Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Friday, May 01, 2015 5:20:23 PM
Hoa Kỳ trong truyền thống là đất nước của di dân và
điều ấy đã khiến không ít người Việt Nam chúng ta gọi không đúng tên chính thức
của quốc gia này.
United States of America có nghĩa là liên hiệp của
các quốc gia (tiểu bang) châu Mỹ, từ Hán Việt là Hiệp Chủng Quốc. Gọi Hiệp
Chủng Quốc, nước của những chủng tộc, không diễn đạt đúng ý nghĩa chính thức của
các nhà lập quốc.
Nhưng
nếu Hoa Kỳ hình thành bởi các di dân, thì cũng không phải là quốc gia duy nhất
bao gồm nhiều chủng tộc. Trải qua những thời kỳ lịch sử, ngày nay hầu như không
có một nước nào trên thế giới chỉ có một sắc dân. Tại mỗi nước đều có những cộng
đồng dân thiểu số đã sinh sống từ lâu đời cùng những di dân mới đến trong thời
kỳ hiện đại, có thể ít nhiều gây ảnh hưởng làm thay đổi xã hội ấy.
Chiều hướng này đang diễn ra ở Âu Châu.
Âu Châu là vùng đất mà ranh giới quốc gia liên tục
thay đổi từ 2000 năm qua và nhiều dân tộc thường xuyên di chuyển từ nơi này đến
nơi khác cho tới gần cuối thế kỷ trước. Nhiều quốc gia ngày nay có một số lớn
di dân đến từ Âu Châu cũng như ngoài Âu Châu. Di dân trong lịch sử hầu hết là hậu
quả của các cuộc chiến tranh xâm lăng và gần đây là do vấn đề kinh tế.
Cho tới thập niên 1960 và 1970, Hy Lạp, Ireland, Ý,
Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Anh là nơi phát xuất các di dân đi qua châu Mỹ
hay Australia, một số khác đến các nước châu Âu khác như Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Đức.
Sau đó mức sống tại các nước nói trên lên cao và chiều hướng di dân đảo ngược lại.
Âu Châu, đặc biệt Tây Âu, trở thành nam châm
thu hút di dân từ Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á. Trong thập niên 1990, di dân từ
các nước Cộng Sản cũ ở Đông Âu đổ về Tây và Bắc Âu.
Một số học giả như Harley Johnson và Kathyn
Archer giải thích rằng làn sóng di dân từ bên ngoài đổ đến Âu Châu từ thập niên
1980 về sau là do tình trạng chênh lệch gia tăng giữa các nước nghèo và giầu
có. Công nhân lao động, nhập cảnh hợp pháp hay bất hợp pháp, tìm cách ở lại nước
làm việc hay di chuyển qua nước khác trong Liên Hiệp Âu Châu, cũng là nguyên
nhân làm gia tăng số di dân trong các xã hội Âu Châu. Trong số các di dân đó
không ít các phần tử xấu, gây nên sự bất ổn và lan tràn các tệ nạn xã hội từ ma
túy đến móc túi mà du khách ngày nay có thể rất thường nhận thấy tại Pháp, Bỉ,
Ý, Hòa Lan,...
Không chỉ có những di dân vì lý do kinh tế, tình thế
bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi hiện nay là nguyên nhân bùng phát di dân và dân tị
nạn tìm đến Âu Châu. Hai đường đi của họ là qua Thổ Nhĩ Kỳ hay các nước vùng
bán đảo Balkan hoặc vượt Địa Trung Hải bằng tàu thuyền nhỏ hoặc tàu của các tổ
chức chuyên chở di dân lậu. Số di dân càng ngày càng quá đông gây nên nhiều khó
khăn lớn, từ bế tắc trong cách giải quyết đến những vấn đề phức tạp về chính trị
và xã hội cho các nước Liên Âu (EU) phải tiếp nhận họ.
Lampedusa, hải đảo trên Địa Trung Hải thuộc Ý nhưng
gần bờ biển Bắc Phi hơn, đang trở thành biểu tượng của cuộc khủng hoảng di dân.
Năm ngoái hải quân duyên phòng Ý đã chặn bắt hoặc cứu những thuyền nhân bị nạn
giữa biển, đưa về Lampedusa 170,000 người, Di dân gia tăng mạnh trong 4 tháng đầu
năm nay và Liên Âu phải tìm biện pháp đối phó hữu hiệu sau hai vụ đắm tàu làm gần
1,000 người thiệt mạng. Những con số này chỉ là phỏng định vì không có tài liệu
gì để có thể biết tàu của các tổ chức di dân bất hợp pháp chở bao nhiêu người.
Cơ quan Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ước lượng số di dân thiệt mạng trên biển hiện nay khoảng 55 so với 2% hai năm trước. Nhưng tình trạng hoàn toàn mất ổn định ở Libya khiến dân chúng nơi đây buộc phải tìm đường trốn chạy. Đồng thời cũng có những dân tị nạn từ rất xa – Trung Đông và Tây Phi – theo con đường này để sang Âu Châu. Trước khi xuống được tàu ở Libya, họ phải vượt qua 5 hay 6 nước khác và tốn kém tới $5,000 mỗi người cho bọn tổ chức dẫn đường.
Cơ quan Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ước lượng số di dân thiệt mạng trên biển hiện nay khoảng 55 so với 2% hai năm trước. Nhưng tình trạng hoàn toàn mất ổn định ở Libya khiến dân chúng nơi đây buộc phải tìm đường trốn chạy. Đồng thời cũng có những dân tị nạn từ rất xa – Trung Đông và Tây Phi – theo con đường này để sang Âu Châu. Trước khi xuống được tàu ở Libya, họ phải vượt qua 5 hay 6 nước khác và tốn kém tới $5,000 mỗi người cho bọn tổ chức dẫn đường.
Khoảng từ 50% đến 80% di dân đặt chân được tới các hải
cảng Ý, sau khi thanh lọc, được chuyển đi tái định cư ở các nước Liên Âu khác.
Chính quyền Ý không đủ tài nguyên trong công cuộc tiếp nhận di dân, đã phải
yêu cầu Liên Âu trợ giúp tiền bạc. Tuy nhiên có nhiều nước lo ngại trong tình
trạng kinh tế như thế, việc thanh lọc không được thực hiện chu đáo, và có thể để
cho những phần tử khủng bố lọt qua.
Chính Ý cũng lo ngại khủng bố từ Libya, do những
chiến binh liên kết với Nhà Nước Hồi Giáo IS, đã phải cho lệnh hải quân gia
tăng tuần tiễu trên Địa Trung Hải. Antonelo Fiorello một chuyên gia quốc tế vụ
thuộc viện đại học Rome nói rằng: Ý không thể đơn phương đương đầu với hiểm họa
đó. Liên Âu cần đối phó với vấn đề tị nạn và đi đến một liên minh quốc tế để
tái tạo ổn định ở Libya”.
Tại Âu Châu, việc tiếp nhận di dân vào tái định cư ở
nước mình không phải là đơn giản, tác động tới sinh hoạt xã hội trên nhiều mặt
làm cho hầu hết dân chúng các quốc gia Âu Châu e ngại có thêm di dân. Các đảng
phái chính trị khuynh hướng chống di dân càng ngày càng có thêm sự ủng hộ. Thêm
nữa những di dân này đều là Hồi Giáo, khó hội nhập được vào xã hội mới,
chưa kể một số lại chống ngay cả những những nước tiếp nhận họ.
Dân chúng Pháp 12% là người sinh quán ở nước ngoài,
ngang với trung bình cho tất cả các nước Âu Châu. Nhưng Pháp lại có một tỷ số rất
cao các con cháu di dân, do lịch sử giải phóng các thuộc địa Bắc Phi – Algeria,
Morocco, Tunisia – và các quốc gia vùng Maghreb, cuối thập niên 1950. Hầu hết
những dân này là Hồi Giáo và là cộng đồng dân Hồi Giáo lớn nhất trong Liên Âu về
tổng số cũng như tỷ lệ. Đa số những người này tập trung trong những khu gần như
biệt lập ở ngoại ô Paris và các thành phố lớn, một số được coi là “vùng cấm địa”
đối với những sắc dân khác.
Đã từng có những vụ bạo loạn xảy ra và dân
chúng tại những nơi này thường biểu lộ thái độ công khai chống
chính quyền Pháp. Mặc dầu Pháp có hoàn cảnh khó khăn phức tạp hơn, nhưng tình
trạng này cũng nhận thấy được ở Anh, Bỉ, Thụy Điển, Hòa Lan, Đức và những nơi
khác.
Vì vậy, một câu hỏi mà những đảng chính trị chống di
dân có thể dễ dàng nêu ra là nếu chưa giải quyết ổn thỏa được với tập thể di
dân hiện hữu thì tại sao lại tiếp nhận thêm người mới?
Không có câu trả lời thỏa đáng ngoại trừ lý tưởng nhân đạo và tinh thần tự do dân chủ, và bài toán di dân ở Âu Châu sẽ còn là nan giải trong tương lai xa.
No comments:
Post a Comment