Thursday, 14 May 2015

TIN CHẤN ĐỘNG : Việt Nam Được Xếp Hạng 12 Trong Nền Giáo Dục Toàn Cầu





Tác giả: Ngân Anh- Văn Chung (ghi)
THÁNG NĂM 14, 2015
 BY KIM DUNG/KỲ DUYÊN
 

KD: Không phải chí có GS Văn Như Cương rất ngạc nhiên mà mình và rất nhiều người cũng ngạc nhiên về xếp hạng này. Không hiểu tiêu chí kiểu gì. Hay người Việt chúng ta “mặc cảm” quá về GD, mà không muốn thừa nhận. Hihi…
.
Gần đây rất nhiều thứ hạng VN được các tổ chứ QT (chả hiểu tổ chức QT kiểu gì) xếp cao, mà chính người Việt phủ nhận: hạnh phúc nhất nhì thế giới, lạc quan nhất nhì thế giới, đáng sống trong top 20 quốc gia của thế giới…. Một loạt những tiêu chí đó, cho thấy cách xếp các tiêu chí của họ rất khác với thực tiễn VN, nên quả thật, đừng vội ảo tưởng chính mình. Đặc biệt là quan chức các ngành, trong đó có GD.

———

Thông tin Việt Nam vượt Mỹ, Úc xếp thứ 12 bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khiến các chuyên gia trước hết là ngạc nhiên,sau coi đó chỉ như là một thông tin mang tính chất tham khảo… 


PGS Văn Như Cương: “Tôi rất ngạc nhiên”Có thể trong giáo dục có những tiêu chí chúng ta đạt, như phổ cập giáo dục, đi học đúng độ tuổi, số học sinh bỏ học ít, học sinh đoạt nhiều giải thưởng quốc tế… Nhưng nội dung chương trình, phương pháp học tập có đề cập đến trong các tiêu chí xếp hạng này hay không?

Người dân đang bức xúc vì giáo dục yếu kém, không phục vụ được yêu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy, nếu Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xét một cách toàn diện nền giáo dục để xếp hạng mà đưa ra kết quả này thì rất đáng ngạc nhiên
Hay chúng ta đang ở trong tình trạng “Bụt chùa nhà không thiêng” chăng?

Đối với bản thân tôi, tôi không cùng suy nghĩ như bảng xếp hạng này.
Nếu ta tin vào những điều này, thì đổi mới giáo dục làm gì nữa? Đã xếp tận hạng đấy, chẳng cần đổi mới giáo dục chỉ tốn tiền, mà cứ từ từ tiến lên thôi.

Xếp hạng này dường như cũng nói khá rõ về mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế – xã hội, khi đưa ra những ước tính như “nếu Ghana, quốc gia đứng cuối bảng, trang bị đầy đủ kỹ năng cơ bản cho tất cả các thiếu niên 15 tuổi, thì trong tương lai, GDP của nước này sẽ tăng đến 38 lần”. Tuy nhiên, không biết họ đánh giá nền giáo dục của Việt Nam đóng góp vào tăng trưởng GDP ở mức độ nào, khi chính chúng ta công bố những con số đáng ngại về tình trạng cử nhân ĐH, CĐ ra trường không có việc làm, làm việc trái ngành nghề, phải đào tạo lại…

Nhìn vào những thông tin ban đầu này cũng không thể thấy ta đang mạnh ở điểm nào được, khi ta không biết những tiêu chí cụ thể, số điểm đạt được cụ thể ở mỗi tiêu chí…
Có lẽ, phải chờ đến lúc những số liệu, tiêu chí của bảng xếp hạng chính thức được công bố tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới tổ chức ở Hàn Quốc trong tuần tới, chúng ta mới có thể có cái nhìn chính xác nhất.

Chuyên gia Đỗ Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa giáo dục Long Minh: “Bảng xếp hạng chỉ là con số mang tính chất tham khảo”

Bảng xếp hạng của OECD hay khảo sát PISA chỉ là con số mang tính chất tham khảo về giáo dục Việt Nam.
Không có gì đáng ngạc nhiên về thứ tự ở bậc 12 của VN, xếp trên cả Úc và Mỹ. Lâu nay giáo dục Việt Nam bậc phổ thông vẫn được đánh giá khá tốt. Kĩ năng ứng thí được nhà trường rèn luyện cho học sinh được thể hiện một phần qua hàng loạt giải thưởng cao ở các kỳ thi quốc tế về Toán, Vật lý, Sinh học, Hóa học.

-------------------------

May 14, 2015

Bảng xếp hạng của OECD. Ảnh: Internet

Cua Tímes đang bối rối chuyện dưa hấu của An Tiêm nhưng cũng phải ngừng để đưa tin OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) vừa xếp hạng VN đứng thứ 12 trên toàn cầu, vượt cả Mỹ và Australia.  Tin chấn động nền giáo dục nước nhà.

Tin này được lấy trên BBC News, được VNN và các báo VN khác đăng lại.

Trong bảng xếp hạng lần này, 5 quốc gia đứng đầu gồm hoàn toàn các quốc gia ở châu Á, theo thứ tự là Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật và Đài Loan. 5 nước xếp cuối bảng bao gồm Oman, Morocco, Honduras, Nam Phi và Ghana.

Việt Nam vinh dự xếp thứ 12, trong khi các nền giáo dục được coi là có chất lượng tốt nhất thế giới như Úc xếp vị trí thứ 14, Anh đứng thứ 20, Pháp thứ 23, Mỹ thứ 28 và Thụy Điển chỉ xếp thứ 35.

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lại khá khiêm tốn khi Thái Lan chỉ xếp thứ 47 và Malaysia thứ 52.

Báo VNN còn viết thêm “Ngoài ra, kết quả của bảng xếp hạng một lần nữa cho thấy sự yếu kém của Mỹ, khi xếp hạng của cường quốc số 1 thế giới này còn xếp sau nhiều nước châu Âu, châu Á và cả Việt Nam.”

Trong blog có nhiều bài về giáo dục, kể cả so sánh cách trồng người của Mỹ và Việt Nam. Khoảng mấy chục nhân viên người Việt hiện đang làm cho World Bank tại Washington DC đều mang các cháu sang học tại trường Mỹ, từ mẫu giáo đến đại học. Các cháu đã từng học cấp 1, cấp 2 tại Việt Nam, khi sang Mỹ đều học rất giỏi, đứng đầu lớp, nhất là môn toán. Kết quả của OECD đưa ra không làm tôi ngạc nhiên nếu so sánh cách học toán và viết chữ ở cấp 1 ở hai nơi có tư duy giáo dục khác hẳn nhau.

Để chứng minh sự khác biệt giữa hai nền giáo dục, xin đăng trang viết học trò (lớp 4) của các cháu Bin, Châu Giang, một ở nước Mỹ và một ở Hà Nội. Phía dưới có bài tập toán của cháu Duy (con mẹ Đức) dùng kỹ năng giải toán logic “nửa tây nửa ta”. Lưu ý, cháu Bin viết tay trái và hiện vào lớp 6 vẫn viết tay này.

Lớp 4 Việt. Chữ đẹp tuyệt vời. Ảnh: Chụp từ vở của Châu Giang

Lớp 4 Mỹ. Bài làm được 9 điểm. Ảnh: Chụp từ folder của Bin

Toán lớp 2 trường thực nghiệm – nửa Tây nửa Ta. Ảnh: Duc còm sỹ

Nhìn chữ viết nguệch ngoạc bằng tay trái của Bin, đã có lúc tôi nghi ngờ nền giáo dục Mỹ làm sao có thể sinh ra Bill Gates, Steve Jobs và hàng trăm Nobelists.

Thấy Bin và Luck nói tiếng Việt không nổi, đã có lúc tôi mơ cho các con học hết cấp 2 ở Việt Nam, có kiến thức cơ bản vững vàng, tiếng Việt giỏi (đọc thông, viết thạo, nói giỏi) rồi đưa sang Mỹ, các cháu sẽ phát triển toàn diện hơn, thụ hưởng cả hai nền văn hóa và giáo dục của hai quốc gia.

Về kết quả của OECD, tới đây sẽ có nhiều bài mổ xẻ. Hy vọng bạn đọc trong hang Cua cũng đóng góp vài bài.

Chúc các bạn vui.
HM. 14-5-2015







No comments:

Post a Comment

View My Stats