Thursday, 14 May 2015

Trung Quốc ăn mừng một lịch sử tưởng tượng về Thế chiến II tại Nga (Jenni Li và Larry Ong - Epoch Times)





Jenni Li Larry Ong     -    Epoch Times 
14 Tháng Năm , 2015

Đối với cuộc diễu hành quân sự nhân kỷ niệm sự kiện kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II tại Nga vào tuần trước, chính quyền Trung Quốc đã cử đi các đại diện là một đội vệ binh danh dự với hàng trăm binh sĩ cường tráng, cùng với những hậu duệ của các cựu chiến binh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã từng bị thanh trừng – một động thái khoa trương quá mức dành cho nhóm những người hầu như không hề cầm súng chiến đấu trong một cuộc chiến tranh mà giờ đây người ta đang tưởng niệm.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và nhiều nhà lãnh đạo các nước Châu Âu không tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9 tháng 5 do sự kiện gần đây bán đảo Crimea đã bị sáp nhập vào Nga, và lực lượng ly khai đã nhận được sự hậu thuẫn từ điện Kremlin trong cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine.

Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ được mời lên khán đài để duyệt đội hình diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít, và rõ ràng Nga muốn Trung Quốc sẽ đưa ra Tuyên bố chung.

Theo trang mạng Creaders.net của Trung Quốc tại Vancouver, với chiều cao trung bình trên 1 mét 88, 102 binh sĩ đội quân danh dự của Trung Quốc là đội hình cao nhất trong đoàn ngũ duyệt binh. Họ tham gia diễu hành cùng với 52 đội ngũ xếp hình của Nga và 9 đội ngũ xếp hình từ các quốc gia khác. Thậm chí, trong một buổi diễn tập duyệt binh tại nước Nga, đội quân danh dự này đã hát bản ballad trong một khúc ca hùng tráng của người dân Nga được sáng tác trong thời chiến mang tên “Kachiusa” – clip này đã có hơn 16,5 triệu lượt xem trên trang web Youku chia sẻ video của Trung Quốc.

Theo kênh truyền hình Đức Deutsche Welle, dẫn lời phóng viên của truyền thông Nga, thì 4 công dân Trung Quốc cũng sẽ mang theo bức chân dung của tổ tiên hoặc những thân nhân của họ để tham gia diễu hành trên Quảng trường Đỏ tại Moscow. Đó là các bà Lưu Ái Cầm con gái của cựu Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ; bà Lưu Li cháu gái của Nguyên soái Chu Đức; ông Lý Đa Lực con trai của ông Lý Phạm Ngũ – cựu Thống đốc tỉnh Hắc Long Giang, và Lưu Hạ – người dẫn chương trình nói tiếng Nga đầu tiên của kênh truyền hình thuộc quyền sỡ hữu nhà nước Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (China Radio International). Riêng bà Lý Mẫn con gái Mao Trạch Đông, đã được lên kế hoạch để diễu hành, nhưng đã rút lui vì bị bệnh.

Việc tham gia nhiệt tình của chính quyền Trung Quốc trong Ngày Chiến thắng của Nga xảy ra khi các mối quan hệ quân sự với Moscow đang trên đà phát triển. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc và Nga đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung, và Trung Quốc đang mua tên lửa của Nga.

Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ nói rằng Trung Quốc và Nga đang tận dụng cơ hội này, vì họ “quyết tâm duy trì hòa bình thế giới, ổn định và phát triển, cũng như trân trọng tình bạn của họ”.

Trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 8 tháng 5, ông Tập Cận Bình nói rằng lễ kỷ niệm “nhằm mục đích ghi nhớ lịch sử và phải tôn vinh những anh hùng đã xả thân vì nền hòa bình”,  theo Tân Hoa Xã.

Chỉ duy nhất có một vấn đề phát sinh: Trung Quốc đã chiến đấu chống lại Nhật Bản, nhưng ĐCSTQ hầu như không đóng góp được một chút công trạng nào cả.

Những kẻ ái quốc?

Từ năm 1937 cho đến khi chiến tranh kết thúc, mặc dù ĐCSTQ đã thành lập một liên minh quân sự với Quốc Dân Đảng, nhưng hầu như chỉ có Quốc Dân Đảng tự chiến đấu với Nhật Bản. ĐCSTQ chỉ gửi trên dưới khoảng một ngàn người, một con số tượng trưng dựa theo hiệp định chung, và trực tiếp tham gia vào những cuộc đụng độ thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ (0,5%), theo The Diplomat.

Thậm chí, ĐCSTQ đã thừa nhận vai trò, trách nhiệm rất hạn chế của mình trong cuộc chiến đấu. Vào năm 1940, cựu Thủ tướng Chu Ân Lai đã viết thư gửi cho nhà lãnh tụ Xô Viết Josef Stalin trong một báo cáo bí mật rằng ĐCSTQ sẽ hỗ trợ “những vị trí chủ chốt của Quốc Dân Đảng trong việc lãnh đạo các cơ quan quyền lực và quân đội trong cả nước”. Ông Chu cũng lưu ý rằng, tính đến tháng 8 năm 1939, chỉ có 3% trong số hơn 1 triệu người Trung Quốc đã chết trên chiến trường là binh sĩ của ĐCSTQ.

Mao Trạch Đông – lãnh đạo tối cao đầu tiên của chính quyền Trung Quốc, đã đặc biệt phản đối cuộc chiến chống Nhật. Ông không chấp thuận chiến dịch mang tên Trăm Trung Đoàn, một chiến dịch quân sự lớn của ĐCSTQ do Nguyên soái Bành Đức Hoài và Chu Đức chỉ huy vào năm 1940. Sau này, Mao sử dụng lại chiến dịch này và đây chính là một trong những lý do để thanh trừng Bành Đức Hoài trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

“Cho phép Nhật Bản chiếm nhiều vùng lãnh thổ hơn là cách duy nhất để yêu đất nước của mình”, ông Mao nói với Lâm Bưu – Nguyên soái của ĐCSTQ: “Nếu không, nó sẽ trở thành một đất nước mà dành sự yêu mến cho [lãnh đạo của Quốc Dân Đảng ] Tưởng Giới Thạch”.

Những bức chân dung đầy mỉa mai

Sự lựa chọn của ĐCSTQ về việc mang theo những bức chân dung cũng thể hiện chút mỉa mai trong đó.

Nguyên soái Chu Đức – người được đại diện bởi cháu gái của mình, là một “bù nhìn” chỉ biết nghe và làm theo những chỉ thị của ông Mao và không làm được gì nhiều trong suốt cuộc chiến tranh, và cũng không phải là người có quyền đưa ra quyết định, theo các chuyên gia.

Ông Lưu Thiếu Kỳ, ngay sau khi trở thành người kế nhiệm Mao Trạch Đông, gia đình của ông đã bị tan nát trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà Lưu Ái Cầm, con gái của ông Lưu, đã nhận được một huy chương danh dự từ nước Nga trong lễ kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc “Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại” của Liên Xô. Bà bình tĩnh kể cho các phương tiện truyền thông Trung Quốc nghe rõ về cái chết của cha mình trong trại giam, về việc tự sát của anh trai bằng cách nằm lên đường sắt để đoàn tàu chạy qua, việc người em trai bị bỏ tù và gần như đã trở nên điên loạn do bị tra tấn, và kể về cái cách mà người chồng thứ 2 của bà bỏ rơi bà vào thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời mình, theo kênh truyền hình Đức Deutsche Welle.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, cựu Chủ tịch tỉnh Hắc Long Giang Lý Phạm Ngũ đã bị tố cáo là một “kẻ đi theo đường lối tư bản” và bị cắt tóc vì kiểu tóc quá giống chủ tịch Mao. Sau đó, ông Lý đã bị thanh trừng và bị đưa ra đấu tố hơn 2.000 lần.

Theo tờ báo Apple Daily có trụ sở tại Hồng Kông, thì rất ít người biết rằng Lưu Hạ chính là vợ của nhà phê bình văn học Trung Quốc Lưu Hiểu Ba [người đang chịu thi hành án tù tại Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Bị giam từ năm 2009 với án 11 năm vì tội “xúi giục chống phá nhà nước” và không thể sang Oslo, Na Uy để nhận giải Nobel Hòa bình trong năm 2010].







No comments:

Post a Comment

View My Stats