01.05.2015
Việt
Nam tiếp tục bị đề nghị trở lại danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn
giáo trên thế giới (CPC) vì các vi phạm nghiêm trọng tiếp diễn.
Ủy hội
Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF) trong phúc trình thường
niên 2015 công bố hôm 30/4 nêu rõ dù có một số tiến bộ, nhưng nhà cầm quyền Việt
Nam vẫn tiếp tục giới hạn chặt chẽ các sinh hoạt tôn giáo độc lập.
USCIRF
đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam trở lại danh sách CPC , một động
thái có thể dẫn tới các biện pháp chế tài từ Mỹ.
Báo cáo
nói hiện có ít nhất từ 100-200 tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam,
trong số này có những người bị tù tội chỉ vì hoạt động tôn giáo hoặc cổ súy cho
tự do tôn giáo.
USCIRF
cho biết các vi phạm về tự do tôn giáo không những tiếp diễn ở Việt Nam mà
trong một số trường hợp thậm chí còn tệ hại đi.
Phúc
trình tố cáo rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn dùng luật và các nghị định hành
chính kiểm soát hoạt động tôn giáo và đàn áp các cá nhân hay tổ chức tôn giáo
nào bị họ xem là mối đe dọa, trong đó có các tổ chức tôn giáo độc lập của Phật
giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa giáo, và Tin lành.
Một nhà
hoạt động cho nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam được nhiều người biết tiếng
ở hải ngoại, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ
ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nhận xét về phúc trình 2015 của USCIRF
về tình hình Việt Nam:
“Năm
nay tôi thấy hầu hết các tôn giáo đều được nêu ra như Hồi giáo của người Chàm
hay Bahai v..v..Trong trường hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được
chú trọng rất nhiều ở hai điều: một là Đức Tăng thống Thích Quảng Độ bị quản
thúc quá lâu và vấn đề sách nhiễu chư tăng ở Huế. Một điểm đặc biệt khác, phúc
trình đưa ra đúng ngày 30/4 có ý nghĩa rất lớn nói lên tình trạng tang thương của
tôn giáo Việt Nam trong t ình trạng tang thương của Việt Nam.”
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền
Làm Người Việt Nam.
Nhà hoạt
động cổ súy quyền tự do tôn giáo, mục sư
Thân Văn Trường, tán đồng khuyến nghị của USCIRF cho rằng Việt Nam cần phải
trở lại danh sách CPC để chịu áp lực buộc phải cải thiện:
“Rất
cần thiết vì thực tế ở đây rất nhiều bạn bè chúng tôi còn đang ở trong tù như mục
sư Dương Kim Khải, Nguyễn Công Chính, linh mục Nguyễn Văn Lý, vẫn không có gì
thay đổi cả. Các nhóm, nhánh sinh hoạt tư gia vẫn còn bị bắt bớ, khó khăn. Việc
huấn luyện thần học vẫn còn bị hạn chế. Máu của anh em chúng tôi vẫn còn phải đổ,
anh em chúng tôi còn phải chịu khổ rât nhiều về niềm tin, đức tin tôn giáo của
mình. Cho nên, tôi nghĩ Việt Nam rất đáng trở lại CPC để có biện pháp buộc nhà
cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình trạng tự do tôn giáo.”
Theo
khuyến nghị của USCIRF, ngoài việc đưa Việt Nam vào danh sách CPC, chính phủ
Hoa Kỳ cần tiếp tục thúc đẩy Hà Nội soạn thảo các điều luật mới đơn giản hóa
các điều kiện đăng ký hoạt động tôn giáo, cho phép người dân được quyền chọn lựa
đăng ký hay không, và bảo đảm rằng những ai không đăng ký vẫn được phép hoạt động
tôn giáo hợp pháp và thỏa đáng.
Bên cạnh
đó, vẫn theo đề nghị của USCIRF, Washington nên nhất quán và công khai nêu vấn
đề nhân quyền với Hà Nội trong mọi cấp độ của mối quan hệ, kể cả trong các cuộc
thảo luận song phương về quân sự, thượng mại, an ninh, và kinh tế.
USCIRF
cũng kêu gọi chính phủ Mỹ bảo đảm rằng các cuộc đối thoại nhân quyền thường
niên với Việt Nam dẫn tới các hành động và kết quả cụ thể liên quan đến nhân
quyền và tự do tôn giáo và báo cáo Quốc hội tiến bộ trong các vấn đề này.
Kể từ
năm 2001 tới nay, USCIRF hằng năm liên tục đề nghị liệt kê Việt Nam vào danh
sách CPC.
Trong
hai năm 2004, 2005, do đề xuất của Uỷ hội, Việt Nam bị Hoa Kỳ liệt vào danh
sách CPC trước khi được rút tên ra vào cuối năm 2006.
Giữa bối
cảnh quan hệ Việt-Mỹ hiện nay, liệu có khả năng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ chấp thuận
đề nghị của Ủy hội USCIRF hay không? Nhà hoạt động Võ Văn Ái nhận định:
“Đưa
vào CPC sẽ thay đổi tình trạng tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, có điều tôi lo
lắng là hiện tình chính trị Đông Nam Á và Thái Bình Dương có thể làm vấn đề tôn
giáo bị lu mờ. Nếu đó là sự thật thì sẽ rất tai hại cho trường hợp Việt Nam. Tất
cả các tôn giáo trong nước có thể đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển và
kiến thiết đất nước vì có tín đồ đông và có mạng lưới về y tế, từ thiện, xã hội,
giáo dục…v..v.. Hơn nữa, chúng ta đang sống trong không khí bạo lực và khủng bố
trên thế giới, yếu tố tôn giáo trong trường hợp Việt Nam sẽ đóng góp rất lớn về
mặt xã hội. Nếu nhà nước Việt Nam có thể thấy được những điều đó, họ phải thay
đổi. Tôi nghĩ bản thân chế độ Hà Nội không thể nào thay đổi chủ trương đối với
tôn giáo. Điều này đòi hỏi áp lực quốc tế đặc biệt từ Hoa Kỳ. Nếu Mỹ có áp lực
lớn để thay đổi chính sách tôn giáo tại Việt Nam thì điều này sẽ đóng góp rất lớn
cho vấn đề phát triển của Việt Nam.”
USCIRF
do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập sau khi ban hành Sắc luật 1998 bảo vệ tự do tôn
giáo trên thế giới. Đây là một tổ chức tham vấn độc lập cho chính phủ có nhiệm
vụ giám sát tự do tôn giáo toàn cầu và đưa ra các khuyến nghị dựa trên những
tiêu chuẩn trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Quan hệ
Việt-Mỹ đã cải thiện đáng kể từ sau chiến tranh kết thúc năm 1975 nhưng vấn đề
nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục là trở ngại cho mối bang giao gần gũi hơn
giữa hai nước cựu thù.
Washington
kêu gọi Hà Nội cần phải tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực nhân quyền.
Việt
Nam lâu nay bác bỏ các chỉ trích về vi phạm tự do tôn giáo dù thừa nhận còn nhiều
điều cần phải khắc phục.
Hà Nội
mong các quan điểm khác biệt giữa hai nước Việt-Mỹ trong vấn đề nhân quyền sẽ dần
dần được giải tỏa thông qua các cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng.
Đại sứ
Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến, Pete Peterson, trong cuộc phỏng vấn với
VOA Việt ngữ đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, khẳng định nhân quyền
Việt Nam là ‘vấn đề mà Mỹ sẽ không đơn thuần bỏ qua.’
No comments:
Post a Comment