTC
Đó là thời kỳ 1987-1990, khởi đầu là làn sóng kêu gọi
Đổi Mới, a dua theo chính sách Đổi Mới của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, dựa
trên ý tưởng “Lấy Dân Làm Gốc” mà dân miền Nam gọi là “Lấy Dân Làm Guốc”. Nhiều
hội đoàn “yêu nước” ở hải ngoại, nhất là bên Tây Đức hưởng ứng mãnh liệt, tự ra
báo, viết bài so sánh đảng Cộng sản Việt Nam với một triều đại phong kiến thối
nát. HVKYNTC cũng rục rịch viết báo, đi tiên phong là anh Lương Châu Phước,
tổng biên tập báo Đất Việt, tưởng rằng thời cơ cách mạng nổ
bùng thổi bay chủ nghĩa cộng sản. Có lúc vài anh hội viên trẻ nồng nhiệt thi
đua nhau tán dương và trình chiếu cuốn phim “Người Tử Tế” của đạo diễn Trần Văn
Thuỷ, có ý hướng phê bình lãnh đạo Nhà Nước Việt Nam. Nhưng họ không ngờ rằng sự
sụp đổ của đế quốc Liên Xô cùng nhiều nước cộng sản trong khối Đông Âu đã khiến
cho lãnh đạo đảng Cộng sản và Nhà Nước Việt Nam sợ xanh mặt. Do đó mới có vở tuồng
Hội Nghị Thành Đô 1990 mà cả Bộ Chính Trị, lãnh đạo ĐCS Việt Nam, dắt díu nhau
“lê guốc” sang Tàu xin thần phục. Và vở bi hài kịch Yêu Nước vs Yêu Tiền bắt
đầu từ đây.
Lương Châu Phước
(2011). Nguồn: Nhóm Sinh viên Plan Colombo 64 Canada
a. Chuyện khởi đầu là màn “cách chức tổng biên tập báo Đất Việt
của anh Lương Châu Phước” do Ban Thường Vụ Hội quyết định (có lẽ do sức ép
từ Việt Nam). Nhưng không ngờ rằng bạn bè vây cánh của Lương Châu Phước trong Hội
không nhỏ. Do đó mới nổ bùng ra một nhóm phản kháng mang tên “Ủy Ban Vận Động Đổi
Mới” quy tụ nhiều hội viên trẻ và một uỷ viên Ban Thường vụ khác là anh Trần
Tuấn Dũng (Phân Hội Trưởng Phân Hội Sinh Viên). Nhóm này tự động viết bài
đăng trên nội san “Diễn Đàn Đổi Mới” để chống đối lại Ban Thường Vụ mà họ gọi
là “phe Kinh Doanh” vì là chủ bốn công ty giàu bạc triệu. Tất cả vây quanh vấn
đề “Cần phải tách rời kinh doanh ra khỏi quản trị: Kinh doanh thuộc về
ai? Thuộc về Hội hay bốn ông đại gia Ban Thường Vụ?”
b. Trong suốt ba năm lục đục nội bộ về vấn đề kinh doanh, chia chác lợi
nhuận của hai phe, tôi là người duy nhất đứng ngoài, không theo phe nào cả, nhờ
vậy tôi đã có cơ hội tìm hiểu phân tích kỹ để nhận ra bản chất thật của những
người trí thức thiên tả như thế nào. Điều làm tôi đau xót trong lòng nhất là lý
do khởi xướng của phe “Đổi Mới” khi họ phản đối Ban Thường Vụ đã nhẫn tâm cách
chức anh Lương Châu Phước mà không đoái hoài gì đến gia cảnh “thất nghiệp” của
anh kể từ khi anh vào Hội và từ khi ra trường Đại Học với bằng Master. Hoá ra Nội
Quy Hội ghi rõ ràng “tinh thần tự nguyện tự giác” trong Hội là giả dối? Hoá ra
anh Lương Châu Phước mấy năm trời sống bám vào HVKYNTC, nhờ vào lợi nhuận kinh
doanh, hưởng luơng bổng, có nhà ở, có xe cộ di chuyển, chỉ nhờ chức vụ làm tổng
biên tập báo Đất Việt đăng bài ca tụng Bác và Đảng quang vinh … Trong khi đó bản
thân tôi và nhiều hội viên khác bỏ ra hàng chục năm hy sinh đóng góp xây dựng
cho HVKYNTC với hai bàn tay trắng, với sức lao động kiên trì và trí sáng tạo, tạo
cơ sở làm ăn cho bao nhiêu người hưởng trong đó là những người trí thức thân Cộng?
c. Sự thật cay đắng phũ phàng này khiến tôi choáng váng, mất hết niềm
tin vào bạn bè đồng chí trong HVKYNTC và tôi quyết tâm giữ im lặng, quyết định
đứng ngoài vòng “tranh chấp lợi nhuận” để quan sát nhận xét khách quan hơn. Và nhờ
tư thế độc lập này mà cả hai phe đều gửi báo cho tôi đọc, theo dõi sát tình
hình phân hoá mãnh liệt. Từ đó tôi phân tích kỹ mọi yếu tố nội tại và ngoại cảnh
để nhận chân ra một sự thật khác: cuộc đấu tranh
này chỉ là sự chia chác tranh giành quyền lực để mưu tìm sự ủng hộ của Nhà Nước
cộng sản Việt Nam từ Hà Nội. Từ đó tôi mới hiểu thêm hai phe đã bỏ ra
nhiều thì giờ tiền bạc, chi phí ngất ngưởng để dẫn nhau về Việt Nam họp cùng với
cán bộ cao cấp trong Ban Việt Kiều ngõ hầu lôi kéo họ vào cuộc. Từ đó tôi mới
phát giác thêm bản chất thiếu trung thực của vài vị trí thức thiên tả hải ngoại.
Hầu hết các anh trong Ban Thường Vụ đều là trí thức có bằng cấp Đại Học, ra trường
đi dạy học trong các trường CEGEP, thuộc giai cấp trung lưu trong xã hội, ngoại
trừ Lương Châu Phước thì không có việc làm ở ngoài. Trong phe “Vận Động Đổi Mới”
đột nhiên xuất hiện hai trí thức mới, Nguyễn Mạnh Hùng & Hoàng Hải Học,
là tiến sĩ, giáo sư Đại Học Laval, và Polytechnique Montreal, chỉ mới vào
Hội không đầy hai năm cộng với Huỳnh Hữu Tuệ, cũng là một ts, gs Đại Học
Laval.
Huỳnh Hửu Tuệ,
Hoàng Hải Học và Nguyễn Mạnh Hùng. Nguồn: OntheNet, Polymtl.ca và ecn.ulaval.ca
d. Một sự kiện đáng ghi nhớ nhất là tôi đọc báo Bản Tin của Ban Thường
Vụ (“phe Kinh Doanh”) tường thuật lại vụ anh cố tổng thư ký Hội, Lê Tiền
Phong, bị hãm hại ở một hotel Hà Nội sau khi hai phe bàn cãi căng thẳng với
Ban BVKTƯ Hà Nội. Bài báo do chính anh Lê Tiền Phong viết ghi chú rõ ràng tính
chất lỗ mãng, hung tàn của một vị “có quyền có chức” trong BVKTƯ, nói rằng:
“Nếu hai phe trong Hội không chịu hoà thuận với
nhau, cứ tiếp tục tranh cãi thì Nhà Nước sẽ xem như là những đứa con hư, sẽ đem
bỏ trôi sông.”
Câu tuyên bố này đã làm rởn tóc gáy vài anh Việt Kiều
Yêu Nước Tây Đức có mặt trong buổi họp đó.
Tôi không ngờ nhiều trí thức hải ngoại, có công ăn
việc làm vững chãi, có giá trị trong xã hội tân tiến Bắc Mỹ lại tự nguyện đến
ngồi họp, cúi đầu lắng nghe những lời phỉ báng chửi rủa của một anh nông dân thất
học đại diện Nhà Nước Việt Nam mà không hề có phản ứng gì cả. Thật là nhục nhã
ê chề cho thân phận trí thức hải ngoại. Chưa hết, tôi còn nghe nói hai phe bàn
cãi hăng say để phân định ai có quyền nắm bộ phận kinh doanh trong Hội, đến một
lúc có người đưa ý kiến đề nghị chia tài sản Hội (bạc triệu) làm ba phần đồng đều:
- Một phần cho Ban Thường vụ (phe “Kinh Doanh”),
- Một phần cho phe “Vận Động Đổi Mới”,
- Phần còn lại thì Nhà Nước Việt Nam (BVKTƯ) hưởng.
Thế là cán cân Nhà Nước nghiêng hẳn về phe Đổi Mới
vì BVKTƯ tự nhiên hưởng được một mối lợi từ trên Trời rơi xuống. Từ đó BVKTƯ đổi
thái độ quay hẳn lại chống phe Ban Thường Vụ (Kinh Doanh). Hậu quả là anh Lê
Tiền Phong bị giam lỏng trong khách sạn Hà Nội, bao nhiêu giấy tờ thông
hành, visa đều bị tịch thu không cho rời hotel nửa bước. Trong khi đó bạn bè của
anh trong Hội (cả hai phe) lần lượt bỏ chạy kéo nhau “di tản chiến thuật” về
Saigon để lại anh Lê Tiền Phong một mình “một cõi đi về” trong hotel.
e. Tuy nhiên vấn đề gay cấn là anh Lê Tiền Phong không chịu chấp nhận
thân phận “làm người tù bất đắc dĩ”, anh bị khủng bố tinh thần… đến
mức độ trong một ngày u ám mưa gió bão bùng, anh quyết định uống hàng chục viên
thuốc Aspirine và dùng dao cạo cắt mạch máu tay tự tử trong phòng. Cũng may cho
anh là nhân viên khách sạn phát giác kịp đưa anh đi nhà thương cấp cứu và thông
báo cho bạn bè anh đang “vui vẻ ăn mừng chiến thắng” ở Saigon.
Thế là nội vụ bị đổ bể thông tin lan truyền tới
Canada.
Sự tình này tôi chỉ đọc báo do Ban Thường vụ phổ biến
trong tờ Bản Tin (nội bộ) và sau đó Lê Tiền Phong được trả lại giấy tờ và lên
máy bay về Canada cấp tốc. Thông tin này luôn bị phe Đổi Mới phủ nhận, nhưng
không tránh được sự thật vì một tuần lễ sau đó Ban Thường Vụ đã tổ chức một buổi
họp đông đủ hội viên để thông báo chính thức sự kiện, đi đôi với bài diễn văn nẩy
lửa do anh Lưu Liên (Giám Đốc công ty Laser Express) đọc, trong đó anh kết
án những “kẻ có chức có quyền lộng hành ở Hà Nội”. Chắc chắn bài diễn
văn kiểu này không do chính tay Lưu Liên viết, mà do một người trong Ban Thường
Vụ sáng tác. Sau này về Việt Nam, tác giả bài diễn văn đã bị thất sủng hoàn
toàn, từ địa vị cao “lên voi” anh bị hạ bệ thành “xuống chó” sống vất vưởng ở
SaiGon. Công ty chuyển tiền do anh thành lập đã bị chuyển sang cho một Việt Kiều
khác mới đến Canada, vô gia cư vô nghề nghiệp, chỉ biết gọi dạ bảo vâng, bao
nhiêu danh sách khách hàng của anh bị “người khác” lấy, và làm giàu từ đó.
Sự thể vấn đề tranh giành miếng ăn trong HVKYNTC ta
là thế đó; khi cần lao động cật lực để xây dựng thì không thấy ai sắn tay áo
giúp đỡ; khi cần tranh chấp quyền lợi thì lôi kéo cán bộ Nhà Nước vào cuộc, đem
mệnh lệnh chính quyền CS áp đặt lên đầu cổ hội viên.
f. Sau cùng sẽ có người thắc mắc, “Thế thì Nhà Nước Việt Nam
phản ứng ra sao sau khi anh Lê Tiền Phong công bố sự thật trong nội bộ Hội?”
Tôi có theo dõi báo chí trong nước thời kỳ đó, tình
cờ đọc được một bài viết của ông Trần Bạch Đằng (Tuổi Trẻ, Saigon)(6) lên tiếng
phản đối sự can thiệp thô bạo của BVKTƯ vào nội bộ hội đoàn hải ngoại. Vài tuần
sau tôi nghe tin phong phanh nói rằng ông Hoàng Bích Sơn Trưởng Ban VKTƯ (thứ
trưởng ngoại giao Việt Nam lúc đó) đã bị cách chức; ông Nguyễn Ngọc Trân lên
thay thế tạm thời và có làm một chuyến công du sang Canada trấn an nội tình
HVKYNTC sau đó. Mấy năm sau tôi lại nghe tin ông Bùi Đức Lập, phụ tá Trưởng Ban
VKTƯ, cũng bị cho về hưu sớm, phát bịnh tâm thần và ra đi trong nghèo đói.
III. Thay cho lời kết
Các anh chị hội viên thân mến,
Chuyện dài nhiều tập của HVKYNTC có thể viết thành
sách giống như tác phẩm Đèn Cù của Trần Đĩnh, nhưng tôi không phải sống bằng
nghề viết lách, chỉ mong muốn đem sở trường kỹ thuật về nước giúp sức với đội
ngũ khoa học kỹ thuật Việt Nam, nhưng có quá nhiều rào cản và mưu đồ hãm hại
sau lưng khiến tôi phải kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian. Một số anh chị em
kết án tôi là “quay đầu 180 độ, phản bội Hội”. Sau khi đọc xong lá
thư ngỏ này đề nghị các anh chị hãy bình tâm suy nghĩ kỹ và nói cho tôi biết “Ai
mới là kẻ quay lưng lại với lý tưởng yêu nước thương nòi?”.
Bài viết này tôi cố tình gởi đăng trên nhiều trang mạng
ở hải ngoại, cốt ý để cho các anh chị em có cơ hội sử dụng diễn đàn công luận để
phản hồi tôi, bắt bẻ tôi bằng đủ mọi lập luận. Tôi chỉ xin yêu cầu các anh chị
hãy thẳng thắn sử dụng tên tuổi thật để tôi có dịp hồi âm minh bạch, tạo nên một
bầu không khí tranh luận trong sạch nghiêm túc. Với tất cả mọi bài mang tên giả
hay bí danh, tôi từ chối không trả lời. Thứ nữa là yêu cầu các anh chị nên cố gắng
viết tiếng Việt gẫy gọn, đánh dấu chính tả chính xác, vì không có lý gì mang
danh yêu nước mà coi thường tiếng mẹ đẻ.
Hơn nữa, tôi tôn trọng chính kiến cá nhân, dù là
theo cộng sản hay chống cộng sản, đó là quyền tự do ngôn luận của mọi người sống
trong xã hội dân chủ này. Tuy nhiên tôi lên án tất cả mọi hành vi ngầm khủng bố
vợ con gia đình tôi để làm áp lực lên tôi. Những ai còn thích thủ đoạn trù dập
đe doạ kiểu cộng sản Việt Nam thì hãy tỉnh ngộ sớm, tôi không bao giờ chùn bước
trước mọi thế lực bạo quyền. Trên con đường đấu tranh cho sự thật khôi phục lại
nhân phẩm danh dự và công lý cho hàng triệu nạn nhân cộng sản ở miền Nam, tôi
đã dứt khoát đi tới sau hai bài mở đầu (hồi tháng Ba 2015). Trong trường hợp kẻ
“ném đá giấu tay” còn tiếp tục sử dụng hình thức đàn áp khủng bố tinh thần, tôi
sẽ đem sự vụ ra trước luật pháp Canada giải quyết. Chúng ta đấu tranh cho tự do
dân chủ nhân quyền thì điều trước tiên là phải biết dựa trên căn bản pháp trị để
nói chuyện công khai(8).
Tôi quan niệm rằng điều kiện tiên quyết để giải quyết
những hận thù còn vương vấn trong lịch sử cận đại hướng tới Hoà hợp Hoà giải
Dân tộc là những con người cộng sản và trí thức thiên tả theo đóm ăn tàn phải
biết ăn năn hối lỗi về những sai lầm của họ trong chiến tranh. Cánh cửa sám hối
này phải do tự tay họ mở ra để quay đầu trở lại với dân tộc trước khi quá trễ,
triết lý Nhà Phật gọi là “Hồi Đầu Thị Ngạn” nghĩa là “Quay đầu lại sẽ thấy bờ”.
Thành thật cám ơn nhiều,
Canada, 19/04/2015
Phụ
lục :
1.
Sơ đồ tổ chức lãnh đạo Hội VKYNTC
Lãnh đạo tối cao, những người
độc quyền tiếp xúc và liên lạc với Sứ quán Việt Nam tại Ottawa và hội họp cùng
cán bộ gộc trong nước:
- Chủ tịch: Ô. Huỳnh Hữu Tuệ
– Phó chủ tịch: Ô. Nguyễn Văn Hương (chủ tịch công ty QTK Inc., gửi tiền về VN)
– Phân Hội Trưởng Phân Hội Trí Thức: Ô. Nguyễn Văn Nhã (Chủ tịch công ty CaviMedic Inc, gửi thuốc tây)
– Phân Hội Trưởng Phân Hội Sinh Viên: Ô. Trần Tuấn Dũng
– Phân Hội Trưởng Phân Hội Công Thương, Ô. Lưu Liên (Giám Đốc công ty Laser Express Inc.)
– Tổng Biên Tập báo Đất Việt: Ô. Lương Châu Phước
– Ngoại Vụ: Ô. Quách Tinh Văn (chủ tịch 2 công ty Laser Express Inc. và Lacasia Inc.)
– Tổng Thư Ký: Ô. Lê Tiền Phong (đã qua đời vì bệnh ung thư phổi)
– Phó chủ tịch: Ô. Nguyễn Văn Hương (chủ tịch công ty QTK Inc., gửi tiền về VN)
– Phân Hội Trưởng Phân Hội Trí Thức: Ô. Nguyễn Văn Nhã (Chủ tịch công ty CaviMedic Inc, gửi thuốc tây)
– Phân Hội Trưởng Phân Hội Sinh Viên: Ô. Trần Tuấn Dũng
– Phân Hội Trưởng Phân Hội Công Thương, Ô. Lưu Liên (Giám Đốc công ty Laser Express Inc.)
– Tổng Biên Tập báo Đất Việt: Ô. Lương Châu Phước
– Ngoại Vụ: Ô. Quách Tinh Văn (chủ tịch 2 công ty Laser Express Inc. và Lacasia Inc.)
– Tổng Thư Ký: Ô. Lê Tiền Phong (đã qua đời vì bệnh ung thư phổi)
Ban Lãnh đạo Hội Việt
Kiều Yêu nước tại Canada. Nguồn: LQT/DCVOnline
a. Trường hợp ngoại lệ: Ô. Lưu Liên, Giám Đốc
công ty Laser Express Inc., tiếng là Phân Hội Trưởng Phân Hội Công Thương,
nhưng chưa bao giờ được phép tiếp xúc với sứ quán Việt Nam và hội họp với cán bộ
trong nước.
b. Còn tôi, Lê Quốc Trinh, chỉ được phép lo
phần sinh hoạt và kỹ thuật trong HVKYNTC, nhờ mấy tài mọn đóng, cưa, đục, đẽo
và đánh bóng… bàn. Tôi là một kỹ sư cơ khí; anh em bạn gọi tôi là “kỹ sư máy
móc”, có nghĩa là “tay chân táy máy, miệng lưỡi móc lò”.
Cho nên họ cấm tôi không được đụng vào khâu âm thanh cực kỳ phức tạp của
HVKYNTC, vì thế mỗi khi tôi phát biểu ý kiến trong Hội thì dàn micro và loa âm
thanh cứ tự động “câm nín” một cách lạ lùng, bí hiểm.
2. Nhiều sự kiện xảy ra với sự có mặt của tôi như là nhân chứng sống,
tôi thấy sao, nghe sao tường thuật lại như vậy. Nếu có ai phản bác thì cứ tự do
đăng đàn thảo luận nghiêm chỉnh;
3. HVKYNTC là một Hội đoàn mang màu sắc chính trị với phương hướng rõ
ràng có đăng ký với luật pháp Canada(7) và có những liên hệ mật thiết với Sứ
Quán Việt Nam ở Ottawa(8). Tuy nhiên tuyệt đối không phải là một hội kín hoạt động
trong bóng tối đứng ngoài vòng pháp luật;
4. Tôi tự hỏi với tất cả những vụ kiện tụng tranh giành quyền lợi kinh
doanh giữa hai phe trước toà án Quebec như vậy thì danh nghĩa một Hội đoàn hoạt
động bất vụ lợi (but non-lucratif) có còn ý nghĩa gì không? Và cá nhân tôi cùng
với nhiều hội viên khác vì lý tưởng phục vụ đất nước Việt Nam thân yêu đã bị lợi
dụng, bị bóc lột suốt 17 năm trời cảm thấy bị lường gạt cực kỳ trắng trợn, sẽ
đòi hỏi công lý ra sao đây? Ai sẽ bồi thường đầy đủ những mất mát công lao, vật
chất cho chúng tôi trong thời gian dài đó?
5. Đã có một tài liệu rất chi tiết về lịch sử và hoạt động của một tác
giả người Canada viết về HVKYNTC với danh sách tên tuổi, chức danh chính xác của
nhiều nhân vật nổi. Cuốn sách này mang tựa đề “The Vietcong Front In Quebec”, tạm
dịch là Mặt Trận Việt Cộng tại Quebec, tác giả là Gilbert Gendron,
B.A., nhà xuất bản 1987 Citizens for Foreign Aid Reform Inc., 1987.
Ban Kinh tài cho Việt
cộng tại Canada: Nguồn: LQT/DCVOnline
6. Ngoài ra quý độc giả cũng có thể vào DCVOnline.net để tham khảo
thêm về những nhân vật quyền uy trong HVKYNTC qua những bài sau:
- Nguyễn Văn Lục, “Trí thức phải là người biết ngượng”, I và II, DCVOnline, 12-13/03/2015;
- John G. Rogers | Trà Mi, “Đứng ngoài cuộc chiến”, DCVOnline, 1 tháng Tư, 2015;
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline chú thích và minh họa
DCVOnline
(1) Chính sách “ba không” trong Bạch thư Quốc phòng của nước CHXHCN Việt
Nam công bố năm 2009, được Thứ trưởng Quốc phòng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Chí
Vịnh, xác định lại trong chuyến viếng thăm nước CHND Trung Hoa tháng Tám 2010: “không
tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào,
không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước
này để chống nước kia.” (Nguồn: VOV, “Chính sách ‘ba không’ của quốc
phòng Việt Nam”, 26/8/2010). Tuy nhiên, theo nhận định của Carl Thayer trên tờ
The Diplomat ngày 15 tháng Ba, 2014 thì “Bộ Quốc phòng Nga xác nhận sân bay Cam
Ranh lần đầu tiên được họ dùng vào tháng Giêng năm 2014 cho những máy bay,
Ilyushin Il-78, cất cánh tiếp liệu trên không cho loại oanh tạc cơ Tu-95MS.” Hoạt
động này mâu thuẫn với “không” thứ 3 của Việt Nam là “không sử dụng nước
này chống nước kia”.
Nhưng Nguyễn Chí Vịnh cũng tuyên bố,
“Việt Nam tôn trọng vai trò và lợi ích của Mỹ trong
khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Á. Nhưng sự tôn trọng
và chào mừng này dựa trên các điều kiện là sự hiện diện của [Mỹ] có thể duy trì
hòa bình và ổn định cũng như thúc đẩy sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế.”
(Nguồn: Carl Thayer, “Vietnam’s Cam Ranh Bay
Caught in US-Russia Crossfire”, The Diplomat, March 13, 2015)
(2) Canada-Vietnam Association, “Open Letter to Speaker Andrew Scheer
and all Mps”, Feb. 1, 2015. Trang http://www.canada-vietnam.ca/ đã gỡ bỏ “lá
thư ngỏ” sau khi Dự luật S-219 trở thành Đạo luật, 23 tháng 4, 2015.
(3) Ngày 23 tháng Tư, 2015, Dự luật S-219 đã được Thủ hiến Canada,
David Johnston, ký và ban hành thành Đạo luật công nhận “30 tháng Tư là ngày quốc
gia kỷ niệm cuộc di tản của người Việt Nam tị nạn (cộng sản) và sự đón tiếp tại
Canada sau ngày Sài Gòn sụp đổ và chiến tranh Việt Nam chấm dứt”. (Nguồn:
“Royal Asent”, 2nd Session, 41st Parliament, Volume 149, Issue 135, Thursday,
April 23, 2015)
1450 Rue Beaudry,
Montréal H2L 3E5. Trụ sở kinh tài của Hôi VKĐK thời Việt Nam bị cấm vận.
(4) Laser Express
Inc., một công ty vận chuyển thương mại ghi danh với chính phủ Liên bang Canada
từ tháng 7, 1980, ngoài dịch vụ vận chuyển hàng hóa công ty này còn bán vé du lịch.
Chủ tịch Laser Express là Võ Quang Tu (nhân viên của tòa Đại sứ Việt Cộng năm 1979)
có 67% cổ phần, Thư ký và Thủ Quỹ Quách Tinh Văn làm chủ 33% còn lại. Trị giá
cơ sở địa ốc của công ty này lên đến 239.900 đô-la vào năm 1986; Năm 1983 Laser
Express có 10 nhân viên nhưng không còn nhân viên trong hai năm 1984-1985. (Nguồn:
Gilbert Gendron, B.A., “The Vietcong Front in Quebec”, Citizens for Foreign Aid
Reform Inc. (C-FAR) 1987, trang 49-50)
(5) Từ 1975 đến 1978 CHXHCN Việt Nam bị nước CHND Trung Hoa, cựu đồng
minh, láng giềng phương Bắc phong tỏa kinh tế trước khi mở cuộc tấn công vào
vùng biên giới phía Bắc. 25 tháng Mười hai 1978, Việt Nam xâm lăng và
chiếm đóng Cambodia cho đến năm 1989, đây là giai đoạn Việt Nam bị hoàn tòan cô
lập trên thế giới. Sau ngày 30 tháng 4, 1975, Mỹ bắt đầu cuộc cấm vận cộng
sản Việt Nam cho đến ngày 3 tháng Hai, 1994.
Theo Gilbert Gendron, B.A., “The Vietcong Front in
Quebec” thì vì tình trạng kinh tế tòa Đại sứ Việt Cộng tại Ottawa đã đóng cửa từ
1981 nhưng Bản doanh Beaudry của Việt Cộng ở Québec có 3 công ty, Vietimex
Inc., Laser Express Inc., và Vinamedic Inc. làm ăn rất phát đạt.
Quyền lực trong
công ty Vietimex Inc. Quách Tinh Văn, Nguyến Văn Nhã, Võ Quang Tu, Phạm Ngọc Tuấn.
Nguồn: Gilbert Gendron/DCVOnline
Vinamedic
Inc.
- Vietimex Inc., một công ty thương mại, đã ghi danh với chính phủ Liên bang Canada vào tháng Sáu 1979, có địa chỉ ở số 2810 Stock Exchange Tower, Victoria Place, hai tháng sau khi mua lại hai cao ốc ở các địa chỉ 1444, 1444-A, 1446, 1448 và 1450 đường Beaudry. Theo tài liệu của thành phố Montreal thì cơ sở này trước đây thuộc một nhà in của công ty Paradis & Vincent Ltd. Đến 29 tháng Bẩy, 1980 Thư ký-Thủ Quỹ công ty Vietimex Inc. là Phạm Ngọc Tuấn đổi địa chỉ về số 1450 đường Beaudry. (Nguồn: Public Records, Montreal Court House, 500-15-021349-80.) Sau hơn 3 năm hoạt động, đến 1984 Vietimex Inc. thay đổi từ một nhà xuất-nhập cảng sang một nhà bán sỉ. Năm 1985 công ty này không còn nhân viên, với Tổng Quản lý là Võ Quang Tu và ba Giám đốc là Nguyễn Văn Nhã (Tổng Giám đốc), Quách Tinh Văn (Phó Giám đốc) và Phạm Ngọc Tuấn. (Nguồn: Thông tin từ những Báo cáo thường niên phải nộp với Chính quyền Tỉnh bang Quebec, “The Vietcong Front in Quebec” trang 63). Vốn của Vietimex Inc. là 98.000 đô-la Canada, trong đó Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada làm chủ 76%. Danh sách Giám đốc của HVKYNTC vào tháng 12 1983 có những tên như Tôn Nữ Thị Nga (Chủ tịch), Lưu Liên (Phó Chủ tịch), Huỳnh Hữu Tuệ (Phó Chủ tịch), và Lê Tiền Phong (Tổng thư ký). Gilbert Gendron kết luận Vietimex Inc. là cơ sở tài chánh của HVKYNTC và với danh sách lãnh đạo như thế, thì quyền lực ở HVKYNTC thuộc nhóm phù chính quyền cộng sản ở Hà Nội mà vai trò của Nguyễn Văn Nhã là chỉ dấu rõ rệt nhất. Trị giá của Vietimex Inc. Vào tháng Chín 1980 là 165.000 CAD (Nguồn: Gilbert Gendron, Ibid, trang 49).
- Laser Express Inc., đã có chi tiết ở chú thích số (4)
Quyền lực trong
công ty Vinamedic Inc., từ trái: Nguyễn văn Nhã, Trần Tuấn Dũng, Quách Tinh
Văn, Lê Hồng Ngọc (không có hình). Nguồn: Gilbert Gendron/DCVOnline
- Vinamedic Inc. là cơ sở kinh tài thứ ba của HVKYNTC; vào ngày 17 tháng Ba 1981 công ty này ghi danh là một cơ sơ xuất cảng vải vóc và thuốc tây trị giá 106.830 CAD trong năm 1983 nhưng đến 1984 chỉ còn 36.750 CAD. Tổng Giám đốc công ty Nguyễn Văn Nhã là chủ 100% cổ phần. Hai Phó Tổng Giám đốc là Trần Tuấn Dũng và Quách Tinh Văn, Thư ký là Lê Hồng Ngọc. (Nguồn: Gilbert Gendron, Ibid, trang 50).
Điều tra của Thượng Viện Quốc hôi Mỹ về hoạt động
chuyển đô-la Mỹ bất hợp pháp về cho cộng sản Việt Nam qua các ngả từ Canada,
Pháp và châu Á ngày 20 tháng Sáu, 1984 (Nguồn: “Vietnamese Currency Transfer
Legislation”, Senate hearing 98-935, Washington: U.S. Governement, Printing
Office, 1984, p.14, Gilbert Gendron, Ibid, p. 64). Bản điều trần của William L.
Cassidy tại Thượng Viện Mỹ không nêu đích danh cơ sở kinh tài chuyển đô-la Mỹ về
cho Việt Cộng tại Canada nhưng ký giả Wayne McPhail của tờ Hamilton Spectator
được William Cassidy trợ giúp đã xác định cơ sở kinh tài cho Việt Cộng tại
Canada là HVKYNTC và tổ chức kinh tài này đã gởi về cho cộng sản Việt Nam một số
hàng hóa và tiền tươi trị giá khoảng 140 triệu đô-la mỗi năm. McPhail
cho rằng phần lớn của 140 triệu đô-la đó là tiền của cộng đồng tị nạn cộng sản
tại Bắc Mỹ. (Nguồn: The Edmonton Journal, July 14, 1985; Gilbert Gendron, Ibid,
trang 74).
(6) Trần Bạch Đằng (15 tháng 7 năm 1926 – 16 tháng 4 năm 2007)
tên thật là Trương Gia Triều, một cán bộ cộng sản cao cấp được kết nạp từ năm
1943. Năm 1946, Trần Bạch Đằng phụ trách tờ “Chống Xâm Lăng” của Thành ủy Sài
Gòn. 1951 làm tổng biên tập báo “Nhân Dân Miền Nam” của Trung ương Cục. Tết Mậu
Thân 1968 Trần Bạch Đằng là một trong những cán bộ cao cấp cùng Võ Văn Kiệt, Trần
Văn Trà, Mai Chí Thọ chỉ huy cuộc tấn công vào Sài Gòn. Sau tết Mạu Thân, Trần
Bạch Đằng là bí thư Thành Ủy, rồi bí thư Đặc Khu Sài Gòn – Gia Định, đỉnh cao
nhất trong sự nghiệp chính trị của y.
Người ta thường biết đến bút danh Nguyễn Trương
Thiên Lý của Trần Bạch Đằng, tác giả quyển tiểu thuyết và truyện phim Ván
bài lật ngửa, hơn là một chính khách cộng sản cao cấp. Sau 1972 Trần Bạch
Đằng bị hất khỏi tất cả những vị trí quyền lực, và không còn hiện diện ở chính
trường cộng sản Việt Nam sau 30 tháng Tư 1975. (Nguồn Wikipedia và Bạch diện
thư sinh, “Mặt trận Đại học”, Tủ sách Hoàng Sa, 2014, trang 43-4).
(7) HVKYNTC thành lập vào tháng Tư năm 1970 tên tiếng Anh là
“Asociation of Vietnamese Patriots in Canada” (AVPC), thành viên đa số là sinh
viên được chính quyền miền Nam Việt Nam (VNCH) gởi đi du học tại Canada qua
chương trình học bổng Colombo. Mục đích của HVKYNTC là:
“1. Đoàn kết tất cả Việt kiều tại Canada qua những
hoạt động chung.
2. Hợp tác và đoàn kết với tất cả mọi phong trào vì Hòa Bình cho Việt Nam, nhất là với những phong trào Việt Kiều hải ngoại và các phong trào phản chiến.
3. Ủng hộ vô điều kiện cuộc đấu tranh của người miền Nam Việt Nam chống bọn ngoại xâm và chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam, và cuộc đấu tranh vì Hòa bình, Độc lập, Trung lập, Dân chủ và Thịnh vượng tại miền Nam Việt Nam.”
2. Hợp tác và đoàn kết với tất cả mọi phong trào vì Hòa Bình cho Việt Nam, nhất là với những phong trào Việt Kiều hải ngoại và các phong trào phản chiến.
3. Ủng hộ vô điều kiện cuộc đấu tranh của người miền Nam Việt Nam chống bọn ngoại xâm và chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam, và cuộc đấu tranh vì Hòa bình, Độc lập, Trung lập, Dân chủ và Thịnh vượng tại miền Nam Việt Nam.”
(Nguồn: “News From
Vietnam”, No. 3, August 16-28, 1972, Gilbert Gendron, Ibid, trang 57).
Sinh viên “yêu nước”
trốn quân dịch không về nước: (từ trái qua phải): Lương Châu Phước, Đỗ Đức
Viên, Trần Tuấn Dũng, và Nguyễn Văn Nhã. 1970. Nguồn: Tạp chí PARADE/Washington
Post June 14, 1970
(8) Một sự kiện chấn động chính giới Canada xảy ra vào năm 1979. Ngày
29 tháng Ba, Bộ Ngoại giao Canada công bố Canada đã ra lệnh trục xuất Hồ
Xuân Đích, Đệ nhị Tham vụ của Đại sứ quán Nước CHXHCN Việt Nam, trong vòng
72 giờ đồng hồ. Lý do: cảnh sát Liên bang (RCMP) Canada đã xác định Hồ Xuân
Đích là “một nhân viên tình báo có những hoạt động không thích hợp với
vai trò ngoại giao của ông”. Được biết Hồ Xuân Đích “đã có những
hành vi can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của cộng đồng người Việt Nam tại
Canada nhằm làm áp lực, gây ảnh hưởng về ý thức hệ và lòng trung thành của
cư dân gốc Việt tại Canada.” Cảnh sát Liên bang cho biết Hồ Xuân Đích
đã đe dọa người Việt tại Canada sẽ trả thù thân nhân của họ còn sinh sống tại
Việt Nam. (Nguồn: The Montreal Star, March 30, 1979, p. A11,
Gilbert Gendron, Ibid, trang 61; Medicine Hat News, April 3,
1979, Page 5.
Hình bìa “The Viet
Cọng Front in Quebec”
Nguồn: C-FAR, 1987
-----------------------------
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
Lê
Quốc Trinh
Posted on March 5, 2015 by editor
— 2 Comments
Lê
Quốc Trinh
Posted on March
19, 2015 by editor — 0 Comments
John
G. Rogers
Trà
Mi dịch và giới thiệu
Posted on April 1, 2015 by Editor
— 1 Comment
Trà
Mi
Posted on April 2, 2015 by editor
— 0 Comments
Trà
Mi
Posted on April 2, 2015 by Editor
— 1 Comment
No comments:
Post a Comment